Doanh nghiệp miền Trung - Tây Nguyên: Đổi mới bao bì, nhãn, mác để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm

Trong xuất khẩu, bao bì không chỉ giúp tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm mà còn truyền tải, lan tỏa nét văn hóa đặc trưng dân tộc đến các quốc gia khác.
Tăng giá trị cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Muốn đột phá phải bắt đầu từ mẫu mã, bao bì Tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu qua phân phối hàng hóa và tiếp thị

Ngày 24/10, tại thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu – Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức chương trình đào tạo tư vấn, hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác trong xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp xuất khẩu miền Trung - Tây Nguyên.

Doanh nghiệp miền Trung - Tây Nguyên: Đổi mới bao bì, nhãn, mác để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm
Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu miền Trung - Tây Nguyên tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm thông qua thiết kế bao bì

Tại chương trình, các chuyên gia, diễn giả về thiết kế bao bì, nhãn mác đã hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu miền Trung – Tây Nguyên nắm rõ hơn vai trò của thiết kế trong marketing, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ tư vấn trực tiếp thiết kế nhãn hiệu, bao bì sản phẩm và trưng bày sản phẩm khi tham gia hội chợ, triển lãm; thông tin về quy trình làm việc với nhà thiết kế (gồm nghiên cứu thị trường và các sản phẩm cùng loại, công nghệ in trong sản xuất bao bì; quy trình làm việc với nhà thiết kể để đạt hiệu quả).

Thông tin về vai trò của thiết kế bao bì sản phẩm trong xuất khẩu hàng hóa, Ths. Ngô Ngọc Hà – Giảng viên Thiết kế Đồ họa, Đại học Mở Hà Nội, chuyên gia tư vấn thiết kế cho rằng, nếu trước đây sản phẩm có quan niệm “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” thì hiện nay yếu tố bao bì – hình thức bên ngoài đang ngày càng đóng vai trò quan trọng quyết định sản phẩm có được người tiêu dùng lựa chọn đưa vào giỏ hàng hay không.

“Chất lượng sản phẩm như nhau, thì yếu tố quyết định người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm nào chính là dựa vào bao bì”, Ths. Ngô Ngọc Hà nói và cho biết, một mẫu bao bì thành công phải thể hiện được giá trị của sản phẩm bên trong, hàm lượng thông tin ở bao bì sẽ quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm đó. Mỗi bao bì cần cung cấp đủ thông tin, dễ nhìn, nhấn đúng trọng tâm của sản phẩm và thiết kế dựa trên thị hiếu, phân khúc khách hàng, thị trường riêng biệt.

Từ thực tế cho thấy, bao bì tốt sẽ tôn vinh sản phẩm. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chú trọng thiết kế bao bì riêng cho từng thị trường, phù hợp với văn hóa, nhu cầu, thị hiếu của thị trường xuất khẩu thì sẽ bán được sản phẩm nhiều hơn với giá cao hơn. “Có rất nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nhưng phải bán với giá rất thấp. Một trong những nguyên nhân đó là doanh nghiệp còn bỏ qua việc chú trọng thiết kế bao bì sản phẩm. Hoặc vẫn còn tồn tại tư tưởng doanh nghiệp mình còn nhỏ hay thương hiệu còn mới mà chưa quan tâm đến thiết kế bao bì sản phẩm – yếu tố có thể giúp sản phẩm bán tốt hơn với giá cao hơn, tăng độ nhận diện cũng như giá trị thương hiệu”, Ths. Ngô Ngọc Hà chỉ ra.

Theo Ths. Ngô Ngọc Hà, một yếu tố quan trọng là bao bì sản phẩm, túi đựng cùng tem nhãn sản phẩm cần được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng khách hàng, phân khúc khách hàng, thị hiếu của thị trường cụ thể. Bên cạnh đó, mỗi bao bì sản phẩm cần có tính sáng tạo, “kể được câu chuyện” và làm bật lên được giá trị của sản phẩm. “Bao bì sản phẩm còn có chức năng truyền tải, quảng bá nét đẹp, văn hóa địa phương, vùng miền, quốc gia. Kết hợp phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong những sản phẩm đồ họa quảng cáo, bao bì sản phẩm là điều cần thiết”, Ths. Ngô Ngọc Hà nhận định.

Vũ Lê - Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại