Thay tấm áo chật về chính sách, tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh

Nghị quyết sửa đổi bổ sung Nghị quyết 54 cho TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo ra động lực, nguồn lực mới cho thành phố. Đặc biệt, giúp TP. Hồ Chí Minh không bị “hụt hơi”.
Chính phủ đề xuất nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh Cơ chế đặc thù đem lại gì cho hai “đầu tàu” kinh tế của cả nước? Cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh: Các chính sách hiện hành còn chừng mực, chưa có đột phá

Chiều ngày 24/6, trong ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thu cho phát triển TP. Hồ Chí Minh, thay thế Nghị quyết 54/2017 với tỷ lệ biểu quyết đạt 97,37%.

Việc thông qua Nghị quyết mới sẽ "cởi trói" và tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh

Trả lời phóng viên bên lề hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, qua tổng kết đánh giá, có một số cơ chế chính sách đặc biệt, đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh triển khai chưa được nhiều, chưa thực sự hiệu quả để phát huy chính sách tạo thêm động lực cho TP. Hồ Chí Minh phát triển, lý do khách quan bởi đại dịch Covid-19. Do đó, chúng tôi rất kỳ vọng Nghị quyết sửa đổi bổ sung Nghị quyết 54 cho TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo ra động lực, nguồn lực mới cho thành phố. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy thành phố đang bị “hụt hơi”.

Thay tấm áo chật về chính sách, tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trả lời báo chí bên lề hành lang Quốc hội

Từ đóng góp rất lớn cho tăng trưởng GDP, thu nhập ngân sách cho đất nước trong thời gian vừa qua mặc dù giá trị tuyệt đối vẫn cao, nhưng giá trị tỉ trọng đang có xu hướng giảm dần. Trong khi, đây là địa bàn tạo ra động lực tăng trưởng cho nên rất cần có chính sách đặc biệt, đặc thù. Mặc dù Quốc hội ủng hộ Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, nhưng chúng tôi vẫn thấy có “điều gì đó” trong quá trình tổ chức thực hiện Chính phủ và TP. Hồ Chí Minh cần khai thác thêm tốt hơn.

Đồng quan điểm với ông Vũ Hồng Thanh, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương chia sẻ: Triển khai Nghị quyết 54, trong 5 năm qua TP. Hồ Chí Minh đã có thay đổi đáng kể, tuy nhiên về mặt chính sách trong Nghị quyết mà chúng ta triển khai chưa được hiệu quả như mong muốn, có chính sách còn chậm triển khai.

Nguyên nhân khách quan được đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ là khi triển khai Nghị quyết 54, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong đó TP. Hồ Chí Minh nằm trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19, mọi hoạt động bị đảo lộn và nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội bị đóng băng trong một thời gian dài. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Nghị quyết, ngoài ra còn một số nguyên nhân chủ quan khác nữa.

Thay tấm áo chật về chính sách, tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ bên lề hành lang Quốc hội

Bên cạnh đó, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Để giải quyết hài hoà lợi ích nhà nước, nhà đầu tư với người dân và dùng nguồn lực đó để tạo động lực phát triển cho đất nước, cho TP. Hồ Chí Minh trong khi chênh lệch địa tô của TP. Hồ Chí Minh rất cao. Do vậy theo ông Vũ Hồng Thanh nếu mở rộng thêm phạm vi thực hiện cơ chế thì sẽ tăng thêm được nguồn lực.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh có thể mở rộng hình thức đấu giá, đấu thầu, thực hiện các dự án phát triển đô thị, phát triển du lịch, thương mại, tạo thêm nguồn ngân sách và giải quyết việc làm, các doanh nghiệp nộp ngân sách cho thành phố trong thời gian tới.

