Thứ bảy 10/05/2025 18:08

Đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2023-2025, thực hiện đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc theo Quyết định số 456/QĐ-UBDT.

Thực hiện Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 456/QĐ-UBDT ngày 12/7/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức điều tra, khảo sát tại Tây Nguyên (tỉnh Đắk Nông và Kon Tum) từ ngày 12/10 đến ngày 21/10/2022.

Ông Trần Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) - Trưởng đoàn điều tra, khảo sát phát biểu trong buổi làm việc tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Nhằm đánh giá kết quả thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạo chí cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn (QĐ45); đồng thời, nắm bắt nguyện vọng của đồng bào, nhất là các đối tượng thụ hưởng chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí.

Từ ngày 12/10 đến ngày 21/10, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh /chu-de/tinh-dak-nong.topic và Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum và địa phương thực hiện điều tra, khảo sát tại 2 xã Đắk Drong, Ea Po và Thị trấn Ea Tlinh thuộc huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông và 4 xã Xã Mô Rai, xã Rờ Kơi, xã Ya Xiêr và xã Hơ Moong thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum qua phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp đồng bào, cơ quan quản lý địa phương.

Đoàn công tác hướng dẫn bà con xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum điền thông tin vào phiếu điều tra

Đoàn công tác đã chọn tại các xã các đối tượng thụ hưởng để cung cấp thông tin vào phiếu khảo sát: Người có uy tín; đại diện cơ quan, tổ chức như Ủy ban nhân dân xã, Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã, Hội nông dân xã, Hội Cựu chiến binh xã, Hội phụ nữ xã, Đoàn Thanh niên xã, Hội Chữ thập đỏ xã, thôn đặc biệt khó khăn...; học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Đoàn công tác hướng dẫn học sinh tại xã Đắk Drong, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông điền thông tin vào phiếu điều tra

Để nắm bắt công tác tuyên truyền chính sách dân tộc tại địa phương, Đoàn công tác tiến hành phỏng vấn sâu đối với các đối tượng thụ hưởng một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn như cán bộ xã, già làng, học sinh.

Từ đó, nghe phản ánh của địa phương về những ưu điểm, khó khăn, hạn chế và các ý kiến cần thiết cho việc xây dựng đề án như:

Đa đạng tin, bài, ảnh về các vùng miền, các lĩnh vực, tình hình phản ánh kết quả từ thực tiễn, những nội dung hướng dẫn các mô hình khởi nghiệp làm giầu ở các địa phương, các bài được chọn lọc, biên dịch và phát sóng trên hệ thống truyền thanh của xã, các ấn phẩm cấp cho các tổ chức đoàn thể, các hội quần chúng được sử dụng làm tài liệu trong các kỳ sinh hoạt, làm tài liệu tuyên truyền, trong công tác vận động quần chúng hay làm tài liệu sinh hoạt đầu giờ học trong các nhà trường…

Thành viên Đoàn công tác phỏng vấn Thầy Phó Hiệu trưởng tại xã Xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

Những thông tin trên phiếu cũng như thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn là cơ sở quan trọng để Ủy ban Dân tộc xây dựng Đề án nhằm đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí với hình thức cung cấp thông tin được đổi mới, phù hợp đa số nguyện vọng của các đối tượng được thụ hưởng và phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn trong giai đoạn 2023-2025.

Anh Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị