Chính sách tiền tệ: Ứng phó linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ: Ứng phó linh hoạt, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô Chính sách tiền tệ thắt chặt có thực sự là câu trả lời cho lạm phát không? Thủ tướng Chính phủ: Kinh tế vĩ mô ổn định trở lại, niềm tin của người dân, doanh nghiệp được củng cố

Nhiều thách thức

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội Khóa XV về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2022, nền kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chịu áp lực rất lớn từ biến động khó lường của kinh tế thế giới và trong nước, vừa phải khắc phục những hạn chế, bất cập từ nội tại nền kinh tế, vừa phải xử lý những vấn đề mới phát sinh chưa từng có tiền tệ.

Tuy nhiên, với sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo Đảng, Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ; sự vào cuộc trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành, trung ương và địa phương; sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân, kinh tế vĩ mô của nước ta cơ bản ổn định. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong số ít quốc gia trên thế giới được nâng bậc tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực chứng kiến lạm phát tăng cao và nhiều nền kinh tế suy giảm tăng trưởng.

Chia sẻ về bối cảnh khó khăn và bài toán đặt ra cho điều hành chính sách tiền tệ năm 2022, Thống đốc cho rằng, năm 2022 là một năm vô cùng thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ khi cùng một lúc chịu áp lực bởi xu hướng tăng lạm phát, lãi suất, đồng đô la Mỹ trên phạm vi toàn cầu và những khó khăn của thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp ở trong nước.

Chính sách tiền tệ: Ứng phó linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng: Năm 2022 là năm vô cùng thách thức đối với việc điều hành chính sách tiền tệ

Một loạt bài toán khó đặt ra như: Làm thế nào để điều hành tín dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế mà vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống trong khi một số chỉ tiêu tiền tệ như tỷ lệ tín dụng/huy động vốn và dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo; làm thế nào ổn định được thị trường ngoại hối khi nền kinh tế của ta có độ mở cửa lớn, sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đồng đô la tăng giá mạnh, Việt Nam đang trong giai đoạn giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ của phía Hoa kỳ...; Làm thế nào ổn định được an toàn hệ thống khi thanh khoản hệ thống và niềm tin của thị trường chịu tác động mạnh bởi sự cố ngân hàng SCB chưa từng có tiền lệ.

Với sự bình tĩnh, chủ động trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách của Ngân hàng Nhà nước, kết thúc năm 2023, chính sách nhà nước đã có những đóng góp quan trọng, góp phần củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô. Đó là: góp phần kiểm soát lạm phát ở mức thấp (bình quân 3,15%), tăng trưởng kinh tế phục hồi ở mức cao (8,02%); tín dụng ước tăng khoảng 14,5%; thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định (VND mất giá 3,5%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, là mức biến động thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực), thanh khoản hệ thống cơ bản được đảm bảo...

“Đặc biệt, tháng 11 vừa qua, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ, đồng thời, đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh.

3 bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022, người đứng đầu ngành Ngân hàng cho rằng, có 3 bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế của chúng ta có độ mở cửa lớn, những biến động kinh tế thế giới tác động tới kinh tế, tiền tệ trong nước là không tránh khỏi. Điều quan trọng là phải chuẩn bị tâm thế cho sự ứng phó linh hoạt với những biến động, từ đó nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước luôn kiên định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ nhằm “góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, nhưng tùy theo diễn biến tình hình để xác định trọng tâm, trọng điểm ưu tiên trong từng thời điểm. Thực tế, từ tháng 10 khi sự cố SCB xảy ra tác động mạnh tới thanh khoản hệ thống và thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã ưu tiên cao nhất và tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường ngoại hối.

