Cách nào bảo vệ doanh nghiệp dệt may khi đối tác phá sản?

Đã có doanh nghiệp dệt may mất một lượng tiền lớn bởi nhãn hàng đối tác phá sản, làm sao để tránh được sự cố tương tự trong bối cảnh thị trường chưa ổn định?
Doanh nghiệp dệt may “lấn sân” thị trường thời trang nội Chi phí đầu vào liên tục tăng, doanh nghiệp dệt may xoay sở ra sao?

Nhiều thách thức

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho hay, mới đây, một nhãn hàng của Mỹ phá sản, khiến 38 doanh nghiệp Việt Nam mất lượng tiền lớn và không lấy lại được. “Đạo luật phá sản của Mỹ rất rõ ràng, khi phá sản, đầu tiên phải đóng thuế đủ, hai là trả ngân hàng, ba là trả quyền lợi người lao động, bốn là mới trả cho khách hàng”, ông Giang nói.

Trên thực tế, sau dịch Covid-19 nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may vẫn ở mức thấp khiến nhiều nhà bán lẻ giảm bớt quy mô kinh doanh, thậm chí phá sản. Tác động của vấn đề này tới doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chỉ là thiếu đơn hàng cho sản xuất mà còn là không thu hồi được tiền hàng đã giao cho đối tác. Đáng lo, đến thời điểm này chưa có công cụ pháp lý nào đủ mạnh hỗ trợ doanh nghiệp trong nước thu hồi vốn khi đối tác phá sản.

Cách nào bảo vệ doanh nghiệp dệt may khi đối tác phá sản?
Cách nào bảo vệ doanh nghiệp dệt may khi đối tác phá sản?

Về vấn đề này, ông Giang cho rằng, cần một đạo luật hoặc, cơ quan tư pháp của Việt Nam để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi xảy ra các sự cố tương tự. “Đạo luật của Mỹ cực kỳ chặt chẽ, bảo vệ lợi ích của phía họ. Vì vậy, doanh nghiệp ngành dệt may nói riêng, doanh nghiệp ở các ngành xuất khẩu khác vào thị trường Mỹ luôn chịu rủi ro và thách thức”, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhấn mạnh.

Cũng theo ông Giang, bên cạnh nguy cơ mất tiền khi đối tác phá sản, doanh nghiệp dệt may trong nước hiện phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Đầu tiên là tiêu chuẩn kép của các thị trường nhập khẩu. Những thị trường này luôn đưa ra các tiêu chuẩn mới và khó buộc nhà sản xuất phải tuân thủ.

Nhãn hàng đưa vào Việt Nam những tổ chức đánh giá và đặt ra những tiêu chuẩn không đồng nhất khiến doanh nghiệp phải “bơi” với các tiêu chuẩn phù hợp để có đơn hàng. Cùng đó là thách thức quan trọng liên quan đến Đạo luật chống lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ của Mỹ; thách thức liên quan đến công nghệ sản xuất, chỉ khi bắt nhịp được và sử dụng công nghệ sản xuất ra sản phẩm thân thiện môi trường, ngành dệt may Việt Nam mới có thể phát triển bền vững.

Lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng của doanh nghiệp dệt may. Lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho hay, 6 tháng đầu năm 2024, lao động trong ngành giảm đáng kể từ 6 - 20%, tùy doanh nghiệp.

Một dây chuyền sản xuất đã ổn định, tuyển công nhân mới phải đào tạo tối thiểu 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, pháp luật quy định người lao động vào làm việc 1 tuần phải ký hợp đồng lao động. Trong khi đó, lao động không có tay nghề vào một tuần làm được rất ít việc”, ông Giang cho hay.

Mặt khác, Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 đã phê duyệt từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện. Chiến lược này cực kỳ quan trọng nhưng vận hành ra sao để các địa phương phải phát triển khu công nghiệp theo quy hoạch, kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp dệt nhuộm, giảm thiểu tối đa nhập khẩu nguyên liệu mới quan trọng.

