Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu: Nhiều kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 12%

Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương nêu nhiều giải pháp để xuất khẩu tăng trưởng lên tới 12%.
Cà Mau làm gì để thực hiện mục tiêu xuất khẩu điện? Dệt may Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu 100 tỷ USD vào năm 2030 Thái Nguyên nỗ lực thực hiện mục tiêu xuất khẩu

Cần có sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, xuất khẩu trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Thực trạng cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua.

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, theo số liệu thống kê của liên Bộ Tài chính - Công Thương, trong hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 65,2 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu đạt 62,9 tỷ USD, tăng 16%, đưa cán cân thương mại thặng dư 235 triệu USD.

Trong đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 46,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước có mức tăng trưởng ấn tượng hơn, đạt 18,7 tỷ USD, tăng 17,8%. Xét theo nhóm hàng, xuất khẩu nông, thủy sản đạt 5,7 tỷ USD (tăng 7,7%), nhóm nhiên liệu - khoáng sản đạt 560 triệu USD (giảm 23,9%), còn nhóm công nghiệp chế biến đạt khoảng 56 tỷ USD (tăng gần 11%).

Tuy nhiên, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên, yêu cầu kim ngạch xuất nhập khẩu phải tăng tối thiểu 12%, điều này đặt ra không ít thách thức. Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế toàn cầu.

Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu: Nhiều kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 12%
Ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Ảnh: P.C

Một trong những vấn đề lớn hiện nay là sự phụ thuộc vào một số thị trường chủ yếu như Mỹ, EU và Trung Quốc. Điều này không chỉ làm tăng mức độ rủi ro cho các doanh nghiệp mà còn khiến Việt Nam dễ bị tác động bởi các biến động kinh tế và chính trị toàn cầu. Vì vậy, để đạt được mức tăng trưởng 12%, cần có sự thay đổi trong chiến lược xuất khẩu, hướng tới sự bền vững và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn quốc tế. Điều này khiến sản phẩm của Việt Nam gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng hóa từ các nước khác, khi mà người tiêu dùng ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng và tính bền vững. Những mặt hàng như nông sản, thủy sản, và dệt may, trong khi có tiềm năng lớn, vẫn đang đối diện với vấn đề dư thừa sản phẩm và giá cả không ổn định.

Ngoài ra, hạ tầng logistics là một trở ngại không nhỏ. Nhiều cảng biển và hệ thống giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, dẫn đến việc chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa cao. Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của công nghệ trong lĩnh vực logistics, dẫn đến sự chậm trễ trong việc xuất khẩu hàng hóa và làm tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Đặc biệt, một hạn chế đến từ sự thiếu thông tin thị trường, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc định hướng sản xuất. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có khả năng tiếp cận thông tin thị trường kịp thời, khiến họ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh sản phẩm và chính sách kinh doanh theo xu hướng tiêu dùng.

Nhiều kỳ vọng đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu

Theo Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, thực hiện Nghị quyết 25 của Chính phủ, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2025 từ 12 - 14%. Điều này đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng phải tăng thêm ít nhất 4 tỷ USD so với năm 2024, đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu như kỳ vọng, ông Nguyễn Anh Sơn chỉ ra, có ba vấn đề chính cần giải quyết. Trước hết, các doanh nghiệp và hiệp hội, ngành hàng cần phân tích chi tiết về nhu cầu tiêu thụ của thị trường quốc tế, đánh giá khả năng hấp thụ lượng hàng hóa trị giá 100.000 tỷ đồng để có chiến lược xuất khẩu hợp lý.

Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu: Nhiều kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 12%
Nhiều giải pháp được đưa ra để đạt mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 12%. Ảnh: Cấn Dũng

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất trong nước và khối FDI phải chủ động đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa năng suất và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế.

Đặc biệt, việc thực hiện cắt giảm bộ máy theo Nghị quyết 18-NQ/TW có thể dẫn đến tình trạng trì trệ trong một số thủ tục hành chính, gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, cần có cơ chế linh hoạt để đảm bảo quy trình thông quan hàng hóa diễn ra thuận lợi, hạn chế tình trạng chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ giao thương”, ông Nguyễn Anh Sơn nhấn mạnh.

Về phía Bộ Công Thương, đưa ra các giải pháp để đạt được mục tiêu xuất khẩu, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, trong thời gian tới, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết, cần theo sát diễn biến thị trường thế giới, do môi trường thương mại toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng với nguy cơ chiến tranh thương mại có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, Việt Nam phải đẩy mạnh khai thác các thị trường mới như Trung Đông và Hà Lan, đồng thời tận dụng cơ hội từ các thị trường truyền thống như EU, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đặc biệt, cần nâng cao chất lượng dịch vụ logistics nhằm giảm thời gian vận chuyển và chi phí xuất khẩu. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Ngoài ra, việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là rất quan trọng. Hiện Việt Nam đã ký kết 19 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 17 hiệp định đã có hiệu lực. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các cam kết, khai thác hiệu quả cơ hội các Hiệp định đã ký kết; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các quốc gia mới nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện; nhanh chóng đàm phán, kết thúc đàm phán FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan… để tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng, thị trường Trung Đông, Halal, Mỹ La tinh, châu Phi.

Một giải pháp không kém phần quan trọng là cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu. Bộ Công Thương cũng sẽ xây dựng kế hoạch thúc đẩy sản xuất và tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp tại các địa phương có thế mạnh về công nghiệp và logistics.

"Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các đơn vị phòng vệ thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp trong phòng tránh rủi ro về gian lận xuất xứ, nhằm tránh bị áp thuế chống bán phá giá. Đồng thời, các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài sẽ được giao chỉ tiêu xuất khẩu cụ thể, biến đây thành một trong những tiêu chí đánh giá thành tích thi đua của các đơn vị" - ông Sơn nói.

Xuất khẩu là động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Để đạt mục tiêu tăng trưởng 12%, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp. Việc đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí logistics, tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là những yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa trên thị trường quốc tế. Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp này, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu.

Trước đó, vào ngày 4/3/2025, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BCT ngày 4/3/2025 về một số giải pháp phát triển thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, quản lý nhập khẩu năm 2025. Theo Chỉ thị, Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp, Cục Hoá chất, Vụ Dầu khí và Than chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu.

Thiên Kim
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Chiều 3/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Tăng trưởng toàn cầu cùng Amazon".
Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.
Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Mobile VerionPhiên bản di động