Nói về quan điểm xử lý các dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng) cũ và cho thực hiện BT mới, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chia sẻ: Do trong quá trình tổ chức thực hiện thời gian vừa qua chưa chuẩn và có thể bị trục lợi. Trong khi các nước trên thế giới áp dụng hình thức BT rất thành công. Còn ở Việt Nam tính chi phí đầu vào công trình xác định giá cao, chi phí trả lại cho doanh nghiệp trước đây theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng thì giá đất chúng ta tính thấp, cho nên doanh nghiệp được hưởng lợi còn nhà nước bị thiệt cả đầu vào và đầu ra.

Do đó, phải khắc phục cơ chế này. Nghị quyết 31 cũng đã có cơ sở chính trị để cho triển khai các dự án BT của TP. HCM cũ trước đây. Qua theo dõi, chúng tôi thấy có một số dự án cũng đã xác định được quỹ đất để thành phố xử lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp có thể chưa xác định được quỹ đất. Trong thời gian tới, cần xử lý được vấn đề xác định quỹ đất để thành phố thanh toán lại các dự án BT bị dừng trước khi Luật PPP có hiệu lực”- ông Vũ Hồng Thanh cho biết.

Theo ông Vũ Hồng Thanh, quan trọng là phải xác định giá trị quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư nhưng phải bảo đảm đúng thời điểm, đúng giá trị để tránh thiệt hại cho nhà nước. Trong đó vấn đề cần quan tâm là trong Nghị quyết 437 trước đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sau này đưa vào Luật PPP không đầu tư các công trình giao thông trên đường hiện hữu.

Ông Vũ Hồng Thanh đề nghị TP. Hồ Chí Minh phải chọn và có cơ chế chính sách phù hợp để xử lý vấn đề này. “Tất nhiên, nhu cầu để chúng ta thu hút xã hội để đầu tư các tuyến đường này vì nguồn lực của thành phố nhiều nhưng nhu cầu lại rất lớn, cho nên thành phố cũng rất khó đáp ứng”- ông Vũ Hồng Thanh nói.

Thay tấm áo chính sách đã chật

Trước thực tế trên, ông Vũ Hồng Thanh cho rằng rất cần cơ chế chính sách mang tính đột phá. Qua thực tiễn giám sát, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tham mưu Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 437 ngày 21-10-2017 (các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu) thì có rất nhiều trạm đặt không đúng chỗ, người dân ở trên trạm đó bị ảnh hưởng tiêu cực như phải mất thời gian, phải trả thêm tiền để đi trên chính đoạn đường mà trước đây hàng ngày vẫn đi.

Do đó, phải chọn lựa dự án, cơ chế chính sách đối với người dân như chỗ nào được giảm, miễn, khu vực nào phải giảm không làm ảnh hưởng đến người dân để tránh xảy ra khiếu kiện, mâu thuẫn xã hội, mất an ninh trật tự ở trong các dự án mà sau này thành phố được thực hiện xây dựng các công trình giao thông trên tuyến đường hiện hữu”- ông Vũ Hồng Thanh cho hay.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, nhìn tổng thể, hiện các quy định của Nghị quyết 54 đã như một tấm áo tương đối chật chội so với cơ thể cường tráng vạm vỡ của TP. Hồ Chí Minh. Tấm áo đó không còn vừa vặn, đòi hỏi chúng ta phải có Nghị quyết mới”- đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết.

Thay tấm áo chật về chính sách, tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh
Nghị quyết mới sẽ tạo lực đẩy mới cho TP. Hồ Chí Minh

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhận xét, Nghị quyết mới đã quy định rất nhiều nhóm cơ chế chính sách đặc thù dành cho TP. Hồ Chí Minh. Đại biểu Nga kỳ vọng sau khi Nghị quyết thông qua và có hiệu lực, việc Chính phủ phân cấp, phân quyền cho TP. Hồ Chí Minh trong nhiều công việc, đi đôi với đó là trách nhiệm của TP. Hồ Chí Minh cũng nặng nề hơn.