Thứ ba, mỗi một chính sách đều có tác động khác nhau đối với các khu vực của nền kinh tế, điều quan trọng là cần bản lĩnh, ứng phó linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến tình hình, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ, giải pháp để hóa giải khó khăn nhằm đạt được mục tiêu. Xin được minh họa bằng thực tiễn điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá và tín dụng trong năm 2022 như sau:

Việc điều hành tỷ giá năm 2022 chịu sự giám sát nâng cao của phía Hoa Kỳ, trước sức ép đồng đô la Mỹ tăng cao, nếu thực hiện theo cam kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ khó ổn định được thị trường. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động đàm phán với phía Mỹ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để điều hành tỷ giá linh hoạt hơn. Từ tháng 10/2022, xu hướng lãi suất, đồng đô la Mỹ tăng cao cùng sự cố Ngân hàng SCB đã tác động tiêu cực đến tâm lý, kỳ vọng và thanh khoản thị trường, tỷ giá tăng kịch trần, giao dịch thị trường gần như đóng băng, tâm lý găm giữ ngoại tệ dâng cao.

Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã cấp bách triển khai nhiều giải pháp để tập trung ưu tiên cải thiện thanh khoản. Theo đó, chưa điều chỉnh tăng trưởng tín dụng trong tháng 10. Khi thanh khoản hệ thống được cải thiện, tác động từ bên ngoài dịu bớt, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng trưởng tín dụng thêm 1,5-2%. Để ổn định thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng thời các giải pháp như: Tăng biên độ giao dịch của tỷ giá từ +3% lên +5% để linh hoạt cho phép VND mất giá đến 9%, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp, điều chỉnh tăng 1% các mức lãi suất điều hành, nhờ vậy mà thị trường đã dần ổn định trở lại. Năm 2022, VND mất giá khoảng 3,5% - thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và khu vực.

Chính sách tiền tệ: Ứng phó linh hoạt, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô
Để ổn định thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp

Ưu tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống

Về điều hành chính sách tiền tệ năm 2023, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Năm 2023 tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn nhiều khó khăn. Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ quốc tế vừa mới nhận định 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi suy thoái, và cảnh báo thế giới sẽ đối mặt với một năm 2023 khó khăn hơn. Trong nước, lạm phát cơ bản đang có xu hướng tăng cao trong khi vẫn cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, những khó khăn trên thị trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp chưa được giải quyết căn bản.

Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ: Tập trung các giải pháp, ưu tiên cao nhất đảm bảo thanh khoản, giữ vững ổn định, an toàn hệ thống ngân hàng; Tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; điều hành tín dụng phù hợp, góp phần duy trì đà phục hồi của nền kinh tế; hướng dòng vốn tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia; phối hợp các Bộ, ngành để tham mưu các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các thị trường.

Theo Thống đốc, chính sách tiền tệ với bản chất là ngắn hạn nên cần hạn chế sử dụng để giải quyết các vấn đề mang tính trung dài hạn. chính sách tiền tệ ngoài việc góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thì nhiệm vụ quan trọng là phải đảm bảo an toàn hệ thống, bởi vậy xét từ góc độ tổng thể nền kinh tế, các chính sách kinh tế cần có sự cân đối và phối hợp đồng bộ hơn nữa. Chẳng hạn, để tháo gỡ khó khăn, ách tắc thanh khoản trong nền kinh tế, cần thúc đẩy giải ngân đầu tư công, thực hiện giảm, giãn thuế, điều chỉnh giá bất động sản... để khơi thông dòng tiền giữa các khu vực trong nền kinh tế. Nếu quá phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thể gây hệ lụy và rủi ro trong tương lai vì các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của Việt Nam đã và đang ở ngưỡng cảnh báo;

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, ngành ngân hàng tập trung thực hiện các giải pháp cải cách, đơn giản thủ tục cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận vốn. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, cần các giải pháp chính sách hỗ trợ khác từ phía nhà nước như bảo lãnh tín dụng, các các chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được thực thi hiệu quả...

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính sách tiền tệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VietinBank ưu đãi phí cho doanh nghiệp SME tái sử dụng dịch vụ

VietinBank ưu đãi phí cho doanh nghiệp SME tái sử dụng dịch vụ

Với gói ưu đãi SME Re-connect, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được nhận ưu đãi lên tới 80% phí phát hành bảo lãnh và phí phát hành thư tín dụng.
Sắc xanh chủ đạo trên bảng điện tử, VN-Index tăng hơn 8 điểm

Sắc xanh chủ đạo trên bảng điện tử, VN-Index tăng hơn 8 điểm

Thị trường chứng khoán trong nước đã lấy lại được những gì đã mất bất chấp thanh khoản ở mức thấp, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.102,16, tăng 8,03 điểm (+ 0,73%).
Nhà đầu tư tháo chạy, cổ phiếu LDG nằm sàn sau khi Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng bị bắt

Nhà đầu tư tháo chạy, cổ phiếu LDG nằm sàn sau khi Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng bị bắt

Ngay trong đầu phiên giao dịch sáng nay (1/12), cổ phiếu LDG (Công ty Cổ phần Đầu tư LDG) đã nằm sàn, các nhà đầu tư có xu hướng bán tháo.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 1/12/2023: Lãi suất thấp chưa từng có

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 1/12/2023: Lãi suất thấp chưa từng có

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 1/12/2023, lãi suất tiết kiệm 1/12, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, khơi thông "mạch máu" tín dụng

Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, khơi thông "mạch máu" tín dụng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số Bộ, ngành TW về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023, chiều 30/11.

Tin cùng chuyên mục

Gia cố “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính

Gia cố “tấm khiên” bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính

“Người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính luôn là đối tượng yếu thế, bởi họ không nắm rõ thông tin, quy định, pháp luật liên quan đến lĩnh vực này”.
Thẻ Vietcombank Chip Contactless: Đổi mới thanh toán, chạm để cảm nhận

Thẻ Vietcombank Chip Contactless: Đổi mới thanh toán, chạm để cảm nhận

Chiếc thẻ Vietcombank Chip Contactless ngày càng hiện diện trong cuộc sống của nhiều người như một phần không thể thiếu bởi những tiện ích mà thẻ đem lại.
Techcombank nắm bắt cơ hội dài hạn từ tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh

Techcombank nắm bắt cơ hội dài hạn từ tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh

Vượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế, Ngân hàng Techcombank lạc quan với hoạt động kinh doanh đang được triển khai theo đúng lộ trình đã định.
BIDV Open API – Định hình dịch vụ tài chính tương lai

BIDV Open API – Định hình dịch vụ tài chính tương lai

BIDV chính thức ra mắt hệ thống BIDV Open API– hệ sinh thái mở giúp tích hợp các dịch vụ ngân hàng vào các ứng dụng, phần mềm, nền tảng số của khách hàng
Áp lực bán tháo cuối phiên, thị trường chứng khoán quay đầu giảm gần 9 điểm

Áp lực bán tháo cuối phiên, thị trường chứng khoán quay đầu giảm gần 9 điểm

Sau hai phiên tăng điểm liên tiếp tương đối tốt, VN-Index hôm nay quay đầu giảm 8,67 điểm (tương đương 0,79%), đóng cửa ở mốc 1.094.13 điểm.
Báo Công Thương phối hợp Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức Hội thảo Bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Báo Công Thương phối hợp Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức Hội thảo Bảo vệ người tiêu dùng tài chính

Báo Công Thương phối hợp Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức Hội thảo Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trong bối cảnh thực thi Luật bảo vệ người tiêu dùng.
Dư nợ tín dụng tăng thấp, Ngân hàng nước điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng

Dư nợ tín dụng tăng thấp, Ngân hàng nước điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 8,21%, thấp hơn so với chỉ tiêu định hướng, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng tín dụng của năm nay.
Nạn "bùng nợ" gia tăng tạo “đất sống” cho tín dụng đen

Nạn "bùng nợ" gia tăng tạo “đất sống” cho tín dụng đen

Tội phạm liên quan đến tín dụng đen diễn biến phức tạp, phản ánh rõ trên 3 phương thức: Truyền thống, truyền thống kết hợp công nghệ và công nghệ mới hoàn toàn.
M&A bất động sản: "Cuộc chơi" của khối ngoại

