Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô

Trong bối cảnh kinh tế thay đổi khó lường, điều quan trọng nhất là phải kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...
Tập trung các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô Ổn định kinh tế vĩ mô phải đặt lên hàng đầu

Mặt bằng lãi suất tương đối ổn định

Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, kết quả kinh tế vĩ mô đã có sự khả quan nhất định. Tổng cục Thống kê cho biết, hoạt động sản xuất, kinh doanh đang trên đà phục hồi nhanh: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước đạt mức khá 6,42%, trong đó, tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý II-2022 tăng 7,72%, là mức tăng cao nhất của quý II so với cùng kỳ từ năm 2011 đến nay, tạo đà tăng trưởng cho những quý tiếp theo của năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2022 đạt quy mô 2.717.000 tỷ đồng và tốc độ 11,7% tăng cao hơn so với cùng kỳ trong vòng 5 năm trở lại đây...

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, tới đây, diễn biến kinh tế còn rất khó khăn, phức tạp, không có tiền lệ, chẳng hạn như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất liên tục trong hai tháng vừa qua, đồng USD tăng giá mạnh, lạm phát trên toàn cầu, các nước Anh, Mỹ lạm phát lên đến 8-9%...

Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô
Hoạt động sản xuất, kinh doanh đang trên đà phục hồi nhanh. Trong ảnh: Công nhân sản xuất tại Tổng công ty May 10. Ảnh: VŨ DUNG

Hiện nay, lãi suất trên thế giới đang tăng rất mạnh, có 196 lượt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương các nước trên thế giới. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất của Việt Nam tương đối ổn định, chỉ tăng 0,2% so với đầu năm. Tín dụng 7 tháng năm 2022 tăng 9,14%, nghĩa là cầu tín dụng đã tăng lên, trong khi nguồn huy động vốn của ngân hàng chỉ tăng 4,21%, tạo áp lực tăng lãi suất. Để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối khi đồng USD tăng giá, theo Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, vừa qua, NHNN đã điều tiết lãi suất ngắn hạn, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối. Thời gian tới, NHNN Việt Nam sẽ theo sát diễn biến để kết hợp đồng bộ và nhuần nhuyễn một cách hợp lý nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đây là điểm tạo niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đánh giá của các chuyên gia, dù áp lực lên tỷ giá rất lớn nhưng nhiều năm qua, chúng ta vẫn giữ được sự ổn định và dự kiến sẽ tiếp tục ổn định trong giai đoạn tới. Thực tế, từ đầu năm đến nay, tỷ giá trong nước đã nhiều lần biến động theo đà tăng của USD trên thị trường thế giới. Song biến động tỷ giá chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng ổn định trở lại.

TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và nhóm nghiên cứu BIDV dự báo mức độ tăng của tỷ giá không quá lớn do NHNN Việt Nam thực hiện chính sách điều hành linh hoạt chủ động, bám sát diễn biến thị trường và can thiệp khi cần thiết. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang đạt mức cao kỷ lục, khoảng 110 tỷ USD; nguồn cung ngoại tệ như kiều hối, giải ngân FDI dự báo vẫn tăng trưởng ổn định.

Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế

Một nhân tố tác động lớn đến kinh tế vĩ mô là tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là vấn đề nới “room tín dụng” (giới hạn cho vay của ngân hàng). Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng nên cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên 15, 16% vì nhu cầu vay vốn từ giờ đến cuối năm có xu hướng tiếp tục tăng cao. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm 2022, khi xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, lúc đó là thời điểm nền kinh tế chưa phục hồi nhanh, NHNN Việt Nam đã đưa chỉ tiêu 14%, cao hơn mức 13,6% năm 2021 và 12,17% của năm 2020, như vậy đã tạo dư địa để thúc đẩy phục hồi kinh tế. Tuy nhiên đến nay, nền kinh tế của chúng ta đã phục hồi khá mạnh mẽ và từ nay đến cuối năm, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh các gói phục hồi cũng như đẩy mạnh đầu tư công. Như vậy, tới đây sẽ có thêm dòng tiền để hỗ trợ kinh tế. NHNN Việt Nam cho rằng với điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh lạm phát này thì không thể chủ quan được, nên trước mắt sẽ vẫn điều hành theo chỉ tiêu 14%.

Thời gian qua, một số tổ chức tín dụng phản ánh hết “room tín dụng” là do tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn là do hết “room tín dụng” mà còn có thể do phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao... Cần phân tích sâu hơn, nếu nới “room tín dụng” thì có thể nguy cơ cuộc đua lãi suất sẽ quay trở lại. Khi đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng cao, dẫn tới sự gia tăng tỷ lệ lạm phát. Kinh nghiệm từ quốc tế cho thấy, việc tăng trưởng nóng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy và gây ra những bất ổn vĩ mô cho nền kinh tế. Do đó, chúng ta cần hết sức thận trọng trong việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước thống nhất cho rằng lạm phát tại Việt Nam chủ yếu là do chi phí đẩy, trong đó nguyên nhân chủ yếu do tăng giá xăng, dầu từ tác động trên thế giới. Đây là điểm cần lưu ý khi triển khai các giải pháp, với khuyến nghị cần kiểm soát chặt chẽ giá cả các mặt hàng liên quan tới giá xăng, dầu, nhất là các mặt hàng giảm giá chậm so với giá xăng, dầu.

