Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao

Nhiều khu công nghiệp công nghệ cao đã được hình thành với những dây chuyền sản xuất hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.
Phát triển công nghiệp công nghệ cao - Triển khai đăng ký đề xuất dự án năm 2016 Bước đi chiến lược để trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao Ngành Công Thương Bắc Ninh: Mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao Phát triển công nghiệp công nghệ cao: 5 lĩnh vực ưu tiên

Quả ngọt từ công nghiệp công nghệ cao

Là doanh nghiệp sản xuất máy đọc mã vạch có 100% vốn đầu tư nước ngoài, thời gian qua công ty TNHH Datalogic Việt Nam nằm trong Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung và đầu tư dây chuyền sản xuất tự động hóa và ứng dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất. Hiện nay Datalogic Việt Nam đang sản xuất 75-80% tổng sản phẩm máy đọc mã vạch của cả tập đoàn. Các sản phẩm của Datalogic Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như châu Âu, châu Mỹ, châu Á…. Trong đó, châu Âu chiếm 45%, châu Mỹ từ 30 – 35%...

Ông Trần Tiến Phát, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Datalogic Việt Nam cho biết, hiện nay khoảng 80% dây chuyền sản xuất trong nhà máy đã được tự động hóa. Điển hình là hệ thống phân công tự động đã giúp công ty tối ưu hóa nguồn lao động. Theo đại diện công ty hiện nay tất cả dữ liệu phân công công việc cho công nhân đều được phần mềm trí tuệ nhân tạo lập trình hàng ngày thay vì phân công thủ công như trước đây. "Khi chưa áp dụng hệ thống này, ít nhất cần 50 chuyền trưởng để phân công công việc cho công nhân, giờ thì không cần nữa, hệ thống tự động quản lý và rà soát một cách chính xác thay cho con người", ông Trần Tiến Phát chia sẻ.

Nhờ đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ cao, hệ thống quản lý chặt chẽ, nên sản phẩm của công ty bảo đảm tính chuẩn xác, giảm sai số.

Đẩy mạnh chuỗi công nghiệp công nghệ cao
Nhiều chuỗi công nghiệp công nghệ cao đã được hình thành trong thời gian qua

Hay như tại Công ty Cổ phần May Nam Hà, sau 6 tháng triển khai dự án cải tiến Kaizen, Công ty đã giảm tỷ lệ hàng sai lỗi từ 8,8% xuống còn 8,1%, giảm 25% hàng tồn trên chuyền, hàng tồn so với năng lực sản suất giảm từ trung bình 2,37 ngày xuống còn 1,34 ngày, sản lượng bình quân ngày tăng từ 415 sản phẩm lên 899 sản phẩm.

Tính đến nay, Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh có 165 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư tương đương 8,6 tỷ USD. Năm 2021, giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao của Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đạt 22,5 tỷ USD và lũy kế đến đầu năm nay đạt gần 108 tỷ USD.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao

Mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp tham gia hoạt động đổi mới công nghệ ngày càng cao, tuy nhiên trên thực tế, công nghiệp công nghệ cao vẫn chưa phát triển tương xứng với kỳ vọng đặt ra. Phần lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc mô hình hỗn hợp, đa ngành, đặc biệt các doanh nghiệp hầu như không có những mắt xích liên kết với nhau về kinh tế.

Trước thực trạng này, các địa phương đã chủ động đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao. Điển hình như tại TP. Hồ Chí Minh đã xúc tiến chủ trương phát triển những cụm công nghiệp ngành trọng điểm ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh cả thị trường trong và ngoài nước.

PGS, TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong chiến lược thu hút đầu tư, Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cụ thể, tập trung ưu tiên thu hút với bốn mũi nhọn: Vi điện tử - công nghệ thông tin - viễn thông; cơ khí chính xác - tự động hóa; công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường; năng lượng mới - vật liệu mới - công nghệ nano.

Dự kiến tổng vốn thu hút đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ đạt khoảng 3 tỷ USD với hơn 50 dự án công nghệ cao. Tổng giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2021 - 2025 tăng gấp 2 lần giai đoạn 5 năm trước, đến năm 2025, phấn đấu đạt khoảng 30 tỷ USD giá trị xuất khẩu.

Thống kê thực trạng phát triển công nghiệp công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy, bên cạnh 17 khu chế xuất - khu công nghiệp hiện hữu thì có hai nhóm khu công nghiệp nên được nghiên cứu thu hút công nghiệp công nghệ cao. Trong đó, nhóm khu công nghiệp mới hình thành và đang thu hút đầu tư gồm: Khu công nghiệp Tân Phú Trung, An Hạ, Cơ khí ô tô, Lê Minh Xuân 3. Trong thời gian tới, các khu công nghiệp tiếp tục hoàn thiện hạ tầng và thực hiện thu hút các nhà đầu tư công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

Còn nhóm các khu công nghiệp đã thành lập nhưng chưa triển khai như Lê Minh Xuân 2, Phong Phú, Tây Bắc Củ Chi mở rộng, Vĩnh Lộc mở rộng. Đáng chú ý, Khu công nghiệp Phạm Văn Hai có diện tích 668 ha đang được TP. Hồ Chí Minh trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào Quy hoạch các khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Theo các chuyên gia, để đầu tư hiệu quả và phát triển thành công khu công nghiệp này, thành phố cần xác định các nhóm doanh nghiệp mục tiêu cần thu hút để có kế hoạch đầu tư, chương trình hoạt động phù hợp. Cùng với đó, xác định các ngành sản xuất ưu tiên thu hút đầu tư để từ đó xác định các giá trị, lợi ích vượt trội của mô hình khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao đem lại cho nhóm doanh nghiệp này.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự lễ khai mạc Triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Ngày 23/10/2024, Triển lãm Vietnam Motor Show 2024 khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu khai mạc sự kiện.
Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Hé lộ những mẫu xe hứa hẹn thu hút sự chú ý tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024

Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2024, thông điệp về phương tiện thân thiện với môi trường luôn được làm nổi bật với các mẫu xe máy, ô tô điện hóa.
Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Khai mạc Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024

Sáng 23/10, Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 đã được khai mạc, thu hút sự tham gia của nhiều nhà sản xuất, cung cấp công nghệ trong lĩnh vực dệt may.
Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Ngành công nghiệp tàu thủy: Chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho phát triển công nghiệp tàu thủy trong những năm tới cần phải tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ.
M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

M-Tech Osaka là một trong những triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản.
Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Quốc hội nghe báo cáo, tiếp thu giải trình, chỉnh lý sửa đổi Luật Dược

Sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động