DOC cần áp dụng mức thuế phù hợp hơn với mật ong Việt Nam

Mức thuế chống bán phá giá 60% khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ được đánh giá là chưa công bằng đối với mật ong Việt Nam.
9 tháng năm 2022, xuất khẩu mật ong đạt khoảng 41 triệu USD Bị áp thuế suất cao, xuất khẩu mật ong của Việt Nam lao đao

Tụt từ vị trí thứ nhất xuống vị trí thứ tư

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dẫn báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, năm 2020, tổng lượng mật ong của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trên 50.000 tấn, chiếm 26%, đứng thứ nhất trong số các nước xuất khẩu mật ong sang thị trường này.

xuất khẩu mật ong
Xuất khẩu mật ong sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 56.000 tấn mật ong vào Hoa Kỳ, chiếm trên 25% tổng lượng mật nhập khẩu vào Hoa Kỳ, đứng thứ hai sau Ấn Độ.

Tuy nhiên, do bị áp thuế chống bán phá giá nên năm 2022, tổng khối lượng mật ong xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chỉ còn trên 14.000 tấn, chiếm 7%, đứng thứ tư trong các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất hơn 5.500 tấn mật ong các loại sang Hoa Kỳ, đạt kim ngạch xuất khẩu gần 11,5 triệu USD, giá bán hơn 2 USD/kg (mật bán theo phi).

Như vậy, sau khi bị Hoa Kỳ áp mức thuế chống bán phá giá bình quân 60%, 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng mật ong xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2022.

Đề nghị DOC áp dụng mức thuế phù hợp hơn với mật ong Việt Nam

Theo báo cáo của Hội nuôi ong Việt Nam, năm 2021, Việt Nam có 1,7 triệu đàn ong, sản xuất trên 71.000 tấn mật ong các loại và các sản phẩm khác như phấn, sáp, sữa chúa, keo ong.

Trong giai đoạn 2018 - 2022, sản lượng mật ong sản xuất ra tăng đều các năm, từ 49.000 tấn năm 2018 lên 71.000 tấn năm 2021, tuy nhiên năm 2022 giảm xuống chỉ còn gần 44.000 tấn do ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá do Hoa Kỳ áp dụng đối với Việt Nam từ cuối năm 2021.

Năm 2019, xuất khẩu mật ong của Việt Nam đạt hơn 47 triệu USD; con số này tăng lên 71 triệu USD năm 2020; 90 triệu USD năm 2021 và 48,5 triệu USD năm 2022.

Các thị trường xuất khẩu mật ong chính của Việt Nam gồm Hoa Kỳ, Anh, Indonesia, Canada. Trong đó, xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu mật ong của Việt Nam.

Theo ông Tống Xuân Chinh - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, mật ong Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là mật ong thô để chế biến trong ngành bánh kẹo, nước giải khát, đồ hộp.

Năm 2019, mật ong Việt Nam chiếm tỷ trọng hàng đầu trong tại Hoa Kỳ. Trung bình mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên 50.000 tấn mật ong vào quốc gia này.

Trước tình hình sản lượng mật ong Việt Nam xuất khẩu ngày càng lớn vào Hoa Kỳ với giá rẻ, Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Hoa Kỳ đã kiện đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cho rằng, Việt Nam bán phá giá sản phẩm mật ong vào thị trường Hoa Kỳ. Mức thuế chống bán phá giá bình quân mà DOC áp dụng cho các doanh nghiệp mật ong Việt Nam là 60%.

Ông Tống Xuân Chinh cho rằng, đây là mức thuế chưa công bằng đối với mật ong Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Với mức thuế này, quá trình rà soát hành chính, đấu tranh sẽ còn được tiếp tục.

Trong thời gian tới, các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt là Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Chăn nuôi và Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường sẽ kết hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ để tiếp tục cung cấp thông tin, số lượng, trao đổi và giải trình.

Các động thái này sẽ giúp DOC hiểu rõ hơn về nguồn gốc sản xuất mật ong Việt Nam trong đánh giá hành chính lần thứ nhất, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2024, từ đó đề nghị DOC áp dụng mức thuế phù hợp hơn với mật ong Việt Nam.

Ông Tống Xuân Chinh cho hay, kỳ vọng này hoàn toàn có cơ sở vì mật ong Việt Nam xuất khẩu chủ yếu lấy từ nách lá cây keo (tổng diện tích trên 2,2 triệu ha) và cây cao su (trên 930.000ha). Đây là căn cứ rất quan trọng cho thấy, mật ong Việt Nam không hề cạnh tranh với mật lấy từ hoa của các nhà sản xuất Hoa Kỳ.

Việt Nam có hệ thống ngành ong lớn với trên 1,7 triệu đàn ong. Giá xuất khẩu mật ong của Việt Nam cạnh tranh là do lợi thế về cây nguồn mật từ rừng trồng, thời tiết mùa vụ cho phép thời gian thu hoạch lên đến 7 - 8 tháng/năm, giống ong và kỹ thuật tốt nên chất lượng đảm bảo đáp ứng được thị hiếu của phân khúc công nghiệp chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ.

Người dân Hoa Kỳ đã tin dùng và ủng hộ mật ong Việt Nam liên tục trong 30 năm qua. Việc xuất khẩu mật ong vào Hoa Kỳ không chỉ giúp Việt Nam xuất khẩu được sản phẩm, mà còn giúp người tiêu dùng, các nhà chế biến của Hoa Kỳ có được lợi nhuận tốt từ nguồn mật tự nhiên giá rẻ.

Vì vậy, việc DOC áp thuế chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến sản xuất, đời sống của nông dân Việt Nam, mà còn ảnh hưởng lớn đến phân khúc chế biến và người tiêu dùng Hoa Kỳ và sự đa dạng sinh học của hệ thực vật tự nhiên, hệ thống cây trồng nông nghiệp.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thương mại Hoa Kỳ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 75.427 tấn thuốc lá nguyên liệu năm 2025, áp dụng cho doanh nghiệp có giấy phép hợp lệ.
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.
Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đề xuất giải pháp tích hợp vận tải đa phương thức, kho thông minh, số hóa để tối ưu chi phí.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần chiến lược đồng bộ, dài hạn và giải pháp toàn diện để bứt phá trong kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều nay 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Mobile VerionPhiên bản di động