Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã: 'Bài toán' trình độ và chế độ

Thực hiện sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy, nhân lực lãnh đạo quản lý cấp xã nổi lên như một ưu tiên chiến lược quyết định sự thành công của việc bỏ cấp huyện.
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện Cần tránh tình trạng ‘quân anh, quân tôi’ khi sáp nhập tỉnh Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo cấp xã

Tại cuộc họp ngày 11/3, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thống nhất mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo hai cấp: Cấp tỉnh (gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở. Đồng thời, thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sắp xếp, theo đó sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% số đơn vị hành chính cấp cơ sở. Hiện nay trên toàn quốc, cấp xã có 10.035 đơn vị, dự kiến sẽ tổ chức lại chỉ còn khoảng 2.000 - gần như là một huyện nhỏ.

TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cho hay, trước đây, cấp huyện giữ vai trò điều phối các chính sách, kế hoạch từ tỉnh xuống xã, đảm bảo hệ thống quản lý vận hành thông suốt. Khi cấp huyện không còn, cán bộ cấp xã sẽ phải trực tiếp đảm nhiệm các nhiệm vụ quản lý như đất đai, tài chính - ngân sách, đầu tư công, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… Điều này yêu cầu đội ngũ lãnh đạo cấp xã phải được nâng cao về năng lực, chuyên môn và kỹ năng quản lý.

Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã: 'Bài toán' trình độ và chế độ
Người dân làm căn cước tại Bộ phận một cửa UBND huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: An Nhiên

Bên cạnh đó, việc sáp nhập xã sẽ làm tăng đáng kể quy mô dân số và diện tích quản lý, đặt ra áp lực lớn hơn đối với năng lực cung ứng dịch vụ công. Do đó, đội ngũ cán bộ cấp xã cần phải chuyển đổi từ tư duy hành chính đơn thuần sang tư duy quản trị phục vụ, đòi hỏi sự sáng tạo, chủ động và áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý.

Để giải quyết những thách thức trên, theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, cần ưu tiên xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã toàn diện, tập trung vào các kỹ năng quản lý tài chính công, đầu tư, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, cần có các chính sách cụ thể thu hút cán bộ trình độ cao, có kinh nghiệm từ cấp huyện, tỉnh về cấp xã nhằm bổ sung lực lượng nhân sự chất lượng ngay từ đầu.

Công tác bố trí, sắp xếp cán bộ cũng cần được thực hiện khoa học, khách quan, tránh xáo trộn tâm lý, đồng thời cần thiết lập cơ chế xử lý, điều chuyển hợp lý đối với cán bộ dôi dư. Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế giám sát minh bạch, hiệu quả để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã mới.

Ngoài ra, cần xác định rõ các năng lực cốt lõi mà cán bộ lãnh đạo cấp xã cần có, bao gồm khả năng điều hành hành chính hiệu quả, xử lý linh hoạt và sáng tạo các tình huống phức tạp, đa dạng phát sinh trong thực tiễn quản lý.

Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, cần đổi mới mô hình quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ cho các trường học, cơ sở y tế, đồng thời tăng cường giám sát, đánh giá từ cộng đồng để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân.

Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cần được triển khai đồng bộ ở mọi cấp độ quản lý nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro trong quản lý và vận hành. Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử tích hợp liên thông giữa các lĩnh vực quản lý như đất đai, giáo dục, y tế, đầu tư công... sẽ giúp đảm bảo minh bạch, tăng cường hiệu quả giám sát và giảm thiểu sai sót phát sinh.

Tận dụng tối đa nguồn lực sau sáp nhập

Suốt những tuần qua, công cuộc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh và tiến tới bỏ cấp huyện đang vô cùng gấp gáp, khẩn trương. Trung ương làm ngày, làm đêm để kịp tiến độ các phần việc liên quan đến sửa đổi Hiến pháp, pháp luật, xây dựng chính sách để Quốc hội có thể đưa ra quyết định sớm nhất, bảo đảm bộ máy vận hành hiệu quả, thông suốt sau sắp xếp với tầm nhìn phát triển ổn định, không chỉ cho vài chục năm mà cho cả trăm năm và nhiều hơn thế.

