Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi và cây dược liệu Kon Tum: Phát triển kinh tế dược liệu, cầu nối mang đến no ấm |
Hội nghị có sự tham gia chủ trì của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương); đồng hành của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế); các công ty dược của Việt Nam, HTX dược liệu tại 63 tỉnh thành trên cả nước tham gia hội nghị và trưng bày triển lãm sản phẩm.
Thêm cơ hội kết nối giao thương giữa HTX sản xuất dược liệu với doanh nghiệp xuất khẩu và các tổ chức xúc tiến thương mại |
Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước, trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên.
Đến thời điểm hiện nay, một số doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác tại Việt Nam đã tham gia xuất khẩu nhiều loại dược liệu như quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe, kê huyết đằng... nhưng riêng lẻ, và với tỷ lệ không đáng kể. Mặc dù tổng giá trị xuất khẩu quế, hồi liên tục tăng, năm 2022 đạt 276 triệu USD nhưng con số này còn nhỏ so với thị phần dược liệu trên toàn thế giới.
Vì vậy, hội nghị lần này là cơ hội nhằm kết nối giao thương, giúp các HTX, doanh nghiệp làm quen thị trường, tìm hiểu thị hiếu, sức mua của khách hàng, nhu cầu thị trường; tạo cơ hội giao lưu, hợp tác giữa HTX với doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại, mở rộng kênh phân phối hàng hóa.
Theo số liệu thống kê, đến nay, khu vực kinh tế tập thể, HTX cả nước có 31.364 hợp HTX, 120.983 tổ hợp tác; 133 liên hiệp HTX. Cả nước có hơn 600 HTX chuyên sản xuất dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu, sơ chế, chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 - 5 sao tiêu thụ thị trường trong nước như: Sâm Ngọc Linh, bạch quả, cà gai leo, anh thảo, ba kích, đinh lăng, tam thất, ráy gai, vàng đắng, rau má, cỏ mực… với tổng diện tích hơn 3.000 ha.