Thứ sáu 25/04/2025 21:25

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 9/6: Nên chấp nhận quy luật thị trường với giá xăng dầu

Giá xăng dầu tiếp tục là vấn đề nóng được các cơ quan báo chí phản ánh nhiều trong ngày 9/6.

Qua bài viết “Nên chấp nhận quy luật thị trường với giá xăng dầu” tờ Diễn đàn doanh nghiệp phản ánh ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (Thái Bình): Việt Nam là thị trường mở, chúng ta có rất nhiều các hiệp định thương mại tự do, nếu dùng các quỹ khác để làm cho giá xăng dầu giảm xuống, thì vô hình chung lại bù tiền, đặc biệt là cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó có cả các doanh nghiệp FDI. Khi đó, các doanh nghiệp này sẽ tận dụng cơ hội để xuất khẩu hàng hoá sang nước thứ 3 với giá rẻ hơn để tạo sự cạnh tranh.

Mặt khác, mục đích điều chỉnh là để hỗ trợ người tiêu dùng, nhưng cũng không thể không chấp nhận quy luật thị trường, đó là thế giới tăng thì chúng ta cũng phải tăng. Do đó, không thể bằng ý chí để bắt giá phải theo mình, mà phải phát triển theo quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, vì quyền lợi của người dân cho nên phải bằng chế độ chính sách nào, và nguồn từ đâu phù hợp với thông lệ quốc tế để giúp giá xăng dầu giảm xuống một phần chứ không phải tất cả.

Báo VTC News dự báo về giá xăng dầu trong kỳ điều hành tới qua bài viết “Giá xăng sẽ tiếp tục tăng, vượt 32.000 đồng/lít?”. Cụ thể, với đà tăng liên tục của giá dầu thế giới thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành tới. Mức tăng phụ thuộc vào việc Liên bộ Công Thương - Tài chính trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá. Nhưng trong bối cảnh Quỹ bình ổn giá cạn kiệt, giá xăng thành phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, giá xăng bán lẻ trong nước có thể tăng 800 - 1.000 đồng/lít, trong khi giá dầu sẽ tăng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, báo Thanh niên phản ánh khía cạnh khác của giá xăng dầu tăng với bài viết “Vận tải tăng cước vì giá xăng dầu”. Đối phó với “bão giá” xăng dầu, hầu hết các doanh nghiệp đều phải lên kế hoạch tiết giảm tối đa chi phí để tối ưu lợi nhuận. Mặt khác, các hãng sẽ tìm các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng bằng cách đẩy doanh thu theo kiểu áp phụ thu xăng dầu, hoặc khóa sớm dải vé giá rẻ. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến giá vé máy bay giai đoạn này thường xuyên “neo đậu” ở mức cao. Các doanh nghiệp đều đang trông chờ Chính phủ có thêm những động thái quyết liệt hơn, điều chỉnh giảm thuế, phí để đưa giá nhiên liệu về mức tiệm cận giá thông thường.

Báo Công Thương nêu ý kiến của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành qua bài “Thị trường xăng dầu: Các công cụ điều hành cần uyển chuyển, linh hoạt”. Nhờ những nỗ lực kịp thời của Bộ Công Thương, tốc độ tăng giá xăng dầu của Việt Nam vừa qua thấp hơn tốc độ tăng giá của thế giới. Một kết quả đáng khích lệ nữa là việc tiếp cận xăng dầu trong nước cơ bản không còn khó khăn, bị gián đoạn.

Trong thời gian tới, các giải pháp điều hành cần uyển chuyển, linh hoạt, bám sát thị trường, vừa cần có thời hạn; bên cạnh những giải pháp hạ nhiệt thị trường, vẫn cần đến những giải pháp hỗ trợ xã hội như trợ cấp; cách thức điều hành cũng cần tạo ra cơ chế linh hoạt hơn cho Chính phủ ban hành và thực thi chính sách trong chừng mực khi có các cú sốc giá lớn.

Cùng với thị trường, xuất nhập khẩu cũng là lĩnh vực được các cơ quan báo chí phản ánh nhiều trong ngày 9/6.

Qua bài viết “Nguyên nhân xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc tăng vọt”, báo Lao động lý giải: Việt Nam có vị trí địa lý gần Trung Quốc hơn các nước khác, đây là một yếu tố thuận lợi; diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm; ảnh hưởng của dịch bệnh Panama đã khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh.

Nửa cuối năm 2022 xuất khẩu các mặt hàng rau quả có thể tăng trở lại nếu Trung Quốc nới lỏng giải pháp chống dịch Covid-19. Trong đó, xuất khẩu các loại quả như thanh long, xoài, chôm chôm, mít, chuối… có thể tăng mạnh. Đặc biệt, chuối đang là mặt hàng xuất khẩu được Trung Quốc ưa chuộng.

Báo Đại đoàn kết có bài viết “Nông sản Việt: Tiếp cận thị trường thế giới bằng ý tưởng mới”. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguồn lợi của nông sản trong nước đang còn rất nhiều dư địa nên các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách làm, cách tiếp cận; đồng thời tìm thêm thị trường, đối tác mới. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển sang số hóa, thương mại điện tử…

“Như ông Kao Siêu Lực với bánh mì thanh long, bánh mì thanh long nhân sầu riêng không chỉ là chia sẻ, giải cứu nông sản mà có thể tạo ra sản phẩm đạt chuẩn để xuất khẩu. Hay doanh nghiệp đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm, bún, bánh tráng, phở… từ thanh long, dưa hấu rồi xuất sang nhiều thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản. Doanh nghiệp đã rất nỗ lực, kiên trì, sáng tạo để tìm ra cho mình những cơ hội mới” - ông Doanh nhấn mạnh.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Giá xăng dầu hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 21/4: Giá xuất khẩu gạo sẽ sớm khởi sắc

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 11/4: Đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Tin Công Thương 28/3: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô; điều chỉnh tăng - giảm giá điện

Tin Công Thương 27/3: Mở rộng thị trường xuất khẩu thép

Tin Công Thương 26/3: Kiểm tra kinh doanh xuất khẩu gạo, FTA gia tăng lợi thế cho xuất khẩu

Tin Công Thương 25/3: Vingroup xin làm điện, xuất khẩu gạo tăng liên tiếp

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 24/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 21/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 20/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 19/3