Chất lượng là “chìa khóa” mở cửa thị trường EU cho hồ tiêu Việt

Thị phần mở rộng, hồ tiêu Việt được người tiêu dùng EU biết đến ngày càng nhiều. Chất lượng là yếu tố tiên quyết để hồ tiêu Việt đứng vững tại thị trường này.
Dự báo, thời gian tới, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ duy trì mức thấp Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho thị trường Hoa Kỳ Điểm tên 10 thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam

EU tăng nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Việt Nam

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu 39,69 nghìn tấn hồ tiêu, trị giá 200,45 triệu EUR (tương đương 213,72 triệu USD), giảm 25,4% về lượng và giảm 25,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu bình quân hồ tiêu của EU từ thế giới đạt mức 5.051 EUR/tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ duy trì mức thấp
Chất lượng là “chìa khóa” mở cửa thị trường EU cho hồ tiêu Việt

6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường ngoại khối đạt 24,28 nghìn tấn, trị giá 104,36 triệu EUR (tương đương 111,26 triệu USD), giảm 32,2% về lượng và giảm 38,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, EU nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu từ Việt Nam, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc.

6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam đạt 15,15 nghìn tấn, trị giá 60,24 triệu EUR (tương đương 64,23 triệu USD), giảm 23,2% về lượng và giảm 36% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị phần hồ tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thế giới tăng từ 37,08% trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 38,18% trong 6 tháng đầu năm 2023.

Tương tự, EU giảm mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ Brazil, tốc độ giảm 53,2% về lượng và giảm 58,0% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,17 nghìn tấn, trị giá 14,46 triệu EUR (tương đương 15,42 triệu USD). Thị phần hồ tiêu của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thế giới giảm từ 16,75% trong 6 tháng đầu năm 2022 xuống 10,51% trong 6 tháng đầu năm 2023.

Cơ cấu thị trường cung cấp hạt tiêu cho EU (% tính theo lượng) Nguồn: Eurostat. Tỷ giá 1 EUR = 1,0662 USD

Cơ cấu thị trường cung cấp hồ tiêu cho EU (% tính theo lượng)

Nguồn: Eurostat. Tỷ giá 1 EUR = 1,0662 USD

“Đối với ngành hàng hồ tiêu và cây gia vị trước và sau khi có Hiệp định EVFTA đã có sự khác biệt rõ ràng về thuế”, bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam – chia sẻ và cho biết, EVFTA đã tạo cú hích, động lực tích cực cho doanh nghiệp trong việc đặt mục tiêu mở rộng và tiếp cận thị trường EU trong kế hoạch kinh doanh của mình.

Cũng theo bà Hoàng Thị Liên, 8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường EU đạt gần 35 nghìn tấn, chiếm 18,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Thị phần hồ tiêu tại thị trường EU tăng, khách hàng, người tiêu dùng EU ngày càng biết đến nhiều hơn sản phẩm hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam.

“EU là thị trường chất lượng cao, tuy nhiên, đi liền với nó đó là giá trị gia tăng rất lớn. Do đó, đây là thị trường mà các doanh nghiệp dù có quy mô lớn hay nhỏ đều phải hướng đến. Doanh nghiệp tìm mọi ngóc ngách, phân khúc phù hợp với mình”, bà Hoàng Thị Liên cho biết.

Quan trọng nhất vẫn là vấn đề chất lượng

Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường này, theo bà Hoàng Thị Liên câu chuyện thị trường và chất lượng hết sức quan trọng.

Bởi lẽ, hiện EU đặt ra khoảng hơn 500 tiêu chí về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà chúng ta cần phải kiểm soát trong hồ tiêu và cây gia vị nói chung. Các tiêu chí này tạo nên sức ép rất lớn cho toàn bộ chuỗi từ sản xuất đến xuất khẩu.

“EU là thị trường khó tính và doanh nghiệp cần liên tục cập nhật các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát chất lượng. Năm nay, có thể chỉ dừng ở con số 507 tiêu chí về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tuy nhiên, sang năm, con số này có thể tăng thêm 1-2 tiêu chí nữa. Họ liên tục cập nhật thị trường để làm sao đảm bảo tiêu chí về chất lượng, an toàn thực phẩm”, bà Liên chia sẻ.

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc kiểm soát chuỗi cung ứng trong nội bộ ngành, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đang khuyến nghị các doanh nghiệp hướng tới phương thức hợp tác chặt chẽ, có cam kết trong thời gian dài với nông dân. Đây được xem là giải pháp căn cốt giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được sản phẩm đầu ra của thị trường.

“Sản phẩm chúng ta có thể làm được tốt nhất chưa chắc đã là cái mà thị trường mong muốn nhất. Do đó, hiện Hiệp hội đang đẩy mạnh liên kết sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường, cung cấp cho thị trường sản phẩm thị trường cần chứ không phải cung cấp cho thị trường sản phẩm chúng ta có”, bà Liên chia sẻ.

Diễn biến giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của EU qua các tháng năm 2022 – 2023 (ĐVT: EUR/tấn) Nguồn: Eurostat
Diễn biến giá nhập khẩu bình quân hồ tiêu của EU qua các tháng năm 2022 – 2023 (ĐVT: EUR/tấn) Nguồn: Eurostat

Theo các chuyên gia, việc đẩy mạnh liên kết từ gốc sản xuất sẽ giải quyết được hai vấn đề về bền vững. Thứ nhất, bền vững với nhiều khía cạnh môi trường, kinh tế, thu nhập bền vững để người nông dân yên tâm và gắn bó với cây hồ tiêu. Thứ hai, đó là vấn đề truy xuất nguồn gốc.

Và với các nền tảng chắc chắn từ gốc sản xuất sẽ thuyết phục được thị trường xuất khẩu bằng chất lượng. Sau đó, mới là câu chuyện xây dựng thương hiệu, thông qua các chương trình làm các giấy chứng nhận mà đã được các tổ chức nước ngoài công nhận. Khi đó, sản phẩm đi vào thị trường một cách thuận lợi hơn.

Liên quan đến câu chuyện về chất lượng, theo bà Trần Như Trang – Chuyên gia Chương trình Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), mối quan tâm hàng đầu của thị trường này đó là an toàn thực phẩm và tính bền vững ở tất cả các cấp các ngành hàng. Môi trường, yêu cầu pháp lý sẽ trở nên chặt chẽ hơn, tăng cường kiểm soát, mở rộng danh sách các chất bị cấm và chỉ tiêu dư lượng hoá chất (MRLs) thấp hơn (chứng chỉ sản phẩm). Các chứng nhận quy trình, tiêu chuẩn tự nguyện và nhãn mác sẽ ngày càng được khai thác để tăng sự tin tưởng, đảm bảo tuân thủ và truy xuất nguồn gốc.

Do đó, các tổ chức, tập đoàn và doanh nghiệp nhỏ và vừa cần chủ động để giữ vững vị thế tại thị trường xuất khẩu chủ lực này. Cần chuyển từ số lượng sang chất lượng. Những hạn chế mới mang đến cơ hội cho các lĩnh vực và nhà điều hành kinh doanh chủ động và sáng tạo.

Về việc này, theo bà Liên, nếu sản phẩm qua được yêu cầu của thị trường về chất lượng thì nghiễm nhiên sẽ vào được thị trường một cách dễ dàng, thuận lợi, bởi EU đang rất chào đón các sản phẩm hồ tiêu và cây gia vị của Việt Nam và Việt Nam là nguồn cung cấp chính hồ tiêu của tại EU. Hiện hồ tiêu Việt Nam chiếm tới 45% thị phần nhập khẩu của EU.

Bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, bà Liên cũng kiến nghị các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ trong công tác xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, cập nhật yêu cầu thị trường nhanh hơn để doanh nghiệp có thể nắm được và điều chỉnh trong vấn đề giao thương.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong ngành cũng cần các ưu đãi về lãi suất vay, các khoản tín dụng tập trung cho ngành công nghiệp chế biến, khi đó, sẽ mang lại lợi nhuận, giá trị cao hơn cho cả doanh nghiệp và nông dân.

Hiện một số doanh nghiệp hồ tiêu đã xây dựng được thương hiệu riêng cho mình tại thị trường EU. Tuy nhiên, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU vẫn được xem là thương hiệu chung của một quốc gia. Do đó, làm thế nào để có thể xây dựng được thương hiệu chung cho cả ngành hàng này tại thị trường EU cũng là vấn đề đang được đặt ra.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La: Chủ động các giải pháp đáp ứng quy định chống phá rừng của châu Âu

Sơn La: Chủ động các giải pháp đáp ứng quy định chống phá rừng của châu Âu

Mặt hàng cà phê của Sơn La là một trong những mặt hàng chịu tác động từ Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR).
Đáp ứng Thoả thuận xanh EU: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp

Đáp ứng Thoả thuận xanh EU: Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp

EU là thị trường xuất khẩu lớn nhưng với Thoả thuận xanh EU, con đường đưa hàng hoá sang thị trường này của doanh nghiệp Việt Nam xác định sẽ gập ghềnh.
Đáp ứng Thỏa thuận xanh EU: Doanh nghiệp dệt may cần chọn điểm rơi thích hợp

Đáp ứng Thỏa thuận xanh EU: Doanh nghiệp dệt may cần chọn điểm rơi thích hợp

Không có lời giải chung để đáp ứng các quy định trong Thỏa thuận xanh EU, mỗi doanh nghiệp dệt may cần căn cứ trên quy mô, khách hàng và chọn điểm rơi thích hợp
Thực hiện hiệp định EVFTA: Bắc Giang tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu

Thực hiện hiệp định EVFTA: Bắc Giang tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu

Đón bắt cơ hội từ EVFTA mang lại, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch, chủ động tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.
Bắc Ninh: Chủ động tận dụng cơ hội từ EVFTA

Bắc Ninh: Chủ động tận dụng cơ hội từ EVFTA

Là "thủ phủ công nghiệp", nằm trong top các địa phương có mức tăng trưởng lớn của cả nước, tỉnh Bắc Ninh đã, đang chủ động tận dụng cơ hội từ EVFTA mang lại.

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định EVFTA, cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam

Hiệp định EVFTA, cơ hội lớn cho ngành logistics Việt Nam

Hiệp định EVFTA mang lại cơ hội về thu hút đầu tư, gia tăng nhu cầu vận chuyển, tuy nhiên quá trình này cũng bộc lộ những thách thức với ngành logistic Việt Nam
Quy định chống mất rừng của EU: Ngành cà phê ca cao đã tuân thủ

Quy định chống mất rừng của EU: Ngành cà phê ca cao đã tuân thủ

Quy định chống mất rừng của EU (EUDR) được nhận định là thách thức nhưng cũng không phải không có cơ hội cho ngành cà phê ca cao Việt Nam.
Tận dụng lợi thế từ EVFTA, xuất khẩu thủy sản có cơ hội phục hồi

Tận dụng lợi thế từ EVFTA, xuất khẩu thủy sản có cơ hội phục hồi

Nhờ các cam kết của Hiệp định EVFTA, thuỷ sản Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế để tiếp cận thị trường EU trong thời gian tới.
Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Âu

Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Âu

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã trở thành một trong những đòn bẩy thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Bắc Âu thời gian qua.
Gạo Việt Nam được thị trường châu Âu đón nhận

Gạo Việt Nam được thị trường châu Âu đón nhận

Trong 2 năm vừa qua không có bất kỳ lô hàng gạo nào của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU bị cảnh báo. Gạo Việt Nam đã được thị trường châu Âu đón nhận.
Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của châu Âu: “Chìa khoá” duy trì hiệu quả Hiệp định EVFTA

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của châu Âu: “Chìa khoá” duy trì hiệu quả Hiệp định EVFTA

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của EU là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp xuất khẩu nếu muốn tiếp tục tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA.
EVFTA thúc đẩy xanh hóa ngành nông sản, thực phẩm

EVFTA thúc đẩy xanh hóa ngành nông sản, thực phẩm

Doanh nghiệp cần nghiêm túc nghiên cứu và thực hành các tiêu chuẩn xanh của EU để tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong EVFTA, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu.
Tận dụng EVFTA để xuất khẩu cà phê sang Bắc Âu: Giải pháp nào để thực thi Quy định chống phá rừng?

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu cà phê sang Bắc Âu: Giải pháp nào để thực thi Quy định chống phá rừng?

Quy định chống phá rừng của EU được Nghị viện thông qua ngày 29/6/2023 và áp dụng từ 30/12/2024. Cà phê là một trong những mặt hàng chịu ảnh hưởng của quy định.
Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam tại Thuỵ Điển là cơ hội quảng bá, giúp hàng hóa Việt Nam tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào thị trường Thuỵ Điển và khu vực Bắc Âu.
Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đi đầu trong việc phát triển bền vững và lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi cung cầu để tận dụng EVFTA
EVFTA góp phần nâng tầm, khẳng định vị thế hàng Việt tại thị trường Hà Lan

EVFTA góp phần nâng tầm, khẳng định vị thế hàng Việt tại thị trường Hà Lan

Với những ưu đãi thuế quan từ EVFTA, hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam sang châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng đã, đang được nâng tầm, khẳng định vị thế.
EVFTA tạo “cú huých” hút dòng vốn FDI từ Hà Lan vào Việt Nam

EVFTA tạo “cú huých” hút dòng vốn FDI từ Hà Lan vào Việt Nam

EVFTA đã và đang tác động tốt đến tình hình thu hút đầu tư, nguồn lực từ EU vào Việt Nam. Trong đó, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với đa dạng các lĩnh vực.
Bộ chỉ số FTA Index thúc đẩy địa phương tiệm cận với các FTA

Bộ chỉ số FTA Index thúc đẩy địa phương tiệm cận với các FTA

Bộ chỉ số FTA Index sắp ra mắt được kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội để các địa phương tiệm cận hơn và đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu.
Tận dụng CPTPP, Việt Nam trở thành “mảnh đất hứa” trong thu hút FDI

Tận dụng CPTPP, Việt Nam trở thành “mảnh đất hứa” trong thu hút FDI

Kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ tháng 1/2019, trong những năm qua, thu hút đầu tư FDI từ khối này ngày càng khả quan hơn.
Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Longform | FTA, khẳng định vị thế của Việt Nam trên “sân chơi” kinh tế toàn cầu

Tiến trình tham gia, ký kết các FTA đã chứng tỏ vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy thương mại tự do và hội nhập kinh tế, thương mại trên thế giới.
Những tác động tích cực của Hiệp định EVFTA sau 3 năm thực thi

Những tác động tích cực của Hiệp định EVFTA sau 3 năm thực thi

Không chỉ tăng cường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư từ châu Âu, sau 3 năm thực thi, Hiệp định EVFTA còn tác động thúc đẩy cải cách thể chế tại Việt Nam.
Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” cho xuất khẩu cà phê vào EU

Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” cho xuất khẩu cà phê vào EU

Từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngành cà phê Việt Nam liên tục tăng tốc xuất khẩu sang EU khi nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội này.
Doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA, thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU

Doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA, thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-EU

EuroCham đánh giá cao Việt Nam-EU thiết lập khuôn khổ hợp tác vững chắc, đặc biệt các thỏa thuận quan trọng như Hiệp định EVFTA, tạo động lực hợp tác kinh tế.
Số lượng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xuất khẩu sang EU còn thấp

Số lượng doanh nghiệp xây dựng thương hiệu xuất khẩu sang EU còn thấp

Dù Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) thực thi gần 3 năm, nhưng số lượng doanh nghiệp Việt xây dựng được thương hiệu xuất khẩu sang EU còn thấp.
EuroCham: Sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vẫn mạnh mẽ

EuroCham: Sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vẫn mạnh mẽ

EuroCham đánh giá, sức hấp dẫn đầu tư toàn cầu của Việt Nam vẫn mạnh mẽ, đặc biệt, Việt Nam được xếp vào Top 10 điểm đến FDI hàng đầu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động