Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Tập đoàn Central Retail tăng đầu tư góp phần phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam
Hàng hóa 20/02/2023 18:17 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thưa ông, một thông tin trên thị trường bán lẻ đang rất được quan tâm là mới đây, theo tờ Bangkok Post, Tập đoàn Central Retail (CRC) của Thái Lan sẽ đầu tư 50 tỷ Baht (khoảng 1,45 tỷ USD) vào Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2027 để mở rộng sự hiện diện tại thị trường. Đây sẽ là khoản đầu tư lớn nhất mà CRC đổ vào Việt Nam từ trước đến nay. Ông đánh giá gì về khoản đầu tư này cũng như tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam hậu đại dịch?
Đầu tiên, phải khẳng định là việc Tập đoàn Central Retail đầu tư một khoản lớn vào thị trường bán lẻ Việt Nam không có gì lạ. Bởi lẽ, Thái Lan là một trong những nhà đầu tư lớn của Việt Nam ở mọi lĩnh vực như vật liệu xây dựng, chăn nuôi… và bán lẻ không là ngoại lệ.
![]() |
Chuyên gia Vũ Vinh Phú |
Trong khi đó, thị trường bán lẻ Việt Nam lại rất tiềm năng. Theo Bộ Công Thương, thị trường bán lẻ Việt Nam đang có quy mô 142 tỷ USD, trong đó 16% là thương mại điện tử. Quy mô thị trường bán lẻ có khả năng tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025. Thương mại bán lẻ sẽ đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội.
Chính phủ ta cũng xác định đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng là 3 mũi nhọn chính của phát triển kinh tế Việt Nam. Sau đại dịch, bán lẻ của nước ta hồi phục nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 đã tăng gần 20%, vượt kế hoạch đề ra (8%). Có gần 54% các doanh nghiệp bán lẻ công bố đạt hiệu quả kinh doanh bằng hoặc vượt mức trước dịch.
Tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất lớn ở chỗ kênh bán lẻ hiện đại của Việt Nam hiện mới chiếm 25%, còn dư địa rất rộng lớn để phát triển. Số cửa hàng tự chọn như siêu thị mini hiện có 4.000 nhưng nếu so với Nhật Bản hay các quốc gia lân cận khác thì còn rất thấp.
Chưa kể, GDP bình quân đầu người của Việt Nam dự kiến sẽ có tăng trưởng. Theo Nghị quyết Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người Việt Nam (hiện là 4.100 USD) sẽ tăng lên 7.500 USD; đến năm 2050 đạt 27.000-30.000 USD. Điều này cho thấy sức mua của thị trường bán lẻ còn rất lớn, rất tiềm năng.
Ngoài ra, nguồn hàng đầu vào cho bán lẻ nước ta rất phong phú. Ngành nông nghiệp năm 2022 đã xuất khẩu hơn 53 tỷ USD. Địa bàn gần và nguồn nông sản dồi dào sẽ giúp giảm chi phí rất lớn khi đưa vào các kênh bán lẻ.
Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu vào Việt Nam thì vừa phục vụ cho các hệ thống phân phối của họ tại Việt Nam và còn thu mua để xuất khẩu đi các nước khác. Thực tế thời gian qua các kênh bán lẻ lớn như AEON, Big C, MM Mega Market… đã không chỉ kinh doanh hàng Việt trong siêu thị của mình mà còn xuất khẩu đi các nước.
Đặc biệt, hiện nay dân số Việt Nam là 96 triệu người, trong đó 50% là dân số trẻ, khả năng mua sắm ở cả thương mại trực tiếp và thương mại điện tử đều còn rất lớn.
Chưa kể, địa thế chỉ huy của công ty mẹ của Thái Lan và thị trường Việt Nam rất gần nhau, thời gian di chuyển nhanh. Tất cả những yếu tố trên cho thấy tiềm năng rất lớn của thị trường Việt Nam và Tập đoàn Central Retail mở rộng thị trường tại Việt Nam là điều tất nhiên.
Theo ông, việc ông lớn trong ngành bán lẻ mở rộng đầu tư tại Việt Nam sẽ mang lại nhưng tác động như thế nào?
Thực tế, thời gian vừa qua, không chỉ có Thái Lan mở rộng đầu tư vào thị trường Việt Nam mà nhiều kênh bán lẻ khác như AEON, rồi các doanh nghiệp trong nước như Sài Gòn Coop, Wincommerce cũng mở rộng kinh doanh. Sự cộng hưởng này góp phần làm cho sức cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mạnh mẽ hơn. Kết hợp với bán hàng trên các nền tảng trực tuyến sẽ càng làm cho thị trường Việt Nam hấp dẫn. Điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
![]() |
Cần phát triển hệ thống phân phối bán lẻ Việt cho người Việt |
Có lần tôi đã nói rằng phải xây dựng được các Tập đoàn bán lẻ Việt Nam làm chủ hệ thống phân phối trên sân nhà, góp phần thúc đẩy phát triển hàng hóa Việt, nhất là nông sản. Vậy thì có thể coi việc các nhà đầu tư nước ngoài liên tục đầu tư vốn vào Việt Nam là một trong những chất xúc tác thúc đẩy cho sự phát triển này.