Chính phủ và Bộ Công Thương đã nỗ lực ký các hiệp định thương mại tự do nhưng doanh nghiệp không chủ động được nguồn nguyên liệu thì không thể tận dụng được ưu đãi thuế quan. Hiện nay, riêng vải, mỗi năm Việt Nam mất khoảng 16 tỷ USD/năm nhập khẩu mặt hàng này và hầu hết từ Trung Quốc”, ông Giang nhấn mạnh.

Chủ động, linh hoạt ứng phó với biến động thị trường

6 tháng đầu năm, ngành dệt may xuất khẩu khoảng 19,539 tỷ USD, tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm 2023. Tiềm năng trưởng xuất khẩu của ngành nửa cuối năm là khả quan, nhất là khi các doanh nghiệp dệt may trong nước được hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước xung quanh.

Để ngành dệt may tận dụng được cơ hội, phục hồi ổn định, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, đối tượng khách hàng và sản phẩm. Cùng đó, chủ động theo dõi và linh hoạt ứng phó với biến động thị trường.

Ở khía cạnh hội nhập, ông Trịnh Minh Anh- Chánh văn phòng, Ban Chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về Kinh tế, Bộ Công Thương, nhận định, dệt may là ngành có mức độ hội nhập rất lớn, cũng là ngành được hưởng nhiều lợi ích trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.

Song bên cạnh những cơ hội, các FTA mang lại cho xuất khẩu nói chung, ngành dệt may nói riêng nhiều thách thức, như: Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường quốc tế, phải đáp ứng các cam kết tiêu chuẩn có chất lượng cao cũng như tốc độ và quy mô sản xuất, những rào cản kỹ thuật và quy định môi trường - sản xuất xanh…

Để tận dụng được những lợi thế mà các FTA mang lại, theo ông Minh Anh, các doanh nghiệp cần luôn cập nhật những thông tin mới, hướng dẫn, đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp cận và tận dụng FTA một cách triệt để.

Bám sát thông tin, hướng dẫn từ các cơ quan chức năng để chủ động đáp ứng những thay đổi thương mại của quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp cần sẵn sàng cải tiến sản phẩm, quy trình để đáp ứng quy định của thị trường quốc tế và đủ tiêu chuẩn để hưởng lợi từ các FTA.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Theo Quyết định 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, từ ngày 5/5/2025, VCCI chấm dứt việc cấp C/O, CNM và mã số REX.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Sáng 22/4, Công ty TNHH Logistics Quốc tế Bắc Giang tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang theo tiêu chuẩn xanh, thông minh, lớn nhất miền Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Sáng 22/4, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm “Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt” theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Diễn ra 6 ngày tại Hà Nội, Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã tại khu vực miền Bắc quy tụ 167 gian hàng đặc sắc
Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ, trở thành những thương hiệu quốc gia tiêu biểu, có sức lan tỏa và được thị trường trong nước và quốc tế ghi nhận.
Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh những năm qua đã phản ánh sức mạnh, nội lực vươn lên của các doanh nghiệp, thương hiệu hàng đầu trong nước.
Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Các chương trình xúc tiến thương mại xuất khẩu theo các lĩnh vực, ngành hàng hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Đà Nẵng tiếp cận, mở rộng thị trường.
Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngày 20/4 hàng năm được chọn là Ngày Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đánh dấu hành trình xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại được xác định là giải pháp quan trọng giúp khai mở và đa dạng thị trường, ổn định xuất khẩu trong bối cảnh thương mại thế giới bất ổn.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới là chiến lược bền vững, giúp doanh nghiệp Việt khẳng định vị thế, tạo sức cạnh tranh dài hạn trên thị trường.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Trà, Cà phê, Thực phẩm và Đồ uống đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh thu hút rất đông người tham dự.
Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ tháng 4/2025 tập trung bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu.
Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri đang dần trở thành cầu nối giao thương thiết thực giữa sản phẩm nông nghiệp Gia Lai và thị trường tiêu dùng Campuchia.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng, cần có các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần nội địa.
Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Tham dự hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước.
Mobile VerionPhiên bản di động