Thứ hai 21/04/2025 09:26

Lễ giải hạn đầu năm của dân tộc Tày, Nùng

Lễ giải hạn đầu năm là một phong tục truyền thống của cộng đồng dân tộc Tày, Nùng nhằm xua đuổi cái xấu, cầu mong năm mới an lành, mọi việc hanh thông, thuận lợi…

Vào đầu năm mới, nhiều gia đình Tày, Nùng thường đến mời then, tào… (gọi chung là thầy) để xem ngày lành, sau đó tiến hành làm lễ giải hạn. Các đồ lễ cơ bản để cúng giải hạn có 3 con gà, bánh kẹo, có thể có thêm 1 chiếc thủ lợn. Mâm lễ để thầy cúng giải hạn được đặt ở giữa nhà, dưới bàn thờ tổ tiên và gồm có 3 mâm: Mâm thánh, mâm cụ tổ gia tiên, mâm hung tin quan hạn. Mỗi mâm có 1 bát gạo sống đặt ở giữa, cắm hương và nhiều hình nhân bằng giấy; 1 con gà luộc chín; hoa quả, bánh kẹo…

Đón thầy về làm lễ giải hạn

Trong lễ cúng giải hạn, nếu giải hạn là thầy then thì vật dụng thầy dùng là cây đàn tính, còn với thầy tào thì có chiếc chuông xóc nhạc. Bên cạnh những vật dụng đó, thầy sẽ dùng lời then, điệu hát cổ bằng tiếng dân tộc, đồng thời dùng hai thẻ gỗ để gieo quẻ, xin lộc cho gia chủ.

Chuẩn bị đồ lễ
Ba mâm lễ cúng đặt cao thấp khác nhau
Nghi lễ giải hạn đầu năm để mong một cuộc sống an lành, sung túc

Lễ cúng giải hạn đầu năm của người Tày, Nùng vừa đặc sắc vừa chứa đựng những giá trị cổ truyền. Với một lòng tin thuần phác, đồng bào dân tộc Tày, Nùng làm lễ giải hạn nhằm cầu mong một cuộc sống an lành, sung túc. Đây cũng là nét tín ngưỡng tồn tại lâu đời, chứa đựng những giá trị tâm linh đặc biệt cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy.

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa