Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 12/6: Nâng cao ý thức sử dụng xăng dầu tiết kiệm, hiệu quả

Chủ đề xằng dầu, xuất nhập khẩu… là các nội dung nổi bật dưới góc nhìn báo chí trong ngày hôm nay 12/6.
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 9/6: Nên chấp nhận quy luật thị trường với giá xăng dầu Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 10/6: Áp lực lạm phát thế giới đè nặng kinh tế Việt Nam Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 11/6: Cần phát triển đội tàu biển quốc tế

Xăng dầu là chủ đề “nóng” được báo chí quan tâm trong ngày hôm nay. Báo Giáo dục thời đại đưa tin: “Ngày mai, dự kiến giá xăng tăng lên mức chưa từng có”. Theo báo nêu, giá xăng ngày 13/6 trong nước dự kiến tiếp tục tăng theo đà tăng thế giới, nhiều doanh nghiệp dự kiến có thể tăng 500-900 đồng/lít.

Cụ thể, dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 9/6 tăng so với kỳ điều hành trước ở mức 148,6 USD/thùng đối với xăng RON 92, xăng RON 95 là 154,1 USD/thùng. Đáng chú ý, dầu diesel ngày 6/6 tăng vọt lên 170,6 USD/thùng.

Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước ở mức 144 USD/thùng xăng RON 92; 151,9 USD/thùng xăng RON 95.

Một lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối cho biết tính đến 11/6, giá xăng, dầu thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore hiện cao hơn giá bán lẻ xăng trong nước khoảng 500-870 đồng/lít, còn dầu diesel, dầu hỏa khoảng 2.900-3.100 đồng/lít.

Do đó, kỳ điều hành ngày 13/6, giá xăng có thể tăng khoảng 500-900 đồng/lít, trong đó xăng E5 RON 92 tăng nhiều hơn; còn dầu diesel tăng rất mạnh khoảng gần 3.000 đồng/lít. Nếu cơ quan quản lý xả quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng ít hơn, khoảng 400-700 đồng/lít. Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 6 liên tiếp.

Trước những dự báo giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng cao, Báo đầu tư đã có bài: “Nên tính đến phương án trợ giá xăng dầu”. Theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng, nếu việc giảm thuế đối với mặt hàng xăng dầu mà giá bán lẻ mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng, thì nên xem xét trợ giá xăng dầu cho người dân.

Và một trong những giải pháp được PGS-TS Lạng chỉ ra, có 3 cách tiếp cận để giảm giá bán lẻ xăng dầu. Trong trường hợp giảm thuế nhập khẩu và tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường mà giá xăng dầu vẫn tiếp tục tăng, trong khi chưa thể giảm ngay được thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt, thì có thể kết hợp với việc trợ giá xăng dầu cho người dân như nhiều nước đã thực hiện.

Việc hỗ trợ người dân cũng không phải là quá mới mẻ đối với Việt Nam, nên có thể thực hiện được. Chẳng hạn, năm 2020 và năm 2021, Chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp tiền mặt cho người dân gặp khó khăn (bị mất việc, nghỉ việc luân phiên, giảm thu nhập...) do đại dịch Covid-19. Hiện tại, thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương đang tích cực giải ngân gói tài khóa trị giá 6.600 tỷ đồng nhằm hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Việc hỗ trợ trực tiếp giúp người dân giảm được phần nào chi phí xăng dầu, nhưng quan trọng hơn là thể hiện được sự quan tâm, hỗ trợ người dân của Chính phủ lúc giá cả tăng cao.

Bên cạnh đó, về giải pháp lâu dài, theo vị này, cần phải tập trung tuyên truyền về việc sử dụng tiết kiệm xăng dầu nói riêng, năng lượng nói chung. Đây là giải pháp tình thế cũng như lâu dài, thực hiện kiên trì, bền bỉ, nhằm nâng cao ý thức sử dụng năng lượng của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Đồng thời, nên chuẩn bị sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng tăng vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết giá năng lượng theo mục đích và giai đoạn nhất định.

Ngoài lĩnh vực xăng dầu, xuất nhập khẩu cũng nổi lên với nhiều vấn đề cần quan tâm. Báo đầu tư có bài: “FTA tạo động lực mới cho xuất khẩu”. Bài báo nêu, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) đánh giá, RCEP đang mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp thủy sản tham gia các chuỗi giá trị và sản xuất trong khu vực; giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường thành viên nhờ việc nới lỏng bộ quy tắc xuất xứ, giúp tăng khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan cho hàng hóa.

Tương tự, bà Nguyễn Thu Hường, Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia thông tin, nhờ lợi ích từ RCEP, 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Australia đạt 128,1 triệu USD, tăng 53,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Báo cáo Sản xuất công nghiệp và thương mại 5 tháng đầu năm 2022 của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm đạt 152,96 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, cả khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng.

Bộ Công thương đánh giá, các FTA đang thực thi, đặc biệt là các FTA thế hệ mới sẽ tạo bước đột phá về thương mại, mang về thặng dư thương mại lớn trong năm 2022, tạo đà tăng trưởng cho các giai đoạn tiếp theo.

Dự báo, trong những tháng tiếp theo, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài, các FTA được thực thi một cách đầy đủ với thuế quan ưu đãi hơn sẽ tạo động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Cùng chủ đề, Hà Nội mới cũng có bài: “Hiệp định RCEP mở lối cho hàng Việt xuất khẩu”. Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước thành viên RCEP chiếm trên 63% thị phần, đặc biệt là các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Cùng với thủy sản, hạt điều, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt tiêu, hàng dệt may, giày dép, ô tô, viễn thông… cũng tăng cơ hội xuất khẩu nhờ RCEP.

Dù vậy, theo các chuyên gia, việc thực thi RCEP làm gia tăng sức ép cạnh tranh do các nền kinh tế trong khối có nhiều điểm tương đồng. Trong khi chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của nhiều mặt hàng xuất khẩu Việt Nam còn khiêm tốn, giá thành cao, chưa được nhận diện tốt về thương hiệu… Do vậy, việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường là đòi hỏi bức thiết để xuất khẩu bền vững vào thị trường khối RCEP.

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc Nông Đức Lai cho rằng, việc phổ biến, cập nhật thông tin về quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, nắm bắt thông tin thị trường cần được đẩy mạnh.

Còn đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore Cao Xuân Thắng khuyến cáo, để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thực phẩm vào thị trường RCEP, doanh nghiệp nên xác định danh mục thực phẩm phù hợp; thực hiện thủ tục cấp phép, đăng ký, tuân thủ các quy định liên quan đến thực phẩm, nhãn mác; đặt lịch kiểm định chất lượng…

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện.

Tin cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thông qua càng sớm càng tốt đối với những nội dung đã rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương vừa ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO.
Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Gia Lai: Dự án

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, dự án 'Hy vọng' của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hiện đang nuôi 26 trò nghèo với sự giúp đỡ của 260 mạnh thường quân.
Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Bên cạnh bồi dưỡng tri thức, việc giáo dục đạo đức cho con trẻ là việc vô cùng quan trọng, bởi đó là yếu tố căn bản hình thành nên nhân cách một con người.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Chia sẻ với Ban tổ chức, nhiều cá nhân bất ngờ và bày tỏ xúc động khi vinh dự đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 1 (tháng 9).
Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo- Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, cho rằng: Thực tế hàng hoá bán trên sàn Temu không có gì mới.
Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Sáng 30/10, tại Bộ Công Thương đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Kết thúc cuộc thi đợt 1 (tháng 9/2024), Ban tổ chức đã chấm và lựa chọn được 9 cá nhân, đơn vị đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động