Cần tránh tình trạng ‘quân anh, quân tôi’ khi sáp nhập tỉnh

Ông Nguyễn Túc cho rằng, cần chọn đội ngũ cán bộ tiêu biểu cho sự đoàn kết nhất trí của các tỉnh mới thành lập để tránh tình trạng “quân anh, quân tôi”.
Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập tỉnh Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương! Bao giờ lấy ý kiến nhân dân về phương án sáp nhập tỉnh?

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cơ bản thống nhất chủ trương về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã. Nội dung này đang được lấy ý kiến các cấp ủy, ngành, địa phương để hoàn thiện đề án. Bộ Chính trị sẽ trình hội nghị Trung ương lần thứ 11, dự kiến vào giữa tháng 4.

Chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp lần này hướng tới mục tiêu lớn, với tầm nhìn chiến lược trăm năm.

Tại phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện cả nước có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ tổ chức lại chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị. Khi đó, mỗi xã “gần như là một huyện nhỏ”.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng thông tin, trong đề án Chính phủ trình Bộ Chính trị có nêu, khi bỏ cấp huyện, 1/3 nhiệm vụ của cấp huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã (cơ sở).

Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là cần thiết

- Trong đề án Chính phủ trình Bộ Chính trị vừa xem xét có dự kiến trình phương án giảm 50% số tỉnh, giảm 60-70% đơn vị hành chính cấp xã. Ông nhận định như thế nào về “cuộc cách mạng” sắp xếp, tinh gọn bộ máy và hệ thống chính trị hiện nay?

Ông Nguyễn Túc: Qua kinh nghiệm thực tiễn tôi cho rằng, việc sáp nhập tỉnh từ 63 tỉnh, thành xuống còn hơn 30 tỉnh là việc làm cần thiết. Tại sao cần thiết vì năm 1976 chúng ta đã từng có những đợt sáp nhập tỉnh lớn. Tôi nhớ vào Đại hội IV đưa ra chủ trương là có nền kinh tế quy mô lớn, vì vậy phải tập trung đông để có tốc độ phát triển cao.

ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Văn hóa - Xã hội Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Thanh Tuấn

Tuy nhiên, chúng ta không đạt được kết quả như mong muốn.

Tại sao lúc đó chúng ta làm không thành công vì đất nước vừa vượt qua cuộc chiến tranh, khi đó đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo về quản lý kinh tế,… quản lý một tỉnh đã khó, bấy giờ phải quản lý 2-3 tỉnh lại càng khó khăn hơn.

Bây giờ qua 40 năm đổi mới, đội ngũ cán bộ đã được đào tạo bài bản. Cùng với đó là thời đại 4.0 tạo cho chúng ta rất nhiều điều kiện thuận lợi. Hiện tại đất nước có hơn 100 triệu dân với 63 tỉnh, thành thì bộ máy rất cồng kềnh và đặc biệt chi tiêu nuôi bộ máy chiếm 70% ngân sách. Do đó, đưa ra vấn đề tinh giản bộ máy, trong đó sáp nhập tỉnh, sáp nhập xã, bỏ huyện là việc làm cần thiết lúc này.

Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm

- Với điều kiện kinh tế - xã hội như hiện nay, theo ông, chúng ta cần tổ chức bao nhiêu tỉnh, thành phố là phù hợp?

Ông Nguyễn Túc: Theo dự kiến của Chính phủ và các cơ quan tham mưu, chúng ta phải giảm khoảng 50% số tỉnh, vì đất nước có đặc điểm địa lý rất dài, hình chữ S. Ngoài ra, đặc điểm của đất nước ta qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, hơn 80 năm chống thực dân Pháp, hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ… dẫn đến phân vùng 3 miền. Đất nước ta có cả miền núi, đồng bằng, trung du và biển. Do đó, phải căn cứ vào đặc điểm tình hình đất nước, như vậy ta dự kiến giảm 50% số tỉnh, tức là khoảng 32-33 tỉnh là hợp lý.

Có người nói rằng, Trung Quốc 1,5 tỷ dân, có 34 tỉnh, thành, tuy nhiên chúng ta tham khảo ý kiến quốc tế là cần thiết nhưng dựa trên thực tiễn của đất nước mới là yếu tố quyết định vì thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý. Do đó, theo tôi nghĩ, đề nghị của các cơ quan tham mưu như hiện nay là cần thiết, hợp lý và chúng ta sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Đáp ứng nguyện vọng nhân dân

- Ông có khuyến nghị gì với cơ quan chức năng trong quá trình sáp nhập tỉnh?

