Hoàn thiện Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi):

Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp tổ chức gần 50 hội nghị lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình

Hoàn thiện Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp tổ chức gần 50 hội nghị lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình,...
Bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được chủ động thực hiện kịp thời

Qua 12 năm thực thi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc cho sự phát triển công tác này tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nhu cầu cấp thiết để kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các quy định mới trong Hiến pháp 2013; để phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế, và trên cơ sở nhận diện những hạn chế, bất cập trong quá trình thực thi luật này, cho thấy Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cần được kịp thời sửa đổi, hoàn thiện.

Quá trình xây dựng, hoàn chỉnh Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Ngày 27/7/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 17/2021/QH15 về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Theo đó, Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật với tiến độ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

Ngay sau đó, ngày 24/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo và thời hạn trình các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và Chương trình xây dựng pháp luật năm 2022. Bộ Công Thương được giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Quá trình xây dựng Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) (sau đây gọi tắt là Dự thảo Luật) đã được cơ quan chủ trì soạn thảo tiến hành từ tháng 8/2021 theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các yêu cầu đặt ra của Quốc hội khóa XV. Theo đó, thời gian qua, Bộ Công Thương đã cùng cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật này là Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tiến hành đa dạng, đồng bộ nhiều hoạt động lấy ý kiến rộng rãi đối với Dự thảo Luật bằng cả hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Theo đó, từ tháng 8/2021 đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức gần 50 hội nghị, hội thảo lấy ý kiến, tham vấn, tiếp thu, giải trình,… về Dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp tổ chức gần 50 hội nghị lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)

Cụ thể, ngày 26/9/2022, Chính phủ đã chính thức trình Quốc hội Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) để cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2022. Tại đây đã có 148 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến ở tổ và 23 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến tại hội trường. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết ban hành và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của Dự thảo Luật.

Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp tổ chức gần 50 hội nghị lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày tóm tắt về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội

Ngay sau kỳ họp này, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường liên tục tổ chức 23 phiên làm việc, cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan như các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, Tòa án nhân dân tối cao,... để thảo luận, tiếp thu và giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội đối với Dự án Luật. Rất nhiều hội thảo xin ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp (phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học (phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cũng đã được tổ chức liên tục, gấp rút trong những tháng cuối năm 2022 cho đến nay (tháng 5/2023).

Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp tổ chức gần 50 hội nghị lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình
Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) ngày 9/2/2023

Dự thảo Luật bám sát các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật

Dự thảo đã được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Công Thương và trên nhiều website, ứng dụng, sàn giao dịch thương mại điện tử. Dự thảo đã được lấy ý kiến rộng rãi và đầy đủ của hầu hết các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội luật sư, hiệp hội ngành nghề, viện nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và nhiều cơ quan, tổ chức có liên quan khác của cả trong và ngoài nước. Các ý kiến đóng góp đã được cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật với chất lượng cao nhất.

Bên cạnh đó, để phục vụ quá trình sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các bên liên quan tiến hành thực hiện nhiều báo cáo nghiên cứu tổng kết việc thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 và rà soát các quy định của pháp luật, tổng kết kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chủ trì các hội thảo, toạ đàm với các chuyên gia nước ngoài, đồng thời tổ chức các hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực thi hiệu quả pháp luật và chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực ASEAN.

Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp tổ chức gần 50 hội nghị lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân làm rõ một số nội dung trong Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại Hội thảo Lấy ý kiến hoàn thiện Dự án Luật này

Dự thảo Luật cũng đã được rà soát kỹ lưỡng, liên tục được hoàn thiện để thể chế hoá đầy đủ các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng trong phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các Chỉ thị của Đảng như Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới.

Dự thảo Luật liên tục được hoàn chỉnh để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật và tính khả thi cao trong thực tiễn

Ngay sau Kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan quán triệt, bám sát các mục tiêu chính sách, quan điểm và yêu cầu đối với dự án Luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4. Các cơ quan này đã nhanh chóng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội; tổ chức các cuộc làm việc với nhiều bộ, ngành, cơ quan liên quan (Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Tư pháp, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Tòa án nhân dân tối cao; Thường trực các Ủy ban: Pháp luật, Tư pháp,…); tổ chức hội thảo lấy ý kiến các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh; phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; …

Ngày 15/2/2023, tại Phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết luận một số nội dung như: Đánh giá cao cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo đã chủ động, tích cực tiếp thu, giải trình ý kiến của các Đại biểu Quốc hội; các tài liệu báo cáo được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng; đề nghị các cơ quan có liên quan tiếp tục tổ chức hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến hoàn thiện thêm.

Tại phiên thảo luận về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), của Kỳ họp thứ 5, ngày 26/5/2023, Quốc hội đã nhận được tổng thể 22 ý kiến phát biểu của đại biểu tại Hội trường. Các ý kiến cơ bản thống nhất với bố cục Dự thảo Luật và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra; đồng tình với việc ban hành Dự án Luật này nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong luật hiện hành; dự thảo lần này đã tiếp thu, bổ sung, điều chỉnh khá đầy đủ các nội dung có liên quan. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến, góp ý cụ thể đã được Đại biểu Quốc hội đưa ra và đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra Dự án Luật tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện dự thảo.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã đạt được một số kết quả

Thứ nhất, đảm bảo thể chế hoá đầy đủ các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời kỳ mới: Dự thảo Luật đã được rà soát kỹ lưỡng, liên tục được hoàn thiện để thể chế hoá đầy đủ các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng trong phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới.

Thứ hai, tiếp tục khẳng định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, góp phần bảo vệ quyền hiến định của mỗi công dân: Dự thảo đã quy định “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện từ sớm, kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.” (Điều 6). Đồng thời, dự thảo đã hoàn thiện quy định, bổ sung thêm các quyền của người tiêu dùng (Điều 4) phù hợp với các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và 08 quyền cơ bản được Liên hợp quốc ghi nhận trong “Bản hướng dẫn bảo vệ Người tiêu dùng” theo Nghị quyết số 39/248 ngày 9/4/1985 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (Bản hướng dẫn này được sửa đổi gần nhất là năm 2015).

Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp tổ chức gần 50 hội nghị, lấy ý kiến, tiếp thu, giải trình
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, góp phần bảo vệ quyền hiến định của mỗi công dân

Thứ ba, bảo đảm cân bằng giữa quyền lợi, nghĩa vụ của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh: Bên cạnh việc hoàn thiện các quyền của người tiêu dùng như đã nói ở trên thì dự thảo cũng đã phân tách, bố cục rõ ràng hơn các nghĩa vụ của người tiêu dùng, bổ sung thêm một số nghĩa vụ cần thiết cho người tiêu dùng để cân xứng với các nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Cụ thể, một số nghĩa vụ đã được bổ sung tại Điều 5 của dự thảo, người tiêu dùng có nghĩa vụ: “Bảo đảm cung cấp chính xác, đầy đủ về các nội dung thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ theo quy định của pháp luật”; và “Tuân thủ các điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng của người cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật.”

Dự thảo cũng đã sửa đổi, hoàn thiện hơn quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh, đặc biệt là sửa đổi, sàng lọc các hành vi bị cấm để phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển của nền kinh tế; hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số để phù hợp với thực tiễn kinh doanh, không làm phát sinh trách nhiệm, chi phí bất hợp lý cho tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Để bảo đảm phù hợp với tình hình mới, dự thảo đã bổ sung, hoàn thiện một số quyền của người tiêu dùng, trong đó: bổ sung quyền của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ công; quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng, an toàn,… hoặc không phù hợp với nội dung thông tin đã cung cấp cho người tiêu dùng; quyền được trả lại sản phẩm, hàng hóa và được hoàn lại tiền trong một số trường hợp của giao dịch đặc thù,…

Thứ tư, về tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Thực hiện các yêu cầu tại Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư và để phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước, dự thảo Luật đã quy định rõ, cụ thể trách nhiệm của Bộ Công Thương, của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực; phân tách chi tiết trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân từng cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Dự thảo cũng quy định trách nhiệm xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại trung ương và tại các cấp địa phương, nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ năm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò, trách nhiệm trong tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội: Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả, tăng cường vai trò, trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dự thảo Luật đã quy định rõ các hoạt động tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội, tạo căn cứ rõ ràng, cụ thể để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp được cơ quan nhà nước giao thực hiện các hoạt động theo quy định của luật này thì tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các điều kiện khác theo quy định.

Cùng với các quy định về tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, dự thảo đã quy định về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh: Nâng cao hiệu quả, bảo đảm tính khả thi và đảm bảo sự thống nhất với hệ thống pháp luật là chính sách quan trọng trong quá trình xây dựng Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi). Để thực hiện yêu cầu này, dự thảo Luật đã rà soát kỹ lưỡng, toàn diện các quy định về các phương thức giải quyết tranh chấp; hoàn thiện quyền yêu cầu hỗ trợ thương lượng của người tiêu dùng, xác định rõ trình tự và thủ tục để thực hiện quyền này; làm rõ các quy định về hòa giải, trọng tài, tòa án. Đối với quy định về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Đại biểu Quốc hội và Tòa án Nhân dân tối cao, dự thảo Luật đã hoàn thiện quy định về điều kiện áp dụng thông qua việc bổ sung thêm khoản 5 của Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự để bảo đảm tính đặc thù, khả thi và thống nhất với quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Thứ bảy, đây là lần rà soát, sửa đổi toàn diện, kỹ lưỡng đối với các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới: Một phạm vi rộng các quy định đã được sửa đổi, bổ sung từ quy định chung đến quy định cụ thể trong dự thảo Luật nhằm đảm bảo đáp ứng tối đa các yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, quá trình hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Khái niệm (người tiêu dùng; giao dịch đặc thù và các loại hình có liên quan; người có ảnh hưởng; sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật; tiêu dùng bền vững, …); Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3; Trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh; Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù, giao dịch trên không gian mạng, nền tảng số, bán hàng đa cấp; Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật; Hợp tác quốc tế; Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; Các hành vi bị nghiêm cấm; Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội; Trách nhiệm quản lý nhà nước trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; …

Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội khóa XV thông qua tại phiên họp chiều nay (20/6).
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động