Chủ động tìm hiểu thị trường, tăng cơ hội xuất khẩu thủy sản sang Vương quốc Anh

Đến nay, Hiệp định UKVFTA đang và sẽ là đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Anh, trong đó có thủy sản.
Thực thi UKVFTA tạo động lực mới cho đầu tư song phương Hiệp định UKVFTA tác động tích cực đến tăng trưởng thương mại của 5 thành phố trung ương

Lợi thế xuất khẩu từ UKVFTA

Với thói quen sử dụng các sản phẩm thủy sản ít nhất 1 lần/tuần với lượng trung bình là gần 153 g/người/tuần, Vương quốc Anh được coi là một trong những thị trường ưa chuộng thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm cá. Xét về các sản phẩm chế biến, đóng hộp thì cá ngừ là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Anh.

Tương tự như các thị trường khác tại khu vực châu Âu, người tiêu dùng tại Vương quốc Anh (UK) cũng có xu hướng chú trọng tới không chỉ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, mà còn quan tâm tới các yêu tố về lao động, môi trường, hay tính bền vững của chuỗi giá trị trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Các yếu tố cơ bản khác như giá cả, cách thức chế biến và tính tương đồng trong bữa ăn, địa điểm sử dụng, cũng vẫn được quan tâm.

Chủ động tìm hiểu thị trường, tăng cơ hội xuất khẩu thủy sản sang Vương quốc Anh
Hiệp định UKVFTA đang và sẽ là đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Anh (Ảnh: TTXVN)

Thông tin tại ấn phẩm "Phát triển thị trường UK đối với ngành thủy sản", Bộ Công Thương cho biết, thị trường cung cấp thủy sản lớn nhất cho Vương quốc Anh hiện nay là Na Uy với 497 triệu bảng trị giá nhập khẩu trong năm 2021, chiếm 15,6%; 1/4 trị giá nguồn cung thủy sản còn lại đến từ các quốc gia khu vực EU với 794 triệu bảng, tương đương khoảng 965 triệu USD năm 2021. Xu hướng tăng nhập khẩu thủy sản từ các thị trường bên ngoài EU bắt đầu từ khoảng cuối năm 2020, đầu 2021, khi Brexit kết thúc và dịch Covid-19 tác động mạnh, khiến trị giá nhập khẩu thủy sản của quốc gia này từ các thị trường khối EU giảm 58%.

Việt Nam là thị trường xuất khẩu thủy sản vào UK lớn nhất xét ngoài khối EU, với sản phẩm chủ yếu là tôm. Theo Cục Xúc nhập khẩu, Bộ Công Thương, trong năm đầu tiên thực thi Hiệp định UKVFTA (từ tháng 1/2021 đến hết tháng 12/2021), kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Anh đạt hơn 316 triệu USD, chiếm gần 5,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này và giảm 8% so với cùng kỳ năm 2020. Anh là thị trường lớn thứ 5 của thủy sản Việt Nam trong năm 2021 tính về thị trường đơn lẻ.

Sang đến năm thứ 2 thực thi Hiệp định, tính đến hết tháng 11 năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Vương quốc Anh đã đạt gần 5,63 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021. Tôm, cá tra, cá ngừ và mực là những mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam tới Anh.

Trong bối cảnh lạm phát tại Anh liên tục tăng, các hộ gia đình phải chống chọi với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt do chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 cũng như chiến sự Nga - Ukraine. Trước thực tế đó, xu hướng tiêu thụ và nhập khẩu thuỷ sản ở thị trường được dự báo sẽ bị tác động giảm trong thời gian tới và nhu cầu có thể vẫn tập trung nhiều hơn vào phân khúc thuỷ sản giá vừa phải hoặc thấp.

Tuy nhiên, khi người tiêu dùng Anh nghiêng về các sản phẩm thực phẩm giá rẻ hơn, các sản phẩm cá thịt trắng được ưa chuộng, dư địa cho cá tra xuất khẩu sang thị trường này sẽ rộng mở, đặc biệt với lợi thế thuế quan nhập khẩu theo UKVFTA. Tương tự như các thị trường khác tại EU, người tiêu dùng tại Vương quốc Anh cũng có xu hướng chú trọng tới không chỉ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, mà còn quan tâm tới các yêu tố về lao động, môi trường, hay tính bền vững của chuỗi giá trị trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Các yếu tố cơ bản khác như giá cả, cách thức chế biến và tính tương đồng trong bữa ăn, địa điểm sử dụng, cũng vẫn được quan tâm.

Bên cạnh đó, dự báo trong thời gian tới, thị trường thủy sản ở Vương quốc Anh có thể trở nên cạnh tranh hơn do lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế thấp. Sức mua giảm cùng với các yêu cầu kỹ thuật ngày càng chặt chẽ của Vương quốc Anh. Bên cạnh đó, các chương trình thúc đẩy xuất khẩu thủy sản trong nước của UK và chương trình đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu của Ireland có thể tăng mức độ cạnh tranh của ngành hàng.

Chủ động tìm hiểu các quy định, chính sách của thị trường

Trước tình hình đó, để xuất khẩu thủy sản sang thị trường Anh, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, các quy định chính sách của UK, cùng các cam kết liên quan trong Hiệp định UKVFTA để có thể tận dụng hiệu quả các ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường UK.

Ngoài ra, ngành thủy sản xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, chú trọng từ khâu giống, nhằm tạo nguồn cung ứng ổn định về số lượng, đồng đều về chất lượng cho chế biến, xuất khẩu. Đẩy mạnh liên kết chuỗi từ ao nuôi, tàu cá đến thu mua nguyên liệu và chế biến, xuất khẩu; đồng thời, có thể tìm kiếm hợp tác với các đối tác đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn vốn và công nghệ tiên tiến.