Tác động thứ hai là tác động đến tiêu dùng mua sắm tại Việt Nam. Chúng ta biết rằng tiêu dùng Việt Nam chiếm khoảng 70% GDP, doanh số tiêu dùng rất lớn. Việc có thêm các kênh phân phối lớn, đa dạng hình thức mua sắm sẽ tác động đến sức mua, thói quen mua sắm, thói quen tiêu dùng, nhất là tiêu dùng của giới trẻ của Việt Nam đang chiếm 50% dân số.
Việc phát triển hệ thống phân phối cũng có khả năng thúc đẩy sản xuất tại Việt Nam. Bởi vì các siêu thị yêu cầu chất lượng hàng hóa ngày càng tốt hơn, số lượng hàng hóa ngày một dồi dào hơn để không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu. Cho nên việc có thêm các kênh phân phối sẽ ngày càng thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, không chỉ sản xuất nông sản mà cả công nghiệp.
Chưa kể, việc các kênh phân phối lớn gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. 20 năm trước đây, khi tôi mở siêu thị đầu tiên ở Việt Nam thì chỉ có khoảng 10% nhân lực ngành bán lẻ được đào tạo bài bản, nhưng hiện nay các trường đại học, cao đẳng đã mở ra nhiều kênh đào tạo ngành bán lẻ. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng nhân lực của chúng ta.
Ngoài ra, các đại gia đầu tư vào ngành bán lẻ cũng sẽ giúp hiện đại hóa các kênh phân phối, tác động đến công nghệ 4.0 ngành bán lẻ. Công nghệ thông tin cũng phát triển và làm cho tốc độ thanh toán, quản trị doanh nghiệp minh bạch, rõ ràng hơn. Vừa rồi Tổng cục Thuế yêu cầu lập hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp bán lẻ. Điều này sẽ giúp minh bạch vấn đề thuế, ngân sách và tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp. Như vậy, tác động là rất lớn.
Có thể thấy, ngành bán lẻ Việt Nam đang đứng trước các khó khăn và thuận lợi đan xen. Vậy theo ông, trong bối cảnh này, chúng ta phải làm gì để phát triển bền vững thị trường bán lẻ Việt Nam?
Trước tình hình này, Chính phủ, các Bộ ngành phả có chính sách hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển. Vì lý thuyết của kinh tế thương mại là nếu không nắm được phân phối sẽ không nắm được sản xuất. Do đó, bên cạnh việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành bán lẻ thì việc xây dựng được các kênh bán lẻ Việt của người Việt cũng là điều vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, cần có chính sách phát triển sản xuất sạch hơn, xanh hơn, tiến tới kinh tế tuần hoàn, nhãn mác xanh… Các chính sách của Đức hay Trung Quốc mới đây đều tiến tới việc siết chặt chất lượng hàng hóa. Cho nên cần nâng cao chất lượng hàng hóa để thuận lợi vào được các kênh phân phối trong và ngoài nước.
Ngoài ra, hạ tầng thương mại của ta hiện còn yếu. Kho bãi, sàn giao dịch hàng hóa, sàn giao dịch điện tử… còn chưa phát triển mạnh; chi phí logistics ở mức cao; hệ thống giao thông bến cảng chưa theo kịp sự phát triển. Do đó, Chính phủ cần đầu tư mạnh hơn cho hạ tầng thương mại để thúc đẩy doanh nghiệp bán lẻ nội địa phát triển.
Các chính sách liên quan đến xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm OCOP, kết nối giữa sản xuất và phân phối cần chặt chẽ hơn, phát triển mạnh hơn hơn để thúc đẩy bán lẻ, để góp phần giúp cho xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng nội địa xứng đáng là 3 mũi nhọn chính của nền kinh tế Việt Nam.
Đặc biệt, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần xây dựng thương hiệu cho bán lẻ Việt Nam thông qua những việc rất nhỏ như lời chào, chính sách hậu mãi, chăm sóc khách hàng… Đồng thời tiến tới phát triển các chính sách bán lẻ văn minh như mua bán không chạm. Để từ đó thúc đẩy bán lẻ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần vừa cạnh tranh, vừa hơp tác với doanh nghiệp nước ngoài để học tâp kinh nghiệm, công nghệ bán lẻ tiên tiến. Đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất trong nước và hệ thống phân phối Việt, tạo thành sức mạnh to lớn của doanh nghiệp Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Giá gas hôm nay 1/4: Trong nước giảm tới 62.000 đồng/bình; giá gas thế giới tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 1/4 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu phục hồi; Giá kim loại, nông sản tăng

Nga có thể tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân bón và kịch bản nào cho thị trường phân bón 2023?

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 3/2023: Đảm bảo nguồn cung, giá cả hàng hoá thiết yếu
Tin cùng chuyên mục

Chiết khấu xăng dầu hiện có thời điểm lên đến 1.800-2.500 đồng/lít

Ngành thép nỗ lực vượt khó trước sức ép kép từ sản xuất và tiêu thụ

Thị trường hàng hóa hôm nay 30/3: Giá dầu thô WTI giảm về 72,97 USD; Cà phê Arabica thấp nhất 2 tháng

Giá gas hôm nay 30/3: Tháng 4 tới, giá trong nước khả năng giảm; giá thế giới lại giảm trở lại

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 13): Hợp đồng liên kỳ hạn và liên hàng hóa

Thị trường hàng hoá hôm nay 29/3: Giá dầu WTI tăng lên mức 73,2 USD/thùng; giá đậu tương tăng phiên thứ 3

Thị trường hàng hoá hôm nay 28/3: Giá dầu WTI tăng 5,13% lên 72,81 USD/thùng; Giá nông sản phục hồi

Giá gas hôm nay 28/3: Biến động lớn trên thị trường thế giới

Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa (số 12): Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và quyền chọn

Thị trường hàng hoá hôm nay 27/3: Giá dầu thô WTI tiến gần mốc 70 USD/thùng; Giá cà phê tăng 6%

Giá gas hôm nay 25/3: Tăng hơn 2%; những lo ngại về mất cân bằng cung - cầu

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/3 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu giảm phiên cuối tuần; Giá kim loại tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 24/3: Giá dầu thô quay đầu giảm hơn 1%; Gạo thô tăng 1,77% lên 17,560 cents/CWT

Ngành chăn nuôi và triển vọng khởi sắc sau 3 năm dịch bệnh

Thị trường hàng hoá hôm nay 23/3: Giá dầu thô tiếp đà phục hồi; Giá Cà phê Arabica giảm 1,28%

Giá gas hôm nay 23/3: Thị trường trong nước ổn định, thế giới sắc đỏ bao trùm

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 11): Ký quỹ giao dịch

Thị trường hàng hoá hôm nay 22/3: Giá dầu phục hồi phiên thứ 2; cà phê Robusta tăng 2.13% lên 2112 USD/Tonnes

Thị trường hàng hoá hôm nay 21/3: Giá dầu phục hồi; Giá cà phê Arabica bật tăng
