Thứ tư 14/05/2025 00:10

Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bình Thuận đã triển khai chính sách giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất

Chính sách này được triển khai tại 11 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao và 21 thôn dân tộc thiểu số xen ghép thuộc các xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic.

Đối với chính sách giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng, đối tượng áp dụng là các hộ đồng bàodân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có nhận khoán bảo vệ rừng. Hạn mức diện tích rừng nhận khoán bảo vệ trên cơ sở thỏa thuận giữa bên nhận khoán và bên khoán là các Ban Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các Công ty TNHH một thành viên nông, lâm nghiệp, nhưng không quá 30 ha/hộ.

Tiền khoán bảo vệ rừng năm 2022 là 200.000 đồng/ha/năm

Riêng đối với các trường hợp đang thực hiện hợp khoán bảo vệ rừng theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt có hạn mức khoán trên 30 ha/hộ thì tiếp tục thực hiện cho đến hết thời gian khoán bảo vệ rừng theo hồ được duyệt và được thực hiện theo định mức kinh phí của chính sách này. Trong đó, định mức kinh phí tiền khoán bảo vệ rừng năm 2022 là 200.000 đồng/ha/năm; từ năm 2023 trở đi là 300.000 đồng/ha/năm.

Đối với chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất, đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống và có đất sản xuất nông nghiệp, có lao động, có khó khăn về vốn, có nhu cầu đầu tư ứng trước. Các mặt hàng thực hiện đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển gồm: Bắp giống, lúa giống, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật. Mặt hàng thực hiện hỗ trợ tiêu thụ nông sản gồm lúa thương phẩm và bắp lai thương phẩm.

Đồng bào trồng bắp lai được đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển

Trong đó, đối với đầu tư ứng trước bắp lai hỗ trợ tối đa không quá 03 ha/hộ/vụ. Nội dung đầu tư gồm: Chi phí làm đất tính theo giá thị trường; giống bắp lai không quá 15 kg/ha; phân bón các loại không quá 550 kg/ha; thuốc bảo vệ thực vật: 08 kg (hoặc 08 lít)/ha.

Đối với đầu tư lúa nước: Theo diện tích gieo trồng thực tế của từng hộ và tối đa không quá 02 ha/hộ/vụ. Nội dung đầu tư gồm: Chi phí làm đất tính theo giá thị trường; giống lúa không quá 160 kg/ha; phân bón các loại không quá 550 kg/ha; thuốc bảo vệ thực vật: 04 kg (hoặc 04 lít)/ha.

Giá cả giống, vật tư, hàng hoá để đầu tư ứng trước bao gồm các khoản chi phí hợp lý theo quy định và giá từng mặt hàng phải bằng hoặc thấp hơn giá cùng thời điểm tại thành phố Phan Thiết và cung ứng theo tiến độ sản xuất từng vụ bằng hiện vật như: Giống cây trồng, phân bón các loại, thuốc bảo vệ thực vật và tiền làm đất.

Hộ đồng bào thanh toán vốn đầu tư ứng trước thông qua việc thu mua sản phẩm nông sản hàng hóa nguồn thu nhập khác.

Hương Giang

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động