Bình Định: 6 tháng đầu năm công nghiệp thương mại đạt hơn 72 nghìn tỷ đồng

Sở Công Thương Bình Định cho biết trong 6 tháng đầu năm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp thương mại có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo ông Võ Mai Hưng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Định, hoạt động sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 có sự tăng trưởng nhờ một số sản phẩm đang trong vụ sản xuất vẫn tiếp tục sản xuất ổn định do đã ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ngay từ đầu mùa vụ, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ nhờ nhận được nhiều đơn đặt hàng.

"Tuy chỉ số sản xuất công nghiệp của toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2022 có mức tăng trưởng khá nhưng do chịu ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến một số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh"- ông Hưng cho hay.

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tăng 7,17% so với cùng kỳ (KH năm tăng 6,5-7%). Trong đó: khai khoáng giảm 29,22%; chế biến, chế tạo tăng 7,26%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi tăng 16,01%...Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện đạt 27.235,7 tỷ đồng, tăng 8,38% so với cùng kỳ, đạt 48,8% so với kế hoạch năm.

Trong đó, một số ngành khác giảm do tiêu thụ chậm như: sản lượng giày dép ước đạt 218 nghìn đôi, giảm 22,14% so với cùng kỳ năm trước, do hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn nên Công ty CP Giày Bình Định đã điều chỉnh các chỉ tiêu sản phẩm giảm sản lượng giày xuất khẩu và tăng sản lượng giày gia công; Sản phẩm gạch nung các loại giảm 24,98% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do nguồn nguyên liệu sản xuất ngày càng khan hiếm, một số doanh nghiệp ngừng sản xuất. Mặt khác, khai thác Quặng inmenit & tinh quặng inmenit giảm 74,67% do các mỏ khai thác titan đang dần cạn kiệt, trong đó, một số doanh nghiệp đã dừng khai thác và chế biến titan, dự báo ngành này sẽ còn giảm sâu trong thời gian tới.

Ông Ngô Văn Tổng- Giám đốc Sở Công Thương Bình Định cho hay, được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh, ngay từ đầu năm, Sở Công Thương đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển CN-TM năm 2022. Đồng thời, tiếp tục thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trường, Sở Công Thương tập trung công tác tham mưu UBND tỉnh các giải pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hóa, theo dõi diễn biến, bình ổn thị trường.

Trong khi đó đối với hoạt động thương mại, thị trường hàng hóa trong tỉnh khá sôi động, phong phú, sức mua tăng, trong các dịp Lễ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân và khách du lịch trên địa bàn tỉnh thực sự sôi động đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động thương mại và dịch vụ đã khởi sắc trở lại, đặc biệt dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí diễn ra khá nhộn nhịp bắt đầu từ gần cuối tháng 3/2022.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội trong 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 45.092 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 51,4% so với kế hoạch năm. Trong đó, theo ngành kinh tế: Thương nghiệp ước đạt 37.040,9 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cùng kỳ và là ngành chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất, sau đó là khách sạn, nhà hàng ước đạt 5.745,5 tỷ đồng; Du lịch ước đạt 46,3 tỷ đồng; Dịch vụ ước đạt 2.259,3 tỷ đồng.

Bình Định: 6 tháng đầu năm công nghiệp thương mại đạt hơn 72 nghìn tỷ đồng
Công nhân tạo một cơ sở dệt may tại tỉnh Bình Định

Theo Sở Công Thương Bình Định, việc tăng giá xăng dầu trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của đại đa số các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng công nghệ phẩm. Mặc dù trong điều kiện kinh doanh khó khăn nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ tổ chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giá cả hợp lý với nhiều loại mặt hàng giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng. Nhìn chung, việc lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh thông suốt, không xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá. Các doanh nghiệp, nhà phân phối trên địa bàn tỉnh chuẩn bị tốt nguồn cung, đa dạng các loại hàng tiêu dùng đảm bảo đáp ứng phục vụ tiêu dùng cho nhân dân không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá gây bất ổn thị trường. Do vậy, doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ.

Đối với hoạt động ngoại thương mặc dù chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 trong thời gian qua và xung đột giữa các quốc gia trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng nhưng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2022 vẫn giữ được nhịp tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm ước thực hiện 839,9 triệu USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ. Thuỷ sản, sản phẩm từ sắn, sản phẩm gỗ là những mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm ước đạt 193 triệu USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ, đạt 42% kế hoạch năm 2022.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bình Định

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động