Thứ tư 16/04/2025 17:22

Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Chính phủ vừa ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Bắc Kạn là tỉnh không đạt cả 3 tiêu chuẩn tối thiểu về diện tích, dân số, số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc (Ảnh minh họa)

Theo quyết định trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban. Phó Trưởng Ban gồm: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (Phó Trưởng Ban Thường trực); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn.

Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp; Tài chính; Xây dựng; Nông nghiệp và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo.

Ngoài ra, Ủy viên Ban Chỉ đạo còn có đại diện lãnh đạo: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long.

Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành trong việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành trong việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quá trình tổ chức thực hiện, bảo đảm theo đúng quy định của Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tham mưu, trình Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, Công chức; tham mưu, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp;…

Bộ Nội vụ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, giúp Trưởng ban trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo trình Trưởng ban ký ban hành.

Bộ Nội vụ sử dụng bộ máy của mình để thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Ban Chỉ đạo, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.

Phát biểu kết luận cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thiện thêm một bước Đề án để trình cấp có thẩm quyền diễn ra chiều 11/3, Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, phiên họp thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nội vụ

Tin cùng chuyên mục

Địa phương sáp nhập từ 2 tỉnh không quá 450 đại biểu

Ban Chấp hành cơ quan Đảng Trung ương không quá quá 39 người

Chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?

Độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025-2030 có gì mới?

Khi Tổng Bí thư nói 'Đất nước là quê hương': Đừng níu kéo cái cũ mà cản bước tương lai

Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp tỉnh, thành thuộc Trung ương trong nhiệm kỳ mới

P4G hỗ trợ 2,8 triệu USD cho doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội thông tin về việc sửa đổi Hiến pháp

Tiêu chuẩn cấp uỷ viên các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thời gian cụ thể tiến hành đại hội đảng bộ các cấp

Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự Thanh tra Chính phủ

Tạo nền tảng ký kết các điều ước về dẫn độ

Chủ tịch nước Lương Cường nêu 5 giải pháp lớn vun đắp mối quan hệ Việt - Trung

Đặt tên cấp xã sau sắp xếp được quy định ra sao?

Độ tuổi tham gia Mặt trận Tổ quốc nhiệm kỳ mới

Đề xuất miễn khoảng 7.500 tỷ đồng/năm thuế đất nông nghiệp

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp phải xông pha, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ kép

Doanh nghiệp nhà nước kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp thực hiện ra sao?

Dự kiến sau sáp nhập, diện tích các địa phương ra sao?