Thứ hai 21/04/2025 20:38

Đức là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại thị trường EU

Đức hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại EU, chiếm 17% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU trong nửa đầu năm 2024.

Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Đức và Việt Nam đạt trên 5,5 tỷ USD, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 3,8 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu hàng hóatừ Đức đạt 1,7 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam xuất siêu 2,06 tỷ USD hàng hóa sang thị trường này, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

Đức là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại thị trường EU

Theo Thương vụ Việt Nam tại Đức, Đức này hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam tại EU (sau Hà Lan với 6,5 tỷ USD), tương ứng chiếm 17% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU trong nửa đầu năm 2024. Trong đó, giá trị xuất khẩu hàng hóa chiếm 15% và nhập khẩu chiếm 23%.

Trong bối cảnh Đức đang giảm nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường, đà tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam được cho là tín hiệu tích cực. Số liệu thống kê từ Đức, 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức ra thế giới đạt 670,8 tỷ Euro, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 554,3 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Đức, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 640,3 triệu USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng trong nhóm đều tăng trưởng dương, bao gồm cà phê đạt 383 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước; thuỷ sản đạt 94 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; hạt điều đạt 63 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước; hạt tiêu đạt 48 triệu USD, tăng 156% so với cùng kỳ năm trước; rau quả đạt 32 triệu USD, tăng 118%so với cùng kỳ năm trước cao su đạt 18 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước; chè đạt 0,5 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Đức có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng sang khu vực EU tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Với nhóm hàng chế biến chế tạo, dù vẫn còn giảm giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm nhóm này đã được thu hẹp (trước đó 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch tăng mạnh ở hàng điện thoại với tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 431 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với +29% so với cùng kỳ năm trước, đạt 422 triệu USD; sản phẩm chất dẻo với 84 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 44 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là đồ nội thất khi chiếm tỷ trọng 85,3%.

Một số sản phẩm thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Đức có đà sụt giảm như giày dép giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, còn 369 triệu USD; hàng dệt may với 363 tiệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước; túi xách, ví vali, mũ, ô dù đạt 82 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước..

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Đức, nguyên nhân sụt giảm của nhóm hàng trên là do nền kinh tế Đức khó khăn, lạm phát tăng khiến người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu các sản phẩm tiêu dùng không cấp thiết và có thể tái sử dụng. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia sản xuất các sản phẩm cùng loại như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tác động đến việc tiêu thụ các mặt hàng này của Việt Nam.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Việt Nam - Đức

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan