Thứ tư 14/05/2025 21:15
Hợp tác xã Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh

Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hợp tác xã Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh đã sử dụng sàn thương mại điện tử Shoppee, các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, TikTok đẩy mạnh giao thương.

Hợp tác xã Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh, xã Châu Sơn (huyện Ba Vì), là một mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý điều hành, chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng chế biến từ nông sản. Hợp tác xã hiện có 7 thành viên, tạo việc làm cho hơn 80 lao động địa phương với thu nhập từ 4 triệu đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Hợp tác xã Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh

Được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Hội Liên hiệp phụ nữ và chính quyền địa phương, hợp tác xã đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị thực hiện quy trình sản xuất từ khâu chế biến đến đóng gói các sản phẩm.

Ngoài việc tổ chức 5 điểm bán hàng tại 5 tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nam Định, Quảng Ninh, hợp tác xã còn tích cực tham gia trưng bày gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm cấp huyện, thành phố, trung ương tổ chức.

Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, các thành viên hợp tác xã sử dụng sàn thương mại điện tử Shoppee, các trang mạng xã hội Zalo, Facebook, TikTok làm nền tảng giao thương.

Chia sẻ về hoạt động của Hợp tác xã Sản xuất và Chế biến nông sản Yến Anh, bà Phạm Thị Tư Hậu là thành viên sáng lập cho biết, hợp tác xã là nơi kết nối thu mua, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản thô của nông dân huyện Ba Vì và Thành phố Hà Nội.

Thông qua chuyển đổi số, liên kết để quảng bá thương hiệu và phát triển thương hiệu theo chuỗi giá trị, hợp tác xã đã nhanh chóng tạo được chỗ đứng trên thị trường, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã… do phụ nữ làm chủ đều chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội. Bằng chứng là nhiều chị em đã chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, từng bước đưa sản phẩm kinh doanh lên các nền tảng mạng xã hội, website, sàn thương mại điện tử.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” do UBND Thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022.

Doanh nghiệp có thể tham gia tự đánh giá trực tuyến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại địa chỉ: https://hotrodoanhnghiep.cds.hanoi.gov.vn/KhaoSatCDS/KhaoSatMucDoCDS

Ngọc Trang
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử