Điểm sáng gạo Việt

Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu không tác động lớn đến gạo Việt. Với sự khẳng định về chất, gạo Việt có những bước đi chắc hơn và bền hơn tại thị trường xuất khẩu.
Đến thời điểm giữa tháng 9, xuất khẩu gạo đã vượt 4 tỷ USD Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt có chịu tác động? Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng Thêm một thương hiệu gạo Việt Nam chinh phục được thị trường Nhật Bản

Gạo Việt tiếp tục thu trái ngọt

Việc Ấn Độ mở kho khiến giá gạo trên thị trường thế giới lao dốc. Trong khi đó, tại Việt Nam giá gạo thông dụng đã ổn định trở lại sau vài ngày giảm, còn giá gạo thơm đặc biệt là ST24 và ST25 tiếp tục tăng, hiện đạt mức cao kỷ lục đến 1.300 USD/tấn nhưng doanh nghiệp vẫn không đủ gạo để xuất.

Điểm sáng gạo Việt
Điểm sáng gạo Việt. (Ảnh: N.H)

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá dòng gạo ST, đặc biệt là ST25 đã tăng tới 5.000 đồng/kg so với tháng trước và đang ở mức rất cao. Giá gạo nguyên liệu hiện tại đang ở mức 25.000 - 26.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu thị trường lại rất cao kể cả nội địa và xuất khẩu.

Nếu như đầu năm nay, giá gạo ST25 xuất khẩu chỉ khoảng 750 - 800 USD/tấn thì hiện tại đã lên tới 1.300 USD/tấn. Đây là mức giá cao chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam. Không chỉ xuất khẩu mà nội địa cũng tiêu thụ rất mạnh, giá gạo chất lượng cao khoảng 35.000 đồng/kg.

Bên cạnh dòng ST thì các sản phẩm gạo thơm chất lượng cao của Việt Nam cũng đang được tiêu thụ mạnh ở các thị trường Hồng Kông, Singapore, Philippines, Trung Đông và cả một số nước châu Phi với giá tốt.

Theo ông Phạm Thái Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, dòng gạo ST giá đang ở mức rất cao, phổ biến quanh mốc 1.000 USD/tấn. Các dòng gạo thơm, gạo chất lượng cao cũng từ 600 - 700 USD/tấn. Các sản phẩm này vẫn xuất khẩu tốt và không bị ảnh hưởng bởi lệnh "mở kho" của Ấn Độ.

Còn theo ông Nguyễn Vĩnh Trọng - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), khi có thông tin về việc Ấn Độ quay lại thị trường gạo thế giới, giá gạo trắng thông dụng xuất khẩu của Việt Nam giảm 5 - 10 USD/tấn, giá nội địa giảm 100 - 200 đồng/kg. Tuy nhiên, giá gạo thơm như Jasmine, Đài Thơm 8 vẫn ổn định do nguồn cung ít và nhu cầu cao từ các thị trường như Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc), châu Phi.

Không chỉ xuất khẩu ổn định, theo thông tin từ bộ phận Thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, tiếp nối thành công của việc đưa ST25 - thương hiệu gạo đầu tiên của Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản vào năm 2022, một thương hiệu gạo thứ 2 của Việt Nam là A AN đã chính thức thâm nhập thị trường khắt khe vào bậc nhất thế giới này.

Theo đó, ngay từ đầu tháng 10/2024, Tập đoàn Tân Long đã thành công trong việc xuất khẩu 1.000 tấn gạo JAPONICA chất lượng cao mang thương hiệu A AN vào thị trường Nhật Bản - thị trường khắt khe bậc nhất thế giới.

Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Đức Minh - cho biết gạo Việt Nam bắt đầu nhận được đánh giá cao từ các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản. Những thị trường này đã tăng sản lượng nhập khẩu gạo của Việt Nam qua từng năm.

Sự kiện ra mắt thương hiệu gạo thứ hai của Việt Nam tại Nhật Bản cho thấy Tân Long không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng gạo. Trong thời gian tới, Tân Long phấn đấu không chỉ dừng lại ở ST25, Japonica mà còn nhiều dòng gạo khác mang thương hiệu A AN - thương hiệu nội địa Việt Nam sẽ từng bước chinh phục những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu.

Vào khoảng năm 2015, trong cơ cấu giống lúa của Việt Nam, diện tích trồng dòng gạo IR50404 vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhờ năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt. Nhưng vì bị đánh giá là gạo phẩm cấp thấp nên giá gạo của Việt Nam khi đó vẫn thua gạo Thái Lan một bậc. Sự thay đổi diễn ra khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo các địa phương tăng diện tích trồng lúa chất lượng cao.

Gạo ST25 được trồng nhiều vào vụ Thu Đông. Bên cạnh câu chuyện thương hiệu và chất lượng, năm nay, do tình hình thời tiết không thuận lợi nên lượng lúa thu về không đủ để cung theo kế hoạch, giá lúa tăng liên tục. Từ đầu tháng 9 đến nay, gạo ST bất ngờ tăng giá mạnh, riêng Gạo Ông Cua ST25 tăng đến 3.500 đồng/kg.

Tiếp tục tăng chất chứ không chạy theo lượng

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ trong 9 tháng, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã vượt 7 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt gần 4,4 tỉ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu gạo bình quân đạt 624 USD/tấn, tăng 13%.

Xét về lượng và kim ngạch, đây đều là mức cao hơn so với trung bình nhiều năm và hiện chỉ thấp hơn con số kỷ lục của năm 2023. Số lượng lúa đã thu hoạch của Việt Nam trong 9 tháng qua khoảng 33 triệu tấn trong tổng số sản lượng ước tính của cả năm 2024 là 43 triệu tấn.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, nhu cầu gạo thế giới duy trì ở mức cao, gạo xuất khẩu của Ấn Độ tập trung ở phân khúc khác gạo Việt Nam nên ảnh hưởng không lớn.

"Nguồn cung gạo phục vụ xuất khẩu không còn nhiều, chủ yếu là sản lượng gạo vụ Thu Đông và một ít của vụ Đông Xuân sớm. Trước thời điểm Ấn Độ công bố lệnh cấm xuất khẩu gạo, hằng năm, Việt Nam vẫn sản xuất trên 43 triệu tấn thóc, xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo với giá ổn định”, ông Nguyễn Như Cường cho hay.

Ông Nguyễn Như Cường cũng khẳng định quan điểm phát triển ngành lúa gạo những năm tới là sản xuất theo kế hoạch, tùy nhu cầu thị trường và bảo đảm quyền lợi của nông dân, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị bền vững chứ không chạy theo số lượng xuất khẩu để lấy thành tích.

Việt Nam tiếp tục giữ vị trí cao trong danh sách các nước xuất khẩu gạo của thế giới với sản lượng dự kiến năm 2024 đạt 43 triệu tấn,… Đáng chú ý, Đông Nam Á có 4 quốc gia trong số 10 nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong danh sách này, Thái Lan đứng thứ 2 với 16,5 triệu tấn, tiếp theo là Việt Nam đứng thứ ba thế giới với 7,6 triệu tấn.

Năm 2022, 100 tấn gạo Việt Nam lần đầu tiên được bày bán chính thức tại các siêu thị, cửa hàng tại thị trường Nhật Bản. Với thương hiệu gạo thứ 2 của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản đã tiếp tục khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản quốc gia, tự tin chinh phục những thị trường khó tính. Đây được coi là tín hiệu lạc quan không chỉ đối với Tập đoàn Tân Long, mà còn đối với ngành xuất khẩu lúa gạo nói riêng và nông sản nói chung của Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Mobile VerionPhiên bản di động