Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi 5 đề xuất đến Chủ tịch FIATA

Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi 5 đề xuất đến Chủ tịch FIATA.
Chùm ảnh: Đoàn công tác của Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Tiền Giang Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc trực tuyến với Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE

Từ đầu năm 2024 đến nay tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động, ảnh hưởng đến hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Trước thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có thư gửi Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Giao nhận (FIATA) trao đổi, thúc đẩy hợp tác và đề xuất một số nội dung liên quan đến vấn đề này.

Thông quan xuất khẩu hàng hóa tại Cảng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Thông quan xuất khẩu hàng hóa tại cảng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Trong thư, thay mặt Bộ Công Thương nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi đến ông Turgut Erkeskin - Chủ tịch FIATA lời chúc mừng nồng nhiệt nhân dịp ông kết thúc thành công chuyến công tác tại Việt Nam với tư cách là Chủ tịch FIATA.

Trong những năm qua, FIATA đã thể hiện vai trò là một tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực logistics, tập hợp 114 hiệp hội logistics quốc gia, có phạm vi hoạt động tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, với khoảng 40.000 doanh nghiệp trên thế giới có liên quan. Việt Nam đánh giá cao vai trò của FIATA, thể hiện qua việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp các Chủ tịch FIATA đến thăm Việt Nam trong 2 năm liên tiếp 2023-2024. Việt Nam cũng vinh dự được FIATA lựa chọn làm địa điểm đăng cai Đại hội FIATA vào tháng 10/2025.

Tại buổi tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 9 tháng 7 năm 2024 vừa qua, ông Turgut Erkeskin đã cam kết sẽ ủng hộ mạnh mẽ các cơ quan nhà nước Việt Nam, trước hết là Bộ Công Thương, nhằm thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics và đưa Việt Nam thành một trung tâm dịch vụ logistics của khu vực và thế giới.

Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị ông Turgut Erkeskin và FIATA chia sẻ thông tin, tư vấn, hỗ trợ về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh; giải pháp phát triển logistics nông nghiệp, công nghiệp; phát triển các hành lang thương mại - logistics; phát triển hạ tầng logistics; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành.

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế hướng về xuất khẩu. 6 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 369,62 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 190,73 tỷ USD, tăng 14,9%; trị giá nhập khẩu đạt 178,88 tỷ USD, tăng 17,3%. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 11,85 tỷ USD.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc tại một số cảng châu Á và thiếu container rỗng đã có tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Với vai trò của FIATA là cầu nối quan trọng góp phần thúc đẩy hợp tác về logistics, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên mong muốn ông Turgut Erkeskin và FIATA có thể hỗ trợ, có những biện pháp thiết thực để giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các khó khăn do tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cảng và thiếu container rỗng nêu trên. Trong đó, có thể bao gồm:

Thứ nhất, đề xuất giải pháp của FIATA cho vấn đề có tính toàn cầu này.

Thứ hai, chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp mà các quốc gia và các hiệp hội thành viên của FIATA đã và đang áp dụng, đặc biệt đối với việc xử lý các khoản phí ngoài cước thu tại cảng.

Thứ ba, trong phạm vi ảnh hưởng của mình với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, nhấn mạnh vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu để có ưu tiên phù hợp về phương tiện và thiết bị vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cho thị trường Việt Nam.

Thứ tư, hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong chiến lược định vị Việt Nam là trung tâm sản xuất hàng hóa, địa điểm trung chuyển quốc tế mới của châu Á trong cộng đồng các doanh nghiệp logistics toàn cầu.

Thứ năm, ủy quyền cho các tổ chức Việt Nam tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ FIATA để góp phần nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cao.

Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay: "Chúng tôi cũng sẽ chỉ đạo các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, các hiệp hội và doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics kết nối, hợp tác chặt chẽ, có phương án ứng phó kịp thời để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các diễn biến phức tạp trong tương lai.

Chúng tôi tin tưởng sự hợp tác giữa Bộ Công Thương và FIATA sẽ tiếp tục phát triển, Việt Nam có đóng góp xứng đáng vào việc nâng cao vai trò, vị thế của FIATA và FIATA hỗ trợ hiệu quả giúp Việt Nam hội nhập với thị trường logistics thế giới".

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA