Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 19/7: Quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường những tháng cuối năm
Trang thông tin Bộ trưởng và lãnh đạo Bộ Công Thương Thứ ba, 19/07/2022 - 12:57
Thông tin về việc Bộ Công Thương chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu những tháng cuối năm được các tờ báo quan tâm.
Cụ thể, Báo điện tử Chính phủ có bài “Chính phủ yêu cầu quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường những tháng cuối năm”.
Tác giả bài báo trích thông tin từ Nghị quyết số 85/NQ-CP về hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, nguyên liệu phục vụ sản xuất...) để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trong nước.
Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi đầu cơ, găm hàng chờ nâng giá; điều hành giá xăng dầu chủ động, kịp thời, hiệu quả; tìm kiếm các nguồn cung xăng dầu có giá ưu đãi hơn; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất xăng dầu để bảo đảm sản xuất, nguồn cung và dự trữ xăng dầu trong nước, bình ổn giá cả; chú trọng công tác thông tin tuyên truyền để tạo đồng thuận xã hội.
![]() |
Bộ Công Thương chủ động, tích cực theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu những tháng cuối năm |
Cũng liên quan đến vấn đề kiểm soát hàng hóa, Báo VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam đăng bài “Lạm phát năm 2022: Giảm áp lực thị trường trước bão giá”.
Trong bài viết này có đề cập nội dung: Bộ Công Thương có những giải pháp linh hoạt, kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn để đảm bảo nguồn cung thông suốt, đáp ứng đủ hàng hóa trong mọi tình huống.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cho biết, tới đây, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, địa phương, Hiệp hội ngành hàng theo dõi sát diễn biến cung cầu để đề xuất giải pháp bảo đảm nguồn cung hàng hóa, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây tăng giá bất hợp lý.
Cũng cung cấp những giải pháp của Bộ Công Thương nhằm đảm báo cung hàng hóa trong mọi tình huống, Báo Người lao động đưa bài “Đau đầu ứng phó "bão giá".
Bài báo đã dẫn thông tin từ Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2022, nguồn cung hàng hóa tại thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất… luôn được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, giá hàng hóa chịu ảnh hưởng của mặt bằng giá hàng hóa trên thị trường thế giới nên có xu hướng tăng, nhất là nhóm năng lượng như xăng dầu.
Để bình ổn giá hàng hóa trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến; bảo đảm đủ nguồn cung mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thương mại điện tử nhằm đa dạng hóa kênh cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng; phối hợp với các địa phương chủ động xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong những tháng cuối năm và dịp cao điểm Tết Nguyên đán.
“Quy định cửa hàng tiện lợi đón khách trong bán kính 500m để tiện lợi cho người dân” là bài viết đăng trên trang nhất Báo Công an nhân dân số ra sáng nay.
Tại tọa đàm về “Dự thảo Thông tư quy định về phát triển hạ tầng thương mại” do Báo Công Thương tổ chức chiều 18/7, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Thông tư này đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến và nhận được nhiều góp ý trái chiều, nhất là quy định cửa hàng tiện lợi chỉ phục vụ khách hàng trong phạm vi 500m, gây lo ngại phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp bán lẻ…
Giải đáp về những ý kiến lo ngại quy định của dự thảo sẽ làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, bà Lê Việt Nga khẳng định, Thông tư không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính. Mục tiêu ban hành là để cơ quan quản lý địa phương phát triển hạ tầng thương mại hiện đại, quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý, hiệu quả.
Bộ Công Thương hết sức lắng nghe để điều chỉnh những văn bản phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp, cho ngành bán lẻ, cũng như để hài hòa với việc tiếp tục phát triển những kênh thương mại truyền thống như chợ hay các cửa hàng tạp hóa tạo điều kiện cho người dân có được sinh kế của mình.
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Singapore

Đồng hành, tạo điều kiện cho phát triển khoa học và công nghệ ngành Công Thương

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Đối thoại chính sách cấp cao ASEAN: Sớm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ sử dụng than sang năng lượng sạch

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Sở Công Thương Hưng Yên
Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hưng Yên cần tập trung phát triển các chuỗi liên kết giữa sản xuất, chế biến nông sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An: Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng sạch

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 9/8: Bỏ các chất nguy hiểm trong sản phẩm tiêu dùng

Bộ Công Thương hỗ trợ các địa phương kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại

Giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư - kinh doanh TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương tới các cơ quan ngoại giao nước ngoài

Kết nối giao thương mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 4/8: Đảm bảo cung ứng điện cho những tháng cuối năm

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự khai mạc Hội chợ Quốc tế Thương mại, Du lịch và Đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng 2022

Góp ý Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi): Thêm cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào ngành dầu khí

Bộ trưởng Bộ Công Thương hội đàm song phương với Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp, Năng lượng Hàn Quốc

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 30/7: “Soi” các mặt hàng neo giá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Hệ thống thương vụ cần chủ động đi đầu trong xúc tiến thương mại

Đối thoại An ninh năng lượng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 4

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc về dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Công nghiệp khoáng sản cần phát triển có định hướng và theo quy hoạch chung của quốc gia

Nhân lực và hạ tầng: Hai điểm nghẽn trong phát triển công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Định hướng phát triển đưa Quảng Nam trở thành động lực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương thăm, tặng quà cho đối tượng chính sách tại Thanh Hóa

Bộ Công Thương hỗ trợ Tập đoàn Central Retail tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan

Bộ Công Thương hoan nghênh PDA Ventures tổ chức sự kiện xúc tiến đầu tư tại Việt Nam
Đọc nhiều

Bộ Công Thương sơ kết công tác 6 tháng đầu năm: Sản xuất công nghiệp dẫn dắt tăng trưởng của cả nước
