Tu Mơ Rông - Kon Tum

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng nâng cao thu nhập từ trồng dược liệu

Dựa vào lợi thế địa phương, huyện Tu Mơ Rông đã khuyến khích đồng bào Xơ Đăng phát triển cây dược liệu nhằm nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Lâm Đồng: Nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm tại vùng đồng bào dân tộc Cao Bằng: Hiệu quả cho đồng bào dân tộc từ trồng gừng hữu cơ xuất khẩu

Là huyện nghèo nhất tỉnh Kon Tum nhưng Tu Mơ Rông lại được thiên nhiên ưu đãi khí hậu quanh năm mát mẻ và đặc biệt là vùng đất có nhiều loại cây dược liệu như: Sâm Ngọc Linh, sâm dây, đương quy, ngũ vị tử... Tận dụng những ưu điểm của thiên nhiên mang lại, huyện Tu Mơ Rông có chủ trương phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Trong đó, sâm Ngọc Linh, sâm dây, đương quy... được xác định là những loại cây chủ lực cũng là hướng thoát nghèo cho đồng bào dân tộc Xơ Đăng.

Đồng bào dân tộc Xơ Đăng nâng cao thu nhập từ trồng dược liệu
Trồng cây dược liệu giúp đồng bào dân tộc Xơ Đăng thoát nghèo

Từ định hướng này, Tu Tu Mơ Rông đã triển khai dự án trồng hơn 4.600 ha sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Dự án được triển khai tại Tiểu khu 218, 220 xã Măng Ri và tiểu khu 225, 226, 227, 229 xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông với tổng vốn đầu tư trên 4.933 tỷ đồng; trong đó, có gần 4.611 ha đất có rừng tự nhiên trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng. Thời gian kiến thiết cơ bản được triển khai từ năm 2018 đến 2026, đến năm 2027 đi vào vận hành sản xuất và kinh doanh.

Dự án được triển khai góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ tài nguyên rừng kết hợp bảo vệ và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng; bảo tồn bền vững nguồn gen quý hiếm của cây sâm và tạo ra sản phẩm hàng hóa từ sâm Ngọc Linh cung cấp cho nhu cầu trong nước và thế giới. Ngoài ra, dự án khi thực hiện sẽ tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động, chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ, góp phần tăng thu nhập, tiến tới xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Sau nhiều năm thực hiện công tác quy hoạch, đến nay, Tu Mơ Rông đã phát triển được hơn 600 ha sâm Ngọc Linh, tập trung tại các xã Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Lây. Đối với hồng đẳng sâm (sâm dây), ngũ vị tử, huyện tập trung phát triển ở các xã Đăk Sao, Đăk Na, Tê Xăng, Măng Ri, Ngọc Yêu…

Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, năm 2019, Tu Mơ Rông đã tổ chức xếp hạng cho một số sản phẩm như: Collagen sâm Ngọc Linh, trà sâm Ngọc Linh hòa tan, trà túi lọc sâm dây, sâm dây khô hút chân không, trà túi lọc ngũ vị tử… của một số hộ cá thể và hợp tác xã chuyên sản xuất dược liệu. Huyện cũng xây dựng và đăng ký sở hữu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý với 4 sản phẩm: Sâm dây, ngũ vị tử, sơn tra và sâm đương quy. Đặc biệt, sản phẩm sâm Ngọc Linh ở xã Măng Ri và Ngọc Lây đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý.

Tu Mơ Rông – Kon Tum: Đồng bào dân tộc Xơ Đăng nâng cao thu nhập từ trồng dược liệu
Tu Mơ Rông đang đổi thay từng ngày

Hiện nay có đến khoảng 80% hộ đồng bào Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông tham gia trồng, phát triển sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu. Đặc biệt, ở các xã như Ngọc Lây, Tê Xăng, Măng Ri có nhiều làng gần như 100% hộ đồng bào đều trồng dược liệu. Cá biệt, ở xã Măng Ri, chính quyền xã vận động mỗi hộ gia đình phải có ít nhất từ 0,5 sào dược liệu trở nên. Toàn xã Măng Ri hiện có trên 50% số hộ dân liên kết với Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum phát triển sâm Ngọc Linh.

Thời gian tới, huyện Tu Mơ Rông sẽ tập trung phát triển các vùng trồng dược liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối dược liệu. Tiếp tục thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có tiềm lực về công nghệ, kinh nghiệm tham gia trồng, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu, trong đó chú trọng xây dựng một số doanh nghiệp hạt nhân trở thành nhà tiên phong để đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác của Tu Mơ Rông có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Để làm được điều này, thời gian qua, các ngành chức năng đã phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn triển khai xây dựng nhiều “vùng xanh” nông nghiệp, trong đó chú trọng thay đổi phương thức sản xuất, bảo vệ tài nguyên rừng kết hợp bảo tồn bền vững nguồn gen quý hiếm tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho nhu cầu trong nước và thế giới.

Hoàng Huy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu đất sản xuất.
Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Không chỉ tiêu thụ ở các kênh truyền thống, nông sản Cao Bằng còn được tích cực tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử để đa dạng đầu ra.
Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Với những lợi thế, “đặc sản” du lịch riêng có, huyện Mù Cang Chảỉ (Yên Bái) đã, đang đưa du lịch trở thành mũi nhọn, tạo bứt phát phát triển kinh tế địa phương.
Bình Phước: Quyết tâm xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Quyết tâm xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2023, Bình Phước tiếp tục đưa ra các mục tiêu cụ thể về công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu giảm tối thiểu 1.000 hộ nghèo.
Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Việc đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử là hoạt động không dễ, cần sự vào cuộc của cả doanh nghiệp, địa phương và người nông dân.

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

Để phát triển hiệu quả ngành hàng sầu riêng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan lưu ý “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.
Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng
Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương có được thành công lớn trong tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử.
Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Dự án Home for Life của Home Credit được triển khai tại tỉnh Yên Bái nhằm hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Nhờ dự án bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Thái ở Quỳ Hợp (Nghệ An) có cuộc sống ấm no, phát triển bền vững hơn.
Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Huyện Quỳ Hợp đã có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp và lồng ghép mô hình trồng cây dược liệu tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện

Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện

Bài toán đảm bảo an toàn hành lang, hạn chế sự cố do khai thác rừng trồng ở vùng cao đã có lời giải từ mô hình chuyển đổi cây trồng trong hành lang lưới điện.
STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

Hơn 600 học sinh tiểu học và 34 giáo viên ở vùng cao tỉnh Lào Cai và Sơn La đã được tiếp cận dự án giáo dục STEM với sự hỗ trợ từ Công ty 3M.
Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện trong doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu gắn với du lịch huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến hết ngày 9/2/2023.
Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, huyện vùng cao Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum còn là vùng đất có nhiều loại dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh...
Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Mùa xuân mới đã về. Không khí xuân tươi vui len lỏi gõ cửa mọi nhà, hiện hữu trên từng đường quê, ngõ xóm.
Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Mùa xuân năm nay dường như về sớm hơn, Tết năm nay chắc chắn sẽ vô cùng đáng nhớ với ngời Mông ở thôn Bản Lầu, xã Trịnh Tường, huyện biên giới Bát Xát, Lào Cai.
Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Phát huy mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phấn đấu xây dựng huyện biên giới Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây tỉnh Gia Lai.
Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Hiện toàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có khoảng 9.881 ha quế, trong đó trồng mới năm 2022 được 580 ha, đạt 100% kế hoạch.
Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm sớm đưa chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào cuộc sống.
Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Mô hình sản xuất ngô sinh khối trên đất lúa thiếu nước đã mang lại hiệu quả cao, giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị thoát nghèo bền vững.
Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.
Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bình Thuận đã triển khai chính sách giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất
Thừa Thiên Huế: Đưa nước sạch về với bà con vùng cao huyện A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đưa nước sạch về với bà con vùng cao huyện A Lưới

Nhãn hàng Huda đã tổ chức lễ khánh thành công trình nâng cấp hệ thống cấp nước sạch tại thôn Kalo, xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động