Ông Nguyễn Túc: Qua kinh nghiệm, nhập tỉnh, tách tỉnh của chúng ta cho thấy một số vấn đề cần chú ý. Thứ nhất, phải đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Tinh giản bộ máy sẽ bớt phiền hà cho nhân dân, với việc sáp nhập tỉnh lần này, chúng ta làm sao để mặt lợi, mặt ưu việt của việc tinh gọn bộ máy mang lại hiệu quả, hiệu lực thực sự cho dân…

Đồng thời, chúng ta thấy, qua thực tiễn một cuộc cách mạng, một cuộc chỉnh đốn không chỉ có những mặt được, những mặt tích cực mà bao giờ cũng có mặt đối lập và mặt tiêu cực. Do đó, chúng ta cần chọn đội ngũ cán bộ tiêu biểu cho sự đoàn kết nhất trí của tỉnh mới thành lập để tránh tình trạng “quân anh, quân tôi”, mà tất cả phải vì dân, vì nước.

Thứ hai, chú ý đến vấn đề chọn đội ngũ cán bộ từ cấp tỉnh đến Trung ương. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, hiện nay cấp xã có 10.035 đơn vị, dự kiến sẽ tổ chức lại chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị - “gần như là một huyện nhỏ”. Như vậy, nhiệm vụ cấp xã sẽ nặng, do đó phẩm chất cán bộ là quan trọng, nhưng năng lực còn quan trọng hơn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chỉ rõ, quan điểm cốt lõi khi thực hiện việc sắp xếp bộ máy không chỉ đơn thuần là tinh gọn các đầu mối mà phải hướng tới mục tiêu lớn hơn là mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỷ nguyên mới đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thống, tổ chức. Đây không phải là một sự thay đổi ngắn hạn vài chục năm, mà phải có tầm nhìn chiến lược trăm năm, thậm chí vài trăm năm.
Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tinh gọn bộ máy
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Theo ĐBQH Bùi Hoài Sơn, sau ngày thống nhất, văn hóa đã đóng vai trò cầu nối, giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết.
Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Bộ Công Thương mở rộng hợp tác chuyển dịch năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đề nghị Quỹ khí hậu xanh và Ngân hàng Thế giới tiếp tục hỗ trợ Bộ Công Thương các dự án trong quá trình chuyển dịch năng lượng.
Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Quận Ba Đình (Hà Nội) dự kiến còn 3 phường sau sáp nhập

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi quận Ba Đình trên cơ sở các phường hiện nay sáp nhập thành các phường: Ngọc Hà, Ba Đình và Giảng Võ.
Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Khen Abbott, Ohui, Hoàng Tuấn chọn ở đâu khi phủ nhận hàng Việt?

Một đảng viên, quân nhân không thể ví von kiểu "nếu tốt thì bị mua". Phát ngôn của bác sĩ Hoàng Tuấn làm dậy sóng cộng đồng ủng hộ hàng Việt.
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.

Tin cùng chuyên mục

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Bản ghi nhớ Hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Ethiopia nhằm xác định mục tiêu, phạm vi, lĩnh vực, các hoạt động hợp tác, phương thức phối hợp triển khai.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Quyết sách kịp thời vì mạch máu năng lượng cho phát triển

Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là rất kịp thời góp phần đảm bảo điện cho tăng trưởng kinh tế.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Ngày 15/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn 'tọa độ vàng'

Trong buổi lễ thiêng liêng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ai cũng mong muốn lưu giữ cho riêng mình những khoảnh khắc đẹp nhất.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Ngày 14/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

169 hạt sen Việt Nam sẽ cùng nữ phi hành gia Hoa Kỳ gốc Việt Amanda Nguyễn thực hiện hành trình vượt ra ngoài Trái Đất vào tối 14/4/2025 theo giờ Việt Nam.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “vừa là đồng chí, vừa là anh em” qua 75 năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ và là chân lý không thể xuyên tạc.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Vụ việc kẹo Kera, sữa giả 500 tỷ đồng là tội ác không thể dung thứ, cần xử lý nghiêm để làm gương, để bảo vệ cộng đồng và làm trong sạch thị trường thực phẩm.
Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cây gạo ở Hà Nam không chỉ là một gốc cây bị chặt, mà là biểu tượng của ký ức cộng đồng bị tổn thương vì thiếu cơ chế gìn giữ và chia sẻ lợi ích.
Mobile VerionPhiên bản di động