Cùng với đó, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và gia tăng các sản phẩm chế biến sâu. Lựa chọn phân khúc thị trường và kênh phân phối phù hợp với sản phẩm và quy mô của doanh nghiệp; chú trọng tìm hiểu thị hiếu, đặc trưng thị trường. Theo đó, nếu sản phẩm đã có thương hiệu nên tiếp cận phân khúc thị trường bán lẻ chuyên ngành sẽ được giá cao hơn nhưng đòi hỏi chất lượng sản phẩm ổn định thay vì bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ đã có thương hiệu sau đó họ sẽ đóng gói dưới thương hiệu của họ, hoặc bán sản phẩm thô.

Mặt khác, các doanh nghiệp cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, phát triển các hệ thống sản xuất và chế biến hiện đại, từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm, giúp thủy sản Việt tiến dần tới các tiêu chuẩn quốc tế và tạo lợi thế cạnh tranh. Gia tăng sản phẩm trên các thị trường ngách; tiếp cận thêm các thị trường mới thông qua các chuỗi siêu thị và các cửa hàng bán lẻ.

Đầu tư phát triển các dòng sản phẩm hữu cơ, theo Bộ Công Thương, cũng là một hướng đi triển vọng do ngày càng nhiều người tiêu dùng UK có xu hướng chuộng sử dụng hàng hóa có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường. Cải thiện mẫu mã, bao bì sản phẩm, chú trọng đóng gói, nhãn mác phù hợp với thẩm mỹ và tập quán tiêu dùng tại UK; đồng thời tăng tính tiện lợi của sản phẩm. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển thương hiệu. Đa dạng hóa các hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại, tận dụng các công cụ trực tuyến nhưng cũng không nên bỏ qua các hình thức truyền thống như các hội chợ khu vực.

Để giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam tận dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới như EVFTA, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và khai trương Cổng Thông tin điện tử về FTA (FTAP- fta.gov.vn) vào năm 2020. FTAP cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh cho cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đối với cam kết của các FTA mà Việt Nam tham gia bao gồm UKVFTA, tập trung vào các cam kết thuế quan, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư, cũng như các thông tin khác như tình hình thị trường, các quy định về xuất nhập khẩu, phát triển bền vững.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel

Bộ Tài chính đề xuất, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong thực hiện FTA Việt Nam - Israel sẽ giảm dần từ nay đến năm 2027.
Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Công tác phối hợp giữa 3 Bộ trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực được thực hiện ráo riết trong thời gian qua.
Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hai năm thực thi RCEP, chi phí thương mại trong khu vực đã giảm đáng kể, chuỗi cung ứng đã liên kết chặt chẽ hơn, mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Tin cùng chuyên mục

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Với nhiều cơ hội theo các cam kết mang lại, song sau 5 năm dư địa thị trường từ Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn.
Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội để Việt Nam tăng trưởng, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Nhằm cải thiện công tác tuyên truyền, tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, Cổng FTAP đang đẩy mạnh hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp.
Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Tuy nông sản luôn gia tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu, nhưng lượng hàng hóa mang thương hiệu Việt xuất khẩu sang thị trường EU còn khá khiêm tốn.
Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Các thông tin, dữ liệu trên Cổng FTAP được hiển thị dưới dạng song ngữ Việt - Anh giúp cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước hiểu thêm về nhau.
Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Trong Hiệp định RCEP, các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại được quy định nhằm thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch.
Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cùng với các Bộ ngành khác, Bộ Công Thương thực hiện đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại trên Cổng FTAP.
Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng thông tin FTAP cung cấp thông tin, hỗ trợ tối đa các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại tới doanh nghiệp.
Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Cơ hội Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang lại song hành cùng các khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp, ngành hàng.
Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Từ kết quả khảo sát FTA Index, khuyến nghị đưa ra đối với doanh nghiệp là tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin yêu cầu của thị trường.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Hiện các cam kết về lao động, công đoàn của Việt Nam trong các FTA cũng như Hiệp định EVFTA cơ bản đã được nội luật hoá trong hệ thống pháp luật.
Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà là yêu cầu tất yếu đối với nhiều ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may trước yêu cầu phát triển chung của toàn cầu.
Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Gia Lai tận dụng hiệu quả, với kinh ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng cao 60-70%
FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sẽ là cơ sở quan trọng để Chính phủ và Quốc hội chỉ đạo, giám sát thực hiện FTA của các địa phương; là biện pháp cần thiết để tận dụng FTA.
Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định EVFTA đã giúp xóa bỏ hoặc có lộ trình xoá bỏ hạn ngạch thuế quan từ ngày 1/8/2020 đối với khá nhiều sản phẩm giày dép của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Các cam kết về thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm tăng cường mở cửa thị trường thông qua ứng dụng điện tử.
Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái được cho là giải pháp cấp thiết giúp ngành cà phê nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu thị trường, tận dụng tốt EVFTA.
Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP - giao diện thân thiện, khoa học, tạo thuận lợi và tiện ích cho người dùng

Cổng FTAP là địa chỉ cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh với giao diện thân thiện, khoa học, tạo sự thuận lợi và tiện ích cho người sử dụng.
FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index: Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

FTA Index kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Cổng FTAP khởi động các chuyên mục thông tin về Hiệp định CPTPP

Chỉ với một click chuột, ở bất cứ đâu, khi có nhu cầu, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm hiểu về Hiệp định CPTPP trên Cổng thông tin FTAP.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động