M&A bất động sản: "Cuộc chơi" của khối ngoại

Hoạt động M&A nói chung và trong lĩnh vực bất động sản nói riêng ghi nhận đã tăng lên đáng kể cả về số lượng và giá trị giao dịch.
Sắc xanh chiếm ưu thế vượt trội, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.102,80 điểm

Sắc xanh chiếm ưu thế vượt trội, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.102,80 điểm

Thị trường mở cửa khi các nhóm đều tràn ngập trong sắc xanh, VN-Index đóng cửa ở mốc 1,102.80, tăng 7,37 điểm (tương đương 0,68%).
Sớm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển trái phiếu doanh nghiệp

Sớm hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa họp với các cơ quan liên quan để bàn giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển trái phiếu doanh nghiệp trong trung và dài hạn.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 29/11/2023: Làn sóng giảm lãi suất vẫn tiếp tục

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 29/11/2023: Làn sóng giảm lãi suất vẫn tiếp tục

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 29/11/2023, lãi suất tiết kiệm 29/11, giảm lãi suất huy động, lãi suất kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng BIDV, VCB, VIB.
Thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp "hạ nhiệt" sau giai đoạn thăng hoa

Thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp "hạ nhiệt" sau giai đoạn thăng hoa

Trong 10 tháng đầu năm 2023 thị trường mua bán, sáp nhập M&A Việt Nam đạt giá trị hơn 4,4 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.095.43 điểm

Thị trường đảo chiều ngoạn mục, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.095.43 điểm

Nhờ sự tỏa sáng của nhóm cổ phiếu thép, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.095.43, tăng 7,37 điểm (tương đương 0,68%), thanh khoản có sự cải thiện nhẹ.
Vietcombank ra mắt Bộ giải pháp “QR nhận tiền” và “Quản lý doanh thu theo từng mã QR” cho người bán hàng

Vietcombank ra mắt Bộ giải pháp “QR nhận tiền” và “Quản lý doanh thu theo từng mã QR” cho người bán hàng

Vietcombank vừa cho ra mắt Bộ giải pháp “QR nhận tiền” và “Quản lý doanh thu theo từng mã QR” cho người bán hàng trên VCB Digibank.
Khẩu vị nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thay đổi thế nào sau những biến động vừa qua?

Khẩu vị nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thay đổi thế nào sau những biến động vừa qua?

Thị trường trái phiếu vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức và có sự hồi phục khá chậm rãi. Hơn hết, khẩu vị của nhà đầu tư đã có chuyển biến tích cực.
Thu hút FDI 11 tháng tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022

Thu hút FDI 11 tháng tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022

Báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cho thấy, 11 tháng Việt Nam đã thu hút thêm 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Áp lực giảm giá từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index giảm 7,55 điểm

Áp lực giảm giá từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index giảm 7,55 điểm

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/11, áp lực giảm giá từ nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn khiến VN-Index giảm 7,55 điểm (-0,69%), đóng cửa ở mốc 1.088.06 điểm.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 27/11/2023: Kỳ hạn 1 năm lãi 5,9%

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 27/11/2023: Kỳ hạn 1 năm lãi 5,9%

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 27/11/2023, lãi suất tiết kiệm 27/11, giảm lãi suất huy động, lãi suất kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng BIDV, VCB, VIB.
Lãi suất chạm đáy, người dân vẫn “đổ” 6,44 triệu tỷ đồng vào ngân hàng

Lãi suất chạm đáy, người dân vẫn “đổ” 6,44 triệu tỷ đồng vào ngân hàng

Bất chấp lãi suất tiết kiệm giảm chạm đáy, người dân vẫn “đổ” tiền vào ngân hàng. Tính đến cuối tháng 9/2023, tiền gửi của người dân đạt hơn 6,44 triệu tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động