Quảng Nam: Chè dây Ra Zéh - sản vật của đồng bào Cơ Tu

Chè dây Ra Zéh - cây xóa đói, giảm nghèo và là sản vật của đồng bào Cơ Tu huyện Đông Gang, tỉnh Quảng Nam từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Phong phú sản vật của đồng bào vùng cao tại Quảng Nam

Tại vùng núi Đông Giang, cây chè dây mọc tự nhiên ở vườn đồi, dưới tán rừng tái sinh. Từ bao đời nay, đồng bào Cơ Tu nơi đây vẫn dùng chè dây như một thức uống điều trị bệnh về đường ruột, dạ dày, chữa lành vết loét, giúp an thần và ngủ ngon.

Với đặc tính hữu hiệu trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, tá tràng, chè dây tự nhiên được khai thác gần như cạn kiệt. Do đó, năm 2015, huyện Đông Giang đã xây dựng đề án bảo tồn và phát triển cây chè dây Ra Zéh nhằm phục hồi loại cây có giá trị về mặt y học, đồng thời giúp đồng bào Cơ Tu có sinh kế lâu dài.

Quảng Nam: Chè dây Ra Zéh - sản vật của đồng bào Cơ Tu
Tạo sinh kế cho đồng bào Cơ Tu từ cây chè dây

Qua khảo sát, loại cây này sinh trưởng, phát triển tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng các thôn trên địa bàn xã Tư và một số thôn của các xã vùng giáp ranh, đặc biệt là ở các vườn đồi, rừng tái sinh sau nương rẫy. Do vậy, xã Tư được chọn thí điểm đề án bởi vùng này có chè dây mọc dày đặc ở rừng. Từ đây, bà con được khuyến khích di thực cây chè từ rừng sâu về trồng ở vườn nhà, triền đồi; chính quyền hỗ trợ nguồn giống, kỹ thuật.

Nhờ trồng chè dây, nhiều hộ đồng bào có thu nhập tốt, đời sống được nâng cao. Nhiều hộ đồng bào đã mạnh dạn chặt bỏ vườn keo, đầu tư trồng chè dây. Đồng bào tham gia dự án được hỗ trợ nguồn giống, kỹ thuật nên yên tâm sản xuất, trồng trọt. Đặc biệt, nhờ được hỗ trợ về kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, thời gian bảo quản dài hơn. Trước đây, do khai thác quá mức phục vụ nhu cầu thị trường nên trữ lượng chè dây còn rất thấp và có nguy cơ cạn kiệt; lượng trao đổi, bán ra thị trường nhỏ lẻ không ổn định; khâu chế biến, bảo quản mang tính truyền thống, thủ công của đồng bào Cơ Tu nên chất lượng sản phẩm không đảm bảo, dễ bị ẩm mốc, hư hỏng.

Để chè dây Ra Zéh phát triển bền vững và cho giá trị kinh tế cao, huyện Đông Giang đã có chiến lược hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung ở xã Tư và thành lập hợp tác xã nông nghiệp xã Tư để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Tháng 12/2017, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp xã Tư được thành lập. HTX cung cấp giống cho bà con, làm đầu mối thu mua nguyên liệu, chế biến thành các sản phẩm trà, dược liệu rồi tìm đầu ra, cung cấp cho thị trường.

Quảng Nam: Chè dây Ra Zéh - sản vật của đồng bào Cơ Tu
Những đồi chè dây bạt ngàn tại vùng núi Đông Giang

Luôn đau đáu làm sao để phát triển cây chè dây thành thương hiệu, thế mạnh để bà con Cơ Tu có thêm thu nhập, xóa nghèo, HTX đã tích cực phổ biến, hướng dẫn đồng bào sản xuất chè theo đúng quy trình kỹ thuật. Tất cả các quy trình chế biến chè dây trải qua nhiều công đoạn như: Sơ chế, làm sạch, băm nhỏ, sao, ủ lên men trong nhiều giờ sau đó sấy khô, đóng gói... đều được thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Nhờ vậy, chè dây thành phẩm của HTX có nhiều phấn trắng, nước đậm vị, ngọt hậu, dễ uống và tốt cho dạ dày.

Bên cạnh đó, HTX đã xây dựng nhà xưởng kiên cố, đảm bảo vệ sinh; đầu tư máy móc thiết bị chế biến, không ngừng hoàn thiện quy trình sản xuất, cải tiến bao bì mẫu mã sản phẩm. HTX còn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu “Chè dây Ra Zéh” và đưa sản phẩm tham dự các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.

Năm 2018, sản phẩm “Chè dây Ra Zéh” của HTX đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Năm 2020, HTX cho ra đời dòng “Chè dây Ra Zéh túi lọc” cũng đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sản phẩm đã nhiều lần tham gia hội chợ và được khách hàng ưa chuộng. Thậm chí, nhiều khách hàng khi đã quen sử dụng chè dây Ra Zéh đã tiếp tục đặt hàng và giới thiệu cho nhiều người. Với nhu cầu ngày càng tăng, hiện nay, bà con xã Tư không đủ hàng cung cấp cho thị trường.

Nhờ tổ chức sản xuất, chế biến theo quy trình chuỗi liên kết, có sự đầu tư bài bản về bao bì mẫu mã và chất lượng tốt, chè dây Ra Zéh của đồng bào Cơ Tu huyện Đông Giang từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường. Những đồi chè dây bạt ngàn là minh chứng cho thành công của đề án được triển khai ở huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.

Chè dây Ra Zéh đã được tỉnh Quảng Nam định hướng là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo bền vững cho nhiều hộ đồng bào Cơ Tu. Đề án bảo tồn, phát triển chè dây Ra Zéh đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sinh kế bèn vững cho đồng bào, đồng thời, tạo thương hiệu cho sản vật của núi rừng Quảng Nam.
Việt Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu đất sản xuất.
Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Không chỉ tiêu thụ ở các kênh truyền thống, nông sản Cao Bằng còn được tích cực tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử để đa dạng đầu ra.
Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Với những lợi thế, “đặc sản” du lịch riêng có, huyện Mù Cang Chảỉ (Yên Bái) đã, đang đưa du lịch trở thành mũi nhọn, tạo bứt phát phát triển kinh tế địa phương.
Bình Phước: Quyết tâm xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Quyết tâm xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2023, Bình Phước tiếp tục đưa ra các mục tiêu cụ thể về công tác giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phấn đấu giảm tối thiểu 1.000 hộ nghèo.
Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Việc đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử là hoạt động không dễ, cần sự vào cuộc của cả doanh nghiệp, địa phương và người nông dân.

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

Để phát triển hiệu quả ngành hàng sầu riêng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan lưu ý “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.
Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng
Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương có được thành công lớn trong tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử.
Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Dự án Home for Life của Home Credit được triển khai tại tỉnh Yên Bái nhằm hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Nhờ dự án bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Thái ở Quỳ Hợp (Nghệ An) có cuộc sống ấm no, phát triển bền vững hơn.
Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Bài 1: Trồng dược liệu quý giúp đồng bào phát triển kinh tế

Huyện Quỳ Hợp đã có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp và lồng ghép mô hình trồng cây dược liệu tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện

Nghệ An: Chuyển đổi thành công mô hình cây trồng trong hành lang lưới điện

Bài toán đảm bảo an toàn hành lang, hạn chế sự cố do khai thác rừng trồng ở vùng cao đã có lời giải từ mô hình chuyển đổi cây trồng trong hành lang lưới điện.
STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

STEMkidVN nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục STEM cho học sinh vùng cao

Hơn 600 học sinh tiểu học và 34 giáo viên ở vùng cao tỉnh Lào Cai và Sơn La đã được tiếp cận dự án giáo dục STEM với sự hỗ trợ từ Công ty 3M.
Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum khẳng định vai trò, hiệu quả lãnh đạo

Đảng bộ Công ty Điện lực Kon Tum chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, khẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện trong doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Sắp diễn ra hội chợ sâm Ngọc Linh lần thứ 2

Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu gắn với du lịch huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) lần thứ 2 sẽ diễn ra từ ngày 6 đến hết ngày 9/2/2023.
Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Miền “quốc bảo” sâm Ngọc Linh - nơi đất rừng mời gọi

Không chỉ là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, huyện vùng cao Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum còn là vùng đất có nhiều loại dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh...
Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Tươi mới sức xuân Bảo Thắng

Mùa xuân mới đã về. Không khí xuân tươi vui len lỏi gõ cửa mọi nhà, hiện hữu trên từng đường quê, ngõ xóm.
Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Lào Cai: Điện về bừng sáng bản xa

Mùa xuân năm nay dường như về sớm hơn, Tết năm nay chắc chắn sẽ vô cùng đáng nhớ với ngời Mông ở thôn Bản Lầu, xã Trịnh Tường, huyện biên giới Bát Xát, Lào Cai.
Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai: Xuân biên giới ấm tình dân, nghĩa Đảng

Phát huy mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phấn đấu xây dựng huyện biên giới Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây tỉnh Gia Lai.
Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Năm 2022: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thu 304 tỷ đồng từ sản phẩm quế

Hiện toàn huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có khoảng 9.881 ha quế, trong đó trồng mới năm 2022 được 580 ha, đạt 100% kế hoạch.
Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng: Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc

Cao Bằng đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm sớm đưa chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số vào cuộc sống.
Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Quảng Trị: Đồng bào dân tộc liên kết trồng ngô sinh khối

Mô hình sản xuất ngô sinh khối trên đất lúa thiếu nước đã mang lại hiệu quả cao, giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị thoát nghèo bền vững.
Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng câu lạc bộ văn hóa dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.
Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Bình Thuận: Giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất cho đồng bào

Nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bình Thuận đã triển khai chính sách giao khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất
Thừa Thiên Huế: Đưa nước sạch về với bà con vùng cao huyện A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đưa nước sạch về với bà con vùng cao huyện A Lưới

Nhãn hàng Huda đã tổ chức lễ khánh thành công trình nâng cấp hệ thống cấp nước sạch tại thôn Kalo, xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động