Thời điểm thực hiện Nghị quyết chỉ có thời gian có 5 năm, nếu TP. HCM không tận dụng thời cơ, không triển khai ngay đồng loạt các giải pháp, các chế độ chính sách được quy định trong Nghị quyết, chúng ta chỉ để độ trễ nhất định thì nõ sẽ mất cơ hội”- đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho hay.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết mới, TP. Hồ Chí Minh được tự chủ xây dựng đội ngũ nhân lực, được thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc thẩm quyền của thành phố cùng với đó là chế độ thu hút nhân tài.

Vị nữ đại biểu này cho rằng, đội ngũ thực thi cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, cho dù chính sách có tốt đến mấy nhưng đến lúc thực thi mà không tích cực thì không hiệu quả được.

Nói về tận dụng những lợi thế trong việc khai thác nguồn lực về công tư đầu tư tài chính theo Nghị quyết mới, ông Vũ Hồng Thanh khẳng định: Đây cũng là mô hình rất đặc thù, trước đây cũng đã cho cơ chế TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội trong quá trình các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, thoái vốn thì thành phố được sử dụng nguồn này, vì đây cũng là nguồn rất quan trọng. Khi có được nguồn này thì vấn đề làm sao sử dụng hiệu quả cũng là điều chúng tôi mong muốn.

Chúng tôi được biết, các nhà đất, tài sản của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố có rất nhiều và rất lớn. Do đó, cần có phương án cổ phần hoá, thoái vốn, bán, thanh lý các nhà đất thì thành phố sẽ có thêm nguồn lực rất nhiều. Quan trọng là phải sử dụng nguồn lực này có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra động lực lan toả phát triển cho thành phố thì tôi hy vọng thành phố sẽ có thêm nguồn lực để phát triển trong giai thời gian tới”- Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho hay.

Thu Hường-Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bế mạc Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X

Bế mạc Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X

Sau nhiều ý kiến quan trọng đã được đưa ra tại Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thú X, năm 2024 đã bế mạc.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Cần đẩy nhanh đầu tư các dự án năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Cần đẩy nhanh đầu tư các dự án năng lượng tái tạo

Ngày 22/11/2024, tại TP. Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề xuất lộ trình tăng thuế đối với mặt hàng rượu, bia theo tỷ lệ phần trăm để đạt các mục tiêu đề ra.
Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế

Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung quy định doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên sàn thương mại điện tử phải nộp thuế.
Nhiều tham luận tại Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Nhiều tham luận tại Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Tại Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X, năm 2024, nhiều tham luận có giá trị được các đại biểu góp ý kiến.

Tin cùng chuyên mục

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định uy tín, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominica

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định uy tín, tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil và Việt Nam-Dominica

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định vai trò, uy tín với quốc tế; tạo động lực mới cho quan hệ Việt Nam-Brazil, Việt Nam-Dominica.
Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số

Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số khu vực phía Bắc.
Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X

Sáng nay ngày 22/11, tại TP. Đông Hà đã diễn ra Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X, năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Thủ tướng đề nghị triển khai ngay các dự án thương mại, đầu tư Việt Nam-Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, đầu tư tại Dominica có thể coi đây là "bàn đạp", cửa ngõ để tiến vào khu vực Caribe.
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Trong tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica, hai bên nhấn mạnh tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, kết nối doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah vào chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Hạ viện Malaysia tăng cường hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Hạ viện Malaysia tăng cường hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị trong khuôn khổ quan hệ mới, Nghị viện Malaysia, trong đó có Hạ viện tăng cường hợp tác chặt chẽ với Quốc hội Việt Nam.
Việt Nam và Malaysia nhất trí thúc đẩy hợp tác hải quân

Việt Nam và Malaysia nhất trí thúc đẩy hợp tác hải quân

Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đình Hùng, Phó Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có buổi chào xã giao Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaysia chiều 21/11.
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Chiều ngày 21/11, tại họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, thông tin về những động thái mới nhất của Philippines, Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Trưa 21/11, ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

Việt Nam luôn khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Hàn Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu thu hút và ưu tiên cao.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary sẽ chủ trì lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ngay sau lễ đón, hai bên tiến hành hội đàm.
Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động