Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần được chủ động thực hiện kịp thời
Ý kiến 05/06/2023 15:47 Theo dõi Congthuong.vn trên
Được biết, để dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được nhanh chóng tổ chức thi hành sau khi được Quốc hội thông qua, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Công Thương đang chuẩn bị kế hoạch triển khai thi hành Luật, xây dựng dự thảo Nghị định và các văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết thực thi Luật, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện tại đi vào thực thi từ ngày 1/7/2011. Qua hơn 10 năm thực hiện, Luật này bên cạnh những điểm tích cực đã bộc lộ nhiều bất cập cần được sửa đổi với thực tiễn đặc biệt là phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của các phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới; yêu cầu bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 cũng như quy định những vấn đề mới, đặc thù, chưa được điều chỉnh bởi pháp luật hiện hành để bảo vệ vị trí yếu thế của người tiêu dùng.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Đặc biệt là cần phù hợp với những định hướng nêu trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới.
Có thể nói, điểm nổi bật của dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đang được thảo luận tại kỳ họp thứ V của Quốc hội đã có nhiều nội dung tối đa hoá quyền lợi của người tiêu dùng trong bối cảnh phát triển mới cũng như phù hợp với xu hướng tiêu dùng bền vững của nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Theo đó các điều luật được Bộ Công Thương trong vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xây dựng theo hướng xác định rõ việc quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải được chủ động thực hiện từ sớm, kịp thời, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật.
Cùng đó để bảo đảm phù hợp với tình hình mới, dự thảo đã bổ sung, hoàn thiện một số quyền của người tiêu dùng, trong đó: bổ sung quyền của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ công; quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng, an toàn,… hoặc không phù hợp với nội dung thông tin đã cung cấp cho người tiêu dùng; quyền được trả lại sản phẩm, hàng hóa và được hoàn lại tiền trong một số trường hợp của giao dịch đặc thù. Đây cũng là những nội dung nổi cộm trong thời gian qua thể hiện rõ những bất cập của Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 trước sự phát triển và đan xen mạnh mẽ của thương mại và công nghệ hiện đại những năm qua.
Theo các chuyên gia, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) khi được thông qua sẽ là công cụ pháp lý đủ mạnh để bảo vệ hơn nữa quyền lợi người tiêu dùng, góp phần tạo dựng thị trường trong nước phát triển lành mạnh và bền vững.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Khi “giang hồ mạng” tổ chức Trung thu cho em

Cơ hội nào cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam?

Lạm thu đầu năm: Vì sao năm nào cũng tái diễn?

680 căn nhà xây dựng trái phép ở Đồng Nai và chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"
Tin cùng chuyên mục

Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360

Nhiệt điện Phả Lại thông tin về Quyết định xử phạt hành chính

Phải công khai những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”

Tin giả, tin sai sự thật và trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Lời xin lỗi "hời hợt" của Hoàng Thùy Linh và những bài học từ sự “vạ miệng”

Hàng lậu, hàng giả lộng hành cuối năm: Trách nhiệm không của riêng ai!

Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Tật xấu “dìm hàng” và câu chuyện con cua

“Hộp ngủ” 2m2 xếp chồng lên nhau: Không thể nhắm mắt “làm liều”

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, nghĩ về mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Vụ cháy chung cư: Khi thói tham lam đi cùng thiếu kiểm tra, giám sát

Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Thí điểm dùng cát biển làm cao tốc: Nhiều lợi ích từ một ứng dụng