Nhìn chung, chủ trương sáp nhập xã, sáp nhập tỉnh để tạo không gian phát triển mới, huy động được tối đa nguồn lực và tiềm năng, giảm thiểu bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian,… được các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các tầng lớp nhân dân,... đồng tình, ủng hộ.

Tỉnh này sẽ sáp nhập với tỉnh nào? Bao giờ thì chính thức bỏ cấp huyện? Các đơn vị hành chính cấp xã trong tỉnh sẽ sắp xếp thế nào? Đó là những vấn đề luôn trong tốp “thịnh hành” về tìm kiếm thông tin, thảo luận, bàn tán sôi nổi.

Trong số đó, quan tâm hơn cả là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Vì chắc chắn, việc sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã, bỏ cấp huyện sẽ ảnh hưởng đến tương lai công việc và cuộc sống của họ.

sẽ hỗ trợ cán bộ thuộc diện tinh giản tìm việc làm mới. Ảnh: Minh Quân
TP. Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ cán bộ thuộc diện tinh giản tìm việc làm mới. Ảnh: Minh Quân

Trên thực tế, trong quá trình sáp nhập và tinh giản biên chế, lực lượng cán bộ, công chức, viên chức gặp nhiều khó khăn trong lựa chọn là những người còn thời gian công tác từ 10 đến 20 năm, ở khoảng độ tuổi 40 - 50 tuổi. Đây là độ tuổi mà phần lớn đã có cuộc sống chớm ổn định và cũng đã quyết định căn bản về nơi an cư, lập nghiệp. Độ tuổi này ở ngưỡng quá tuổi để “nhảy” việc.

Vừa qua, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó, bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi.

Sau đó, Bộ Chính trị đã đồng ý điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tại Kết luận số 75-TB/TW ngày 07/3/2025.

Điều này cho thấy, đây là sự bổ sung cần thiết, giúp những người trong độ tuổi “dở dang” dễ đưa ra quyết định hơn cho tương lai. Tuy nhiên, ngoài những chính sách đó, một trong những điều mà đội ngũ công chức, viên chức cần lúc này là được hỗ trợ tiếp cận công việc mới.

Mới đây, trong chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời tháng 3/2025 do HĐND TP. Hồ Chí Minh phối hợp Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh tổ chức với chủ đề Tinh gọn sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Bắc Nam cho biết, ngoài các chế độ chính sách của Chính phủ, thành phố đang triển khai các giải pháp giới thiệu, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức bị tinh giản do sắp xếp bộ máy đến với các doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ khởi nghiệp hoặc kết nối với khối sản xuất tư nhân.

Có thể nói, TP. Hồ Chí Minh là địa phương tiên phong trong việc này. Đây là một cách làm nhân văn, kịp thời và đáng ghi nhận, thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm sâu sắc của chính quyền đối với người lao động. Giải pháp này không chỉ giúp cán bộ, công chức, viên chức có cơ hội việc làm sau tinh giản, mà còn giúp xã hội tận dụng tối đa nguồn nhân lực, trong đó có nhiều người giỏi.

Bỏ quy định về chính sách hỗ trợ thêm của địa phương

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Tại nghị định, Chính phủ bỏ khoản 6 Điều 19 quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, trình HĐND cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

Chính phủ cũng quy định: "Các trường hợp đã được cấp có thẩm quyền giải quyết chính sách hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định tại khoản 6 Điều 19 Nghị định số 178 trước ngày 15/3/2025 vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ thêm này". Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc khi tinh gọn bộ máy ngoài chính sách, chế độ được hưởng theo Nghị định 178 sẽ không được nhận thêm chính sách hỗ trợ của địa phương.