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, khi FED tăng lãi suất thì sẽ có một dòng tiền có thể sẽ rút ra khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam để trở về với những tài sản tài chính của Mỹ có giá trị cao hơn. Tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD tăng sẽ có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam nhưng lại bất lợi cho nhập khẩu, nhất là khi hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và các nước khác đang tăng giá rất mạnh. Một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ việc FED tăng lãi suất.

Tại cuộc họp với các chuyên gia, nhà khoa học bàn về phát triển kinh tế vào cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, quan điểm định hướng chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian tới là tuyệt đối không được chủ quan; nắm chắc diễn biến tình hình quốc tế, trong nước; tăng cường năng lực phân tích, dự báo và kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo điều hành. Sử dụng chủ động, linh hoạt và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các công cụ chính sách để thực hiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; củng cố và phát triển các loại thị trường vốn, thị trường bất động sản một cách an toàn, lành mạnh, hiệu quả. Góp phần hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững, kiểm soát dịch bệnh, dự báo được rủi ro, nâng cao khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

www.qdnd.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính sách tiền tệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Quản lý thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?

Bộ Tài chính vừa có thông tin về quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký cấp phép tại Việt Nam cùng đề xuất nộp thay thuế.
Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Để triển khai các dự án PPP, theo Tổng Giám đốc HHV, các dự án trước khi được ngân hàng rót vốn huy động đều phải qua quá trình thẩm định chặt chẽ.
Giá vàng giảm

Giá vàng giảm 'chóng mặt', có thể có hành vi thao túng thị trường

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, khả năng có sự tồn tại hành vi thao túng thị trường, dẫn đến tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và thế giới.
VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

VietinBank thông báo các trường hợp khách hàng, tổ chức bị tạm dừng giao dịch từ đầu năm 2025

Từ ngày 01/01/2025, tài khoản thanh toán sẽ bị tạm dừng giao dịch thanh toán, rút tiền khi giấy tờ tùy thân của khách hàng và người có liên quan hết hiệu lực.
Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa

Tổng công ty Bảo hiểm BIDV tổ chức Lễ khai trương Chi nhánh BIC Thanh Hóa. Đây là đơn vị thành viên thứ 36 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/11/2024.

Tin cùng chuyên mục

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Thu gần 95 nghìn tỷ đồng tiền thuế, xem xét việc dùng AI kiểm soát doanh thu sàn thương mại điện tử

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 94,6 nghìn tỷ đồng.
Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giảm lãi suất tối thiểu 1%/năm cho doanh nghiệp lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất thực hiện Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm tối thiểu 1%/năm.
Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

Từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ thuộc Ngân hàng Nhà nước

Theo Nghị định 146/2024/NĐ-CP ngày 6/11/2024 vừa được Chính phủ ban hành, từ 5/1/2025, Cục Phòng, chống rửa tiền là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/11, tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng.
Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Giá vàng và chứng khoán sẽ ra sao sau kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ?

Sau bầu cử Tổng thống Mỹ, vàng được dự đoán sẽ biến động mang tính trung và dài hạn, chứ không phải ngắn hạn. Còn chứng khoán vẫn khó kiếm tiền.
Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng tăng 17,3%

Thu ngân sách nhà nước 10 tháng năm 2024 tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi ngân sách nhà nước tăng 4,1% so với cùng kỳ.
10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Kỳ vọng của quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Chính sách bảo hiểm tiền gửi là sự kỳ vọng của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn mới.
10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng năm 2024, Việt Nam thu hút được 27,26 tỷ USD vốn FDI, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị vốn góp, mua cổ phần.
Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tháng 10/2024, HNX đã tổ chức 22 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động thành công 30.575 tỷ đồng.
Manulife mở rộng quy mô chương trình

Manulife mở rộng quy mô chương trình 'Sống Sạch - Sành - Xanh', khuyến khích người dân ‘khoe’ lối sống khỏe

Manulife Việt Nam tiếp tục thực hiện giai đoạn II của chương trình nhằm khuyến khích cộng đồng xây dựng lối sống khỏe mạnh và tích cực
Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Tỷ giá tăng, thị trường chưa có dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản

Việt Nam tiếp tục đảm bảo các cân đối lớn, thặng dư thương mại trước bối cảnh tỷ giá đang có những diễn biến tăng trở lại.
Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động tới nền kinh tế Mỹ và rộng ra là nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, do những thay đổi về chính sách điều hành sắp tới.
Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP đang được sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để

Ngân hàng Nhà nước tái triển khai biện pháp kép để 'ghìm cương' tỷ giá

Ngân hàng Nhà nước sử dụng song song 2 công cụ tín phiếu và OMO để đạt “mục tiêu kép” vừa đảm bảo thanh khoản cho hệ thống, vừa giảm sức ép lên tỷ giá.
Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất do Đảng, Nhà nước trao tặng.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngày 05/11, SHB đã công bố Nghị quyết thông qua việc bán/chuyển nhượng vốn tại Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance) cho đối tác.
Ngân hàng  BIDV được vinh danh

Ngân hàng BIDV được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia'

Biểu trưng “Thương hiệu Quốc gia” đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính trao cho đại diện BIDV trong khuôn khổ “Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia".
Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Lào Cai: Khoanh nợ cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do cơn bão số 3

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký ban hành văn bản thực hiện chính sách khoanh nợ cho khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động