Dự án mỏ sắt Thạch Khê: Nhìn từ Nghị quyết của Đảng và ý kiến các bộ, ngành

Dự án mỏ sắt Thạch Khê: Nhìn từ Nghị quyết của Đảng và ý kiến các bộ, ngành cho thấy việc địa phương muốn dừng dự án phải dựa trên các đánh giá khoa học.
Nên hay không nên khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh)?

Dự án Khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê nếu xét cả về góc độ hoạt động doanh nghiệp lẫn hoạt động quản lý có thể nói là thuộc vào hàng những dự án có thân phận long đong nhất ở Việt Nam.

Theo quy hoạch, dự án mỏ sắt Thạch Khê nằm trên diện tích gần 3.900 ha, nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 6.000 hộ dân với trên 25.000 nhân khẩu. Đây cũng là mỏ sắt có trữ lượng quặng lớn nhất Đông Nam Á, ước tính trên 540 triệu tấn, chiếm hơn 1/2 trữ lượng quặng sắt toàn quốc.

Đã từng xúc tiến các hoạt động khai mỏ từ năm 2007, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam TKV đã chủ trì cùng với các nhà đầu tư trong nước thành lập Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (trong đó TKV nắm cổ phần chi phối).

Luỹ kế đến nay, TKV và các nhà đầu tư đã góp 1.800 tỷ đồng vào dự án. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai dự án, từ năm 2017 đến nay dự án đã phải dừng triển khai do tỉnh Hà Tĩnh và một số bộ, ngành đã kiến nghị với Chính phủ xem xét dừng dự án.

Trong đó diễn biến mới nhất là cuối tháng 11/2021, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm đồng ý chấm dứt hoạt động khai thác mỏ sắt Thạch Khê và nhà máy luyện thép công suất 2 triệu tấn/năm của Công ty CP Sắt Thạch Khê.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đề nghị xem xét kiến nghị về việc tạm dừng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với Công ty CP Sắt Thạch Khê để công ty duy trì hoạt động trong thời gian dừng khai thác.

Trong khi địa phương sở tại không ít lần kiên định quan điểm nói không với việc tiếp tục triển khai dự án với những quan ngại về tác động môi trường khiến cho việc đầu tư đòi hỏi vốn lớn thì mới đây doanh nghiệp và cũng vẫn là “người cũ” là TKV lên tiếng muốn tiếp tục dự án.

Cụ thể trả lời báo chí mới đây, lãnh đạo TKV cho biết chủ trương của phía tập đoàn là vẫn mong muốn khởi động lại dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Tập đoàn có đầy đủ các cơ sở pháp lý để triển khai dự án này” - Phó Tổng giám đốc TKV Nguyễn Tiến Mạnh nói.

Phó Tổng giám đốc TKV cho biết, tại Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 10/2/2022) về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị cho phép “đánh giá hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội bền vững để xem xét đầu tư các dự án khai thác, chế biến sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh); ti- tan (Bình Thuận) hoàn thành trước năm 2030”.

Được biết từ năm 2018 đến nay, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng báo cáo về dự án.

Dự án này đã được Bộ Công Thương có báo cáo Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tại Việt Nam đang phải nhập khẩu từ khoảng 18 – 20 triệu tấn quặng sắt (năm 2021). Trong đó, mỏ sắt Thạch Khê có vai trò lớn và quan trọng đối với cân đối Quy hoạch do tài nguyên trữ lượng quặng sắt của cả nước (trừ quặng sắt laterit Tây Nguyên) chỉ khoảng 1.300 triệu tấn, nhưng chiếm chủ yếu là các mỏ nhỏ và phân tán, hầu hết các mỏ có trữ lượng lớn và trung bình đã được huy động khai thác.

Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng lớn nhất nước (554 triệu tấn), chiếm khoảng 45% trữ lượng, chiếm trên 50% loại quặng sắt từ manhetit của cả nước, chất lượng cao (≥ 60%Fe) sử dụng lò cao hiệu quả hơn so với các loại quặng khác, mỏ có vị trí địa lý thuận lợi nằm sát biển, chi phí vận tải đến các Trung tâm luyện gang thép lớn như Hải Dương, Dung Quất, Nghi Sơn, Vũng Áng… sẽ thấp.

Với công suất khai thác (dự kiến) 10 triệu tấn/năm sẽ làm giảm lượng nhập khẩu và phụ thuộc vào quặng sắt thế giới. Việc dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung quặng sắt cho các Nhà máy gang thép trong nước”- Bộ Công Thương nhìn nhận.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cho rằng việc dừng hay tạm dừng dự án, cần cân nhắc kỹ về tính khoa học và thực tiễn, xem xét tổng thể các vấn đề xã hội liên quan đối với việc dự án.

Trở lại với Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 10/2/2022), giải pháp đầu tiên được nêu trong Nghị quyết là tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; thống nhất và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

Theo đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, thống nhất nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản, về vai trò, vị trí của ngành Địa chất và công nghiệp khai khoáng.

Việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản phải bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp hài hòa với bảo tồn, dự trữ cho tương lai”- Nghị quyết 10 yêu cầu.

Như vậy định hướng với các dự án khai thác khoáng sản trong đó có dự án mỏ sắt Thạch Khê là rõ ràng.

Đáng chú ý, dự án mỏ sắt Thạch Khê không phải sẽ tạo nên một tiền lệ cho những lo ngại về môi trường một khi việc áp dụng các công nghệ khai khoáng hiện đại là lối ra.

Trước đó dự án chế biến alumin Nhân Cơ tại tỉnh Đắk Nông vốn cũng đã làm dấy lên những quan ngại về môi trường nhưng cho đến nay, công việc sản xuất kinh doanh của dự án đã ổn định và có lãi, đóng góp không nhỏ cho kinh tế địa phương trong khi các yêu cầu bảo đảm về môi trường luôn được tuân thủ nghiêm ngặt và được giám sát thường xuyên.

Các chuyên gia cũng phân tích, với một dự án như mỏ sắt Thạch Khê, việc áp dụng các công nghệ mới nhất có thể giúp cho dự án vượt qua được “điểm chết” quan ngại về môi trường. Không những vậy, việc dừng dự án có thể gây ra những lãng phí không nhỏ.

Thực tế thời gian qua, với quyết tâm rất cao của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, nhiều dự án nghìn tỷ từng “đắp chiếu” đã từng bước hồi sinh và hứa hẹn đóng góp cho phát triển kinh tế. Trong đó dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có thể xem như một ví dụ điển hình.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Tĩnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Bài 4: Kỳ vọng thổi

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.
Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.
Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Bài 3: Đại biểu Quốc hội

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…
Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Bộ tư lệnh Quân khu 1 chỉ đạo Sư đoàn 3 diễn tập chỉ huy - cơ quan 1 bên, 2 cấp có Trung đoàn 12 thực binh, bắn đạn thật, hiệp đồng quân, binh chủng.
Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm quản lý, phát triển cụm công nghiệp; hoạt động khuyến công tại các tỉnh Vĩnh Long, Long An và TP. Cần Thơ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động