Nguyễn Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tinh giản biên chế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Sau 8 năm trở lại Trường Sa, Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh xúc động trước sự đổi thay kỳ diệu của đảo xanh và càng vững tin vào thế trận lòng dân nơi hải đảo.
Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Sau khi xem xét hành động vô lễ đối với cựu chiến binh của N.N.G, trường Đại học Văn Lang đã ra thông báo kỷ luật khiển trách đối với nam sinh viên này.
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1.
Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 9/5, Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/5/2025, gió trên hầu khắp các vùng biển hoạt động với cường độ yếu đến trung bình, sóng nhẹ, biển êm.

Tin cùng chuyên mục

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
Chuyện về những sĩ quan

Chuyện về những sĩ quan 'giữ lửa' giữa trùng khơi

Giữa hải trình đầy sóng gió, những sĩ quan làm công tác hậu cần trên tàu 561 đã tiếp sức cho đoàn công tác vượt sóng đến với Trường Sa, nhà giàn DK-1.
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 8/5, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Đảm bảo kinh phí cho lao động nghỉ việc theo Nghị định 178

Bộ Tài chính đảm bảo đủ kinh phí thực hiện chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178 và Nghị định 67 của Chính phủ.
Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Vụ lòng se điếu: Quán Lòng Chát nói gì về nguồn gốc sản phẩm?

Liên quan vụ lòng se điếu, quán Lòng Chát (268 Hồng Lạc, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) thông báo, quán kinh doanh đúng luật, nhập hàng có nguồn gốc xuất xứ.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Với lối đi riêng, thấu hiểu triết lý trong giáo dục, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một môi trường giáo dục "trưởng thành" từ sự khác biệt.
Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Thúc đẩy các mô hình, giải pháp phát triển hạ tầng internet

Việt Nam bày tỏ mong muốn cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy các mô hình, giải pháp quản lý, phát triển tài nguyên và hạ tầng Internet trong tương lai.
Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, nhiều sinh viên của Đại học Văn Lang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị tấn công trên mạng xã hội và ngoài đời.
Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ở nông thôn giúp người dân tiếp cận hàng hóa chất lượng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Chuyện về những người gác rừng, giữ biển ở Côn Đảo

Côn Đảo không chỉ được biết đến là "địa ngục trần gian" mà còn là thiên đường du lịch. Nơi đó, có những người đang ngày đêm canh giữ đem lại sự bình yên cho đảo
Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Đập dâng giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch đóng vai trò điều tiết mực nước, góp phần cải tạo dòng sông ô nhiễm lâu năm giữa lòng Hà Nội.
Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Gửi yêu thương từ đất liền đến Trường Sa, nhà giàn DK-1

Chiều 8/5, Đoàn công tác số 17 đã cập cảng Cát Lái (TP.HCM) kết thúc hành trình đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại Trường Sa, Nhà giàn DK-1.
Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng An toàn thực phẩm nói gì về nguyên nhân lộn xộn thực phẩm giả?

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thừa nhận, cơ chế tự công bố sản phẩm đang bị một số doanh nghiệp lợi dụng để làm ăn phi pháp.
Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Điểm mới trong dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi nhằm tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả.
Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Rà soát số lượng cán bộ dự kiến tinh giản trước 30/6

Bộ Nội vụ vừa có công văn 1814 gửi các bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn triển khai thực hiện tinh giản biên chế giai đoạn 2024-2026.
Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Mức lương tối thiểu vùng sẽ được áp dụng như thế nào?

Tại dự thảo Nghị định về phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ, Bộ Nội vụ đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Trung tâm giải pháp HVAC giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá đào tạo thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật.
Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng từ việc trèo lên cột điện cao thế bắt tổ chim

Điện lực huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) thông tin về vụ tai nạn điện khi một học sinh trên địa bàn xã Nậm Chày trèo lên cột điện cao thế để bắt tổ chim.
Mobile VerionPhiên bản di động