Thứ tư 14/05/2025 20:13

Ngành tài nguyên và môi trường: Chuyển biến rõ nét trên các lĩnh vực

Sáng 8/1, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức Hội nghị triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của ngành TN&MT. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Những kết quả tích cực

Báo cáo của Bộ TN&MT cho thấy, năm qua, mặc dù có nhiều thuận lợi song ngành TN&MT vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức to lớn; nhiều vấn đề tồn tại tích tụ từ trước đây như: Cơ chế chính sách, mô hình tăng trưởng thiếu bền vững, dựa vào tài nguyên, suy thoái, lãng phí trong sử dụng tài nguyên, khiếu kiện liên quan đến đất đai diễn biến phức tạp…

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo điều hành sâu sát của Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành, đặc biệt là nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của các địa phương, toàn ngành đã bám sát phương châm chỉ đạo “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả” của Thủ tướng Chính phủ, chủ động ứng phó, giải quyết một cách bài bản, khoa học với tinh thần trách nhiệm cao để từng bước chuyển hóa thách thức thành cơ hội, tập trung tháo gỡ các rào cản, giải phóng nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội; tạo sự chuyển biến rõ nét, thực chất trên các lĩnh vực.

Theo đó, năm 2018, Bộ TN&MT đã đạt được 7 kết quả nổi bật là: Đã tháo gỡ những vướng mắc về thể chế để phát huy nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội tăng nguồn thu ngân sách; hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao về tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhiều chỉ tiêu khác về môi trường đều có chuyển biến tích cực; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để đi vào vận hành, đóng góp cho tăng trưởng; nâng cao độ chính xác trong công tác dự báo; các chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người dân, chỉ số cải cách hành chính đều tăng; công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp; ứng phó với biến đổi khí hậu đã huy động được toàn xã hội vào cuộc.

Năm 2019 - Quyết liệt để bứt phá

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả mà ngành TN&MT đã đạt được thời gian qua, đồng thời nhấn mạnh, TN&MT là 1 trong 3 vấn đề trụ cột phát triển của đất nước. Do vậy, lãnh đạo Bộ, ngành, các địa phương cần làm sao để phát huy được nguồn lực, kinh tế tài chính trong ngành; giải quyết được những vướng mắc về thủ tục hành chính, vướng mắc giao quyền… Thủ tướng đặc biệt lưu ý, trên thực tế giữa đời sống với thể chế chính sách hiện vẫn còn những khoảng cách. Bộ TN&MT cần mạnh dạn điều động, kỷ luật, bãi nhiệm, khen thưởng cán bộ ở hệ thống ngành từ Trung ương đến địa phương, để tạo nguồn lực phát triển.

Trình bày về kế hoạch năm 2019 và các năm tiếp theo của ngành, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nêu rõ: Trong năm 2019, toàn ngành TN&MT sẽ đặt quyết tâm cao, quán triệt sâu sắc phương châm "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả" để tạo đột phá, tăng tốc phát triển với các chỉ tiêu chính như: 100% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; hoàn thành xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; 80% tỷ lệ chất thải rắn nguy hại từ hoạt động sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý; 2% thu ngân sách nội địa là từ đất đai, có cơ chế giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài; hoàn thành sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp; 62% hồ chứa quan trọng trên các lưu vực sông vận hành theo cơ chế phối hợp liên hồ…

Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngành TN&MT sẽ tạo đột phá trong thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết cơ bản các điểm nóng phát sinh về khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, tích cực chuẩn bị hạ tầng phục vụ quản lý thông minh dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, nâng cao chỉ số tiếp cận, sử dụng bền vững, phát huy hiệu quả các nguồn lực tài nguyên. Chú trọng tạo chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, hành động bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Tăng cường hiện đại hoá, đổi mới công tác dự báo. Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy