Cơ chế “xanh hóa” của EU và sự thích ứng của doanh nghiệp Việt

Là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, việc EU áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) sẽ tác động ít nhiều đến doanh nghiệp xuất khẩu Việt.
Gạo Việt Nam được thị trường châu Âu đón nhận Chuyển đổi xanh được xem là tất yếu và sống còn cho doanh nghiệp xuất khẩu Những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam

EU hiện là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 3 của Việt Nam

Thỏa thuận xanh châu Âu (EGD) là phản ứng của EU đối với tình trạng khẩn cấp của các vấn đề môi trường, cụ thể là về khí hậu toàn cầu. Một bộ chính sách tái thiết lập cam kết của Ủy ban châu Âu, với tầm nhìn tới năm 2050. EGD bao gồm tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: từ nông nghiệp đến năng lượng và từ vận tải đến xây dựng, thương mại,…

xuất khẩu hàng hóa
xuất khẩu hàng hóa

Vào ngày 14/7/2021, Ủy ban châu Âu đã thông qua một loạt đề xuất nhằm làm cho các chính sách của EU phù hợp nhằm giảm lượng phát thải ròng khí nhà kính ít nhất 55% vào năm 2030, so với mức của năm 1990.

Giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 55% vào năm 2030 đòi hỏi tỷ trọng năng lượng tái tạo cao hơn trong sản xuất điện và hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn.

Ngày 11/11/2022, các nhà đàm phán của Nghị viện châu Âu (EP) và Hội đồng châu Âu, đại diện cho 27 quốc gia thànhviên EU, đã đạt được thỏa thuận về luật mang tên Quy định sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF). Luật mới đặt mục tiêu loại bỏ 310 triệu tấn CO2 từ nay đến năm 2030 thông qua việc sử dụng đất, cây xanh, các loại thực vật, sinh khối và gỗ.

Về cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) do EU ban hành là một chính sách thương mại về môi trường bao gồm các khoản thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Cơ chế này sẽ giúp làm cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu, nhằm ngăn chặn nguy cơ các doanh nghiệp EU chuyển hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon sang các quốc gia khác để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo (rò rỉ carbon).

EU tin rằng cơ chế xanh đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EUthông qua hệ thống định giá carbon sẽ khuyến khích ngành công nghiệp sạch hơn ở các nước ngoài EU.

Hoạt động của CBAM trong giai đoạn chuyển tiếp sẽ được nghiên cứu, rà soát trước khi hệ thống chính thức có hiệu lực vào năm 2026. Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá xem có nên mở rộng phạm vi CBAM sang các hàng hóa khác được xác định trong quá trình đàm phán hay không, bao gồm một số sản phẩm cuối nguồn và các lĩnh vực khác như như hóa chất hữu cơ và polyme như đề xuất trước đây của Nghị viện.

Sau giai đoạn chuyển tiếp, cơ chế này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026 và vận hành hoàn toàn vào năm 2034. Trong khoảng thời gian này, CBAM sẽ dần dần được áp dụng song song với việc loại bỏ dần các hạn ngạch miễn phí trong Hệ thống giao dịch phát thải của EU (EU ETS). Do đó, CBAM sẽ chỉ áp dụng đối với tỷ lệ phát thải không được hưởng lợi từ hạn ngạch miễn phí của ETS trong giai đoạn 2026 – 2034.

Ông Đỗ Hữu Hưng - Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) - cho biết, tác động của CBAM đến sản lượng xuất khẩu là điều chắc chắn, trước tiên là mặt hàng thép và xi măng do suất phát thải lớn.

Tác động của CBAM đối với sản lượng xuất khẩu phụ thuộc vào một số yếu tố như độ co giãn của cầu hàng hóa, sự sẵn có của hàng hóa thay thế và mức độ mà doanh nghiệp sản xuất có thể chuyển chi phí thuế sang người tiêu dùng.

Có thể có nhiều quốc gia tiếp cận theo hướng này và mở rộng sang nhiều mặt hàng khác, nên đây cũng là xu hướng mà các doanhnghiệp cần tính đến từ đầu ngay trong quá trình xây dựng, hoạch định chiến lược sản xuất.

Ông Huỳnh Minh Vũ - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP. Hồ Chí Minh (CIIS) - cho biết, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, kim ngạch thương mại hàng hoá giữa Việt Nam – EU đã tăng lên đáng kể.

Cũng theo ông Huỳnh Minh Vũ, EU hiện là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn thứ 3 của Việt Nam. Do đó, các chính sách liên quan đến nhập khẩu của EU đều ít nhiều tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thách thức lớn đối với một số ngành hàng xuất khẩu nhưng đồng thời cũng là động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi xanh, hướng tới tiêu chuẩn phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị như nào?

Theo các chuyên gia, Việt Nam đã cam kết đạt net zero vào năm 2050 và đang đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững và kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, đổi mới quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc thị trường xuất khẩu áp dụng thuế cho hàng hoá phát thải carbon không chỉ thúc đẩy các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu chuyển đổi xanh mà còn là động lực để các doanh nghiệp khác tham gia thị trường tín chỉ carbon. Theo đó, các doanh nghiệp có hoạt động giúp hấp thụ carbon được quy đổi thành tín chỉ carbon để mua bán, trao đổi.

Ông Đỗ Hữu Hưng cho hay, để thích ứng với xu thế chung trên toàn cầu trong đó có CBAM, các lĩnh vực có mặt hàng nằm trong danh mục chịu thuế hay không thì đều phải có được một sự nhận thức rất rõ về các quy định, yêu cầu của thị trường mà doanh nghiệp xuất khẩu.

Xanh hóa sản xuất là xu hướng bắt buộc thông qua việc chuyển đổi, đầu tư vào các công nghệ/thực hành sản xuất sạch hơn, giảm các chi phí cấu thành nên sản phẩm, đầu tư vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng và các nguồn năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời và điện gió để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Doanh nghiệp nói riêng và các bên liên quan nói chung cần hợp tác và đối thoại với EU để đảm bảo CBAM được thực thi theo cách công bằng và bình đẳng; hợp tác với tổ chức chứng nhận thứ ba để xác minh tính chính xác về hàm lượng carbon trong báo cáo của doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng theo ông Đỗ Hữu Hưng, hiện Việt Nam đã gián tiếp đánh thuế carbon qua Thuế bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch (chưa thực sự phản ánh bản chất của việc định giá carbon). Việt Nam cũng đã xây dựng và ban hành những quy định, nghị định về kiểm kê khí nhà kính thể hiện qua các Điều 91, 92 và 139 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về quy địnhgiảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn, Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Hiện, các Bộ, ngành liên quan cũng đang nỗ lực để hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, chuẩn bị cho sự vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon vào 2025, vận hành chính thức vào 2028,...

Theo lộ trình đề ra, từ tháng 10/2023 CBAM sẽ bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp. Nhà nhập khẩu sẽ được yêu cầu tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo và không chịu phí CBAM. Từ tháng 1/2026 CBAM bắt đầu được dần dần đưa vào song song với việc loại bỏ dần hạn ngạch miễn phí của Hệ thống Thương mại Khí thải Liên minh châu Âu (EU ETS).

Năm 2027, Ủy ban châu Âu thực hiện rà soát toàn diện về CBAM và năm 2034 CBAM chính thức vận hành toàn bộ. Các mặt hàng thuộc hiện điều chỉnh của CBAM hiện tại là sắt thép, nhôm, hydrogen, phân bón, xi măng, điện.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khí nhà kính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động