Đề xuất 8 cơ chế đặc thù
Chiều 8/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp |
Trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Thứ trưởng Bố Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao Chính phủ tại các Nghị quyết số 100/2023/QH15 ngày 24/6/2023, số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023, Chính phủ đề xuất các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.
Dự thảo Nghị quyết gồm 6 Điều quy định về: Phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nội dung các cơ chế đặc thù; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành. Đáng chú ý, nội dung cơ bản của 8 cơ chế đặc thù tại Điều 4 như sau: Một là, về cơ chế phân bỗ у giao dự toán chi thường xuyên ngần sách trung ương hằng năm, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù khác quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để phân cấp cho các địa phương quyết định việc phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên nguồn hỗ trợ của Ngân sách Trung ương đối với hai chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như cơ chế đã được Quốc hội quyết nghị đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (tại Nghị quyết số 25/2021/QH15).
Hai là, về cơ chế điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn hằng năm của chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế chưa được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công.
Ba là, về cơ chế cho phép UBND cấp tỉnh được ban hành quy định về thủ tục hành chỉnh (trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ) trong lựa chọn dự án phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế thí điểm khác quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bốn là, về cơ chế sử dụng ngân sách nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát trỉến sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế khác quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15.
Trong đó, đề xuất quy định chủ dự án phát triển sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người dân) khi được giao thực hiện việc mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước cũng được tự quyết định phương thức mua sắm hàng hóa thuộc nội dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (không bắt buộc phải thực hiện đấu thầu trong mua sắm hàng hóa)
Năm là, về cơ chế quản lỷ, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù chưa được quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công để thí điểm áp dụng cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ cả nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước và nguồn vốn tự có của chủ dự án (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người dân).
Sáu là, về cơ chế ủy thác vốn tự cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù chưa được quy định cụ thể tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công để thí điểm áp dụng cơ chế cho phép địa phương sử dụng vốn tự cân đối của ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho một số đối tượng của các chương trình mục tiêu quốc gia vay vốn ưu đãi trong thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ của từng chương trình.
Bảy là, về cơ chế thỉ điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tể chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế thí điểm phân cấp để triển khai quy định tại Nghị quyết số 100/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội.
Tám là, về cơ chế giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hàng năm đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, thực hiện quy định tại Nghị quyết số 25/2021/QH15, Chính phủ đã ban hành quy định về cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện các dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.
Cần thiết ban hành cơ chế, chính sách đặc thù
Qua đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2021 - 2023, một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả giải ngân vốn sự nghiệp của các chương trình mục tiêu quốc gia đạt thấp do cơ chế giao chi thường xuyên ngân sách trung ương cho các địa phương chi tiết đến dự án thành phần, lĩnh vực chi nhưng không có cơ chế cho các địa phương được thực hiện điều chỉnh, dự toán kế hoạch (đặc biệt là điều chỉnh vốn được kéo dài).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. |
Báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê K’đăm cho biết, Hội đồng Dân tộc thống nhất với sự cần thiết trong tờ trình của Chính phủ, việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù là xuất phát từ thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề về các chương trình mục tiêu quốc gia.
Về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Điều 4), ông Y Thanh Hà Niê K’đăm cho biết, tại khoản 1, về phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm, Hội đồng Dân tộc cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ tại điểm a, b và c, nhưng đề nghị Chính phủ cần làm rõ một số điểm.
Thứ nhất, việc xác định bảo đảm tổng nguồn là căn cứ quan trọng để các địa phương có sơ sở thực hiện. Nghị định 38/2023 (sửa đổi bổ sung Nghị định 27/2022) có quy định chủ chương trình “Xây dựng phương án phân bổ và thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 5 năm; hàng năm thông báo mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 3 năm của chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Nội dung này chưa có trong quy định của pháp luật và cần được nghiên cứu, bổ sung vào nghị quyết nội dung “việc phân bổ dự toán, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hàng năm theo tổng kinh phí từng chương trình mục tiêu quốc gia đã được xác định”; “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ dự toán của từng chương trình mục tiêu quốc gia và dự kiến phân bổ dự toán năm 2025” (trong bối cảnh chỉ còn 2 năm thực hiện) để bảo đảm tính thống nhất, khả thi.
Thứ hai, về quy định Hội đồng nhân tỉnh khi phân bổ chi tiết chi thường xuyên ngân sách trung ương hàng năm, năm còn lại thì có thể căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương (về đối tượng, địa bàn, nhu cầu, tập trung cho các hoạt động có hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc chung nhất là trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn) mà không nhất thiết phải tuân thủ theo các quy định chi tiết về tiêu chí phân bổ vốn trong các Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn áp dụng cho từng chương trình mục tiêu quốc gia.
Thứ ba, về phân cấp phân bổ cho cấp huyện, như thẩm quyền của cấp tỉnh, chỉ nên áp dụng với các huyện được chọn làm thí điểm, vì thời gian thực hiện còn lại có 02 năm.
Có ý kiến đề nghị, cần phân cấp triệt để, Trung ương giao tổng dự toán theo từng chương trình và Hội đồng nhân dân tỉnh giao chi tiết các dự án, tiểu dự án, thành phần do các sở, ban, ngành của tỉnh chủ trì, còn lại phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định, phân bổ dự toán chi tiết các dự án, tiểu dự án thành phần của từng Chương trình.
Có ý kiến cho rằng, Luật Ngân sách nhà nước hiện hành không vướng mắc trong quá trình thực hiện, Quốc hội không quyết định chi tiết đến từng dự án, nhiệm vụ. Vì vậy, đề nghị việc phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hàng năm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; đề nghị bỏ nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định sự cần thiết của Nghị quyết và ghi nhận vai trò tích cực của Chính phủ, của các cơ quan có thẩm tra. Nhấn mạnh một số nội dung, Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát để thể hiện tên gọi một cách ngắn gọn.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý cơ chế, chính sách đặc thù nhưng không được trái với những chủ trương, đường lối của Đảng; phải phù hợp với Hiến pháp, các thỏa thuận quốc tế.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho hay, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ thống nhất và đánh giá cao với sự cần thiết của việc ban hành cơ chế, chính sách đặc thù là xuất phát từ thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả của các chương trình này trong thời gian tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá cao sự nỗ lực, trách nhiệm của Chính phủ, của các cơ quan cũng như Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội trong công tác thẩm tra.
Về các cơ chế, chính sách đặc thù, cơ bản Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí và đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các chính sách nhằm thể hiện đầy đủ nội dung đã được giao tại Nghị quyết 98, Nghị quyết 100, Nghị quyết 108 sát với tình hình thực tiễn và bảo đảm khắc phục được những khó khăn, vướng mắc. “Riêng chính sách 4 và chính sách 5 thì cần nghiên cứu để tạo điều kiện tốt nhất cho cộng đồng người dân, doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn đến cùng” - Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị.