Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai công tác năm 2023
Môi trường 23/12/2022 13:14 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất tạm dừng thẩm định khảo sát điện gió ngoài khơi |
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, đóng góp vào thành tựu chung của đất nước, ngành tài nguyên và môi trường đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, chính sách có tính chiến lược và tầm nhìn dài hạn về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu với mục tiêu thúc đẩy phục hồi xanh, tạo dựng nền tảng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa...
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị |
Đặc biệt, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và chung tay của toàn dân công tác bảo vệ môi trường đã chuyển bị động sang ứng phó, sang chủ động phòng ngừa, bảo vệ và phục hồi.
Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường được hoàn thiện, đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các mô hình, công nghệ hiện đại được triển khai trong tái chế, xử lý chất thải…
Năm 2023, dự báo thế giới tiếp tục đối mặt với những thách thức do khủng hoảng khí hậu, môi trường… Trong bối cảnh đó, ngành tài nguyên và môi trường tiếp tục đặt trọng tâm năm 2023 là năm “Chủ động, hội nhập, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả” để đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát huy các nguồn lực tài nguyên và môi trường cho tương lai bền vững.
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm ngành đặt ra là: Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, phát huy các nguồn lực tài nguyên; đẩy mạnh chuyển đổi xanh, từng bước phục hồi các hệ sinh thái; thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong thập kỷ phát triển bền vững; hiện đại hóa công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai; triển khai kế hoạch hành động thực hiện cam kết chính trị với các đối tác, tận dụng các thời cơ, chuyển hóa các thách thức, đưa đất nước phát triển trên con đường xanh, chủ động ứng phó trước các thách thức của biến đổi khí hậu; hiện đại hóa hạ tầng không gian địa lý; ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát tài nguyên và môi trường.
Đổi mới đồng bộ thể chế phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện, đưa vào vận hành đồng bộ hệ thống hạ tầng thông tin, dữ liệu, mạng lưới quan trắc; thực hiện chuyển đối số ngành tài nguyên và môi trường…
Phát biểu và chỉ đạo hội nghị, người đứng đầu ngành tài nguyên và môi trường đã đề nghị toàn ngành cần quyết tâm triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như: Rà soát các kế hoạch hành động phù hợp với tình hình mới, hoàn thành công tác lập phê duyệt quy hoạch, đảm bảo quỹ đất, tài nguyên đầu vào cho nền kinh tế, tiếp tục giải quyết các vướng mắc, giải phóng các nguồn lực của Nhà nước, nguồn lực xã hội cho phát triển. Nguồn thu từ tài nguyên và môi trường đóng góp 18 - 20% thu ngân sách nội địa.
Chủ động thực hiện các giải pháp phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, cải thiện các chỉ số thành phần môi trường; thu hút nguồn lực xã hội phát triển hạ tầng môi trường, hoàn thành mục tiêu 92% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 96% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn; 40% rác thải sinh hoạt được xử lý theo mô hình đốt rác, phát điện, tái chế thay cho chôn lấp. Hoàn thành đánh giá khả năng chịu tải, lập phân vùng và hạn ngạch xả nước thải vào các lưu vực sông quan trọng; phục hồi môi trường các sông, hồ.
Triển khai thực hiện các mục tiêu cam kết về bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền và trên biển đã được thế giới chính thức thông qua tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia Công ước đa dạng sinh học; quyết liệt triển khai cam kết về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 với hỗ trợ công nghệ, tài chính từ các đối tác, chuyển đổi năng lượng từ than sang năng lượng sạch, tái tạo, giảm phát thải từ sử dụng đất và rừng; thí điểm, nhân rộng các mô hình thích ứng, tăng cường sức chống chịu, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu.
Tiếp tục phân cấp thẩm quyền đi đôi với kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện; đơn giản hóa 15% - 20% thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục thiết yếu; đưa chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với thủ tục đất đai và môi trường tăng 2-3%...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hà Nội Xanh và quyết tâm “hồi sinh” những con sông ô nhiễm tại Hà Nội

Doanh nghiệp chung tay giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường

Lễ phát động quốc gia Ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới năm 2023

Đồng Nai: Xử phạt 140 triệu đồng, buộc di dời một doanh nghiệp vi phạm môi trường

Thời tiết ngày 20/3: Bắc Bộ vào đợt nắng nóng đầu tiên, nhiệt độ cao nhất 37 độ C
Tin cùng chuyên mục

Ban hành 5 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

Đợt nắng nóng đầu tiên của Bắc Bộ sẽ diễn ra vào 21/3

Hội thảo: Giảm phát thải cacbon trong các ngành sản xuất công nghiệp

Thời tiết miền Bắc sắp vào đợt nắng nóng

Khôi phục và bảo tồn rừng góp phần giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu

Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và đồ uống giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Doanh nghiệp “bắt tay” hợp tác thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Lại liên tiếp xảy ra động đất tại tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi

Thời tiết ngày 14/3: Bắc Bộ nắng ấm dần nhưng chuẩn bị có mưa phùn, sương mù

Hơn 600 người hưởng ứng lễ ra quân dọn rác, trồng cây ở Sa Pa

Sử dụng bã thải thạch cao làm vật liệu xây dựng: Tiềm năng lớn

Tái chế rác thành phân vi sinh và hạt nhựa

Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc có mưa phùn trong ngày 8/3

Panasonic được vinh danh “Hãng kỹ thuật của năm” giải thưởng Ashui Awards

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi rét đậm

Đề xuất mức thuế BVMT bao bì khó phân hủy tương đương với thế giới

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng "Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á"

Tồn trữ 12,7 triệu tấn bã thải gyps: Cấp thiết sử dụng chất thải làm vật liệu xây dựng

Ngành công nghiệp tái chế: Tương lai và góc nhìn từ Nhựa Duy Tân
