Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ gia tăng, bên cạnh nỗ lực của cơ quan chức năng thì doanh nghiệp cần nâng cao việc bảo vệ thương hiệu.
Quy định mới về nhãn hiệu và chiến lược bảo vệ thương hiệu Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu bằng ứng dụng công nghệ số Giải pháp chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu trên môi trường thương mại điện tử

Hàng nhái hàng giả ngày càng tinh vi

Chia sẻ Tại tọa đàm Bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 30/6, ông Trần Hữu Linh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương thông tin, từ giữa năm 2022, khi dịch Covid-19 có dấu hiệu lắng xuống thì vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bắt đầu sôi động trở lại. 1 năm vừa qua, qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, lực lượng quản lý thị trường thấy rằng vấn nạn của hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ngày càng phức tạp và tinh vi.

Thứ nhất, đối với vấn đề liên quan đến thương hiệu và nhãn hiệu, trong vòng một năm trở lại đây có 2 loại thương hiệu nhãn hiệu bị xâm phạm, thứ nhất là các thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng của quốc tế; thứ hai là các thương hiệu của sản phẩm Việt Nam. Trong khoảng một năm trở lại đây, Bộ Công Thương liên tiếp nhận được yêu cầu, những vấn đề thắc mắc cũng như đề nghị phối hợp của các hãng lớn trên thế giới hoặc có nhà máy sản xuất ở Việt Nam.

“Từ những hãng làm đồ ăn thức uống rất đơn giản hằng ngày như hãng Ajinomoto sản xuất bột ngọt, hãng Acecook của Nhật Bản sản xuất mì gói… đều đến làm việc với chúng tôi và phản ánh rằng trên thị trường ngày càng nhiều bột ngọt cũng như mì tôm làm giả, thậm chí làm giả từng gói gia vị trong gói mì. Cho đến những thương hiệu rất nổi tiếng của tập đoàn Procter & Gamble như mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng… cũng bị làm giả rất nhiều ở thị trường nội địa. Ngay cả đồ chơi trẻ em của Lego - Đan Mạch trong tháng vừa qua cũng đã làm việc với chúng tôi hai lần về việc bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sản phẩm Lego ở thị trường Việt Nam” – ông Linh chia sẻ.

Đối với các thương hiệu sản phẩm của Việt Nam thì những mặt hàng từ đồ ăn, thức uống đều được sản xuất, làm giả, làm nhái ở trong thị trường nội địa. Qua đó có thể thấy rằng thương hiệu, nhãn hiệu được làm giả ngày càng tinh vi hơn.

Ở góc độ thứ hai, liên quan đến về sản phẩm bị làm giả thì hàng giả hiện nay có ở đủ mọi chủng loại, từ quần áo, mỹ phẩm, giày dép đến thực phẩm chức năng.

Vừa rồi Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã bắt một vụ rất lớn liên quan đến tự sản xuất thực phẩm chức năng rồi bán trên mạng. Điều này rất nguy hiểm vì gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân. Ngay cả những sản phẩm rất đắt tiền như những mặt kính của bếp từ của những hãng từ Đức, Ý đều trao đổi lại rằng họ có sản phẩm bị làm giả ở trên thị trường.

Ông Trần Hữu Linh chia sẻ thêm, vấn đề thứ ba liên quan đến phương thức, ta đều biết rằng hàng giả vẫn từ hai nguồn, thứ nhất từ nguồn nhập lậu, thẩm lậu từ các nước có đường biên giới với Việt Nam vào trong thị trường nội địa và thứ hai là hàng giả được sản xuất ở ngay trong nước.

Thế nhưng hiện nay tốc độ phát triển của thương mại điện tử càng ngày càng tăng lên. “Thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử bây giờ là kênh để tiêu thụ chính hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” – ông Linh nhấn mạnh.

Trong sáu tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra gần 3.000 vụ liên quan đến hàng giả và xử phạt gần 30 tỉ đồng.

Đối với vấn nạn hàng nhái hàng giả, không chỉ người tiêu dùng bị ảnh hưởng mà ở doanh nghiệp cũng bị thiệt hại nặng. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì làm ảnh hưởng, mất lòng tin của doanh nghiệp. Việc hàng giả quá nhiều ở trong nội địa khiến các nhà đầu tư cảm thấy không yên tâm đối với môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.

Còn đối với các doanh nghiệp trong nước, thương hiệu bị làm giả, làm nhái và nguy hiểm nhất đã làm xói mòn sức sản xuất của doanh nghiệp khi phải cạnh tranh với hàng giả, hàng giả có giá rẻ.

Công ty TNHH URC Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất trực tiếp những sản phẩm gắn với sức khỏe của người tiêu dùng. Bà Bùi Thị Thu Hiền, Đại diện Bộ phận Pháp lý, Công ty TNHH URC Việt Nam cho biết, URC đã thực hiện nhiều hành động để nhằm bảo vệ thương hiệu và phòng chống tình trạng hàng nhái, hàng giả như thông qua phối hợp với các cơ quan chức năng để làm sao để phòng ngừa, ngăn chặn.

Đồng thời, URC cũng có những đề xuất đến các cơ quan chức năng để xử lý các hành vi vi phạm nếu có. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng hướng dẫn nhận diện thương hiệu cho các đại lý, nhà phân phối cũng như người tiêu dùng và URC luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi liên quan tới logo, nhãn hiệu các sản phẩm của công ty, giúp cho người tiêu dùng có thể nhận dạng được những thương hiệu của công ty thông qua các kênh truyền thông chính thức như website hoặc hotline của công ty.

Giải pháp nào để ứng phó với vấn nạn hàng nhái, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ?

Để chủ động ứng phó với vấn nạn hàng nhái, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, về phía doanh nghiệp, bà Bùi Thị Thu Hiền cho biết, trong thời gian tới thì URC vẫn sẽ áp dụng các biện pháp đang được thực hiện tại URC. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để phát hiện cũng như kết hợp xử lý các hành vi vi phạm nếu có.

Đồng thời, đẩy mạnh việc truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cho người tiêu dùng có thể nhận dạng được thương hiệu của chúng tôi.

“URC hiểu rằng việc quản lý của các cơ quan nhà nước rất là quan trọng trong việc phòng, chống hàng nhái, hàng giả. Do đó chúng tôi đề xuất cần có giải pháp đẩy nhanh quá trình xử lý vi phạm, đồng thời nâng cao mức phạt đối với chủ thể vi phạm, đối với các vi phạm về xâm phạm sở hữu trí tuệ, đặc biệt là những hành vi vi phạm nhiều lần để tăng tính răn đe cho người thực hiện hành vi vi phạm đó” – bà Hiền đề xuất.

Đối với các cơ quan chức năng, ông Trần Hữu Linh chia sẻ, chiến lược của lực lượng quản lý thị trường trong thời gian tới, ít nhất là đến năm 2025 đã cụ thể hóa thành mục tiêu rất cụ thể, trình Bộ Công Thương cũng như Chính phủ, đó là làm sao có những bước tiến đáng kể đẩy lùi được nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trong thời gian ngắn hạn trước mắt, lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung vào một số vấn đề.

Thứ nhất, tiếp tục nhận diện cho đúng lý do, nguyên nhân cũng như mức độ và các phương thức, thủ đoạn làm hàng giả rất phức tạp, tinh vi, từ đó có những biện pháp cụ thể.

Theo đó, trong thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch trọng điểm về chống hàng giả tại các địa bàn trọng điểm, tại các ổ nhóm, tụ điểm cụ thể. Hiện nay trên cả nước 63 tỉnh, thành phố thì có khoảng 20 - 30 tỉnh, thành phố có những tụ điểm nổi cộm về hàng giả. Do đó, lực lượng quản lý thị trường đã chỉ đạo các đơn vị cấp dưới liên tục kiểm tra. Tuy nhiên, ưu tiên phối hợp để tìm ra những đường dây, ổ nhóm, những kho hàng lớn để triệt phá tận gốc.

Thứ hai, trong vòng hai đến ba năm tới, tập trung kiểm tra vấn đề hàng nhái, hàng giả trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội.

“Hàng giả bày ở ngoài đường, ngoài phố, ngoài cửa hàng thì rất dễ, nhưng hiện nay thực sự Internet đang là một mặt trận mới trong công tác chống hàng giả, mặt trận rất nóng bỏng. Có đến 80-90% hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được tiêu thụ, mua bán trên mạng. Đây là một mặt trận rất khó khăn, bởi vì bắt ở ngoài thực tế đã khó rồi, bắt trên mạng còn khó hơn rất nhiều, bởi vì đặc thù của internet” – ông Linh khẳng định.

Lực lượng quản lý thị trường Thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm nghi là hàng giả bán qua livestream tại Thanh Hoá
Lực lượng quản lý thị trường thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm nghi là hàng giả bán qua livestream tại Thanh Hoá

Tháng 5 vừa rồi, Tổng cục Quản lý thị trường đã trình Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử đến năm 2025, trực tiếp lực lượng Quản lý thị trường được giao chủ trì triển khai Đề án này.

Lực lượng quản lý thị trường đã mời tất cả các bộ, ngành liên quan, từ Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính… là những đơn vị quản lý nhà nước trực tiếp có nhiệm vụ trong công tác chống hàng giả để cùng triển khai đồng bộ các hoạt động chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử. Từ việc làm sao để chống thất thu thuế trên thương mại điện tử đến việc làm thế nào dùng những biện pháp kỹ thuật để truy tìm được dấu vết của những người bán hàng trên mạng, trên những sàn giao dịch thương mại điện tử, những mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok hay các sàn giao dịch thương mại điện tử hiện nay người dân mua rất nhiều như: Lazada, Shopee, Tiki…

“Xử lý vấn nạn hàng giả và hàng giả trên mạng sẽ là ưu tiên số một của lực lượng quản lý thị trường từ nay đến năm 2025” – ông Trần Hữu Linh khẳng định.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: buôn bán hàng giả

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng

Không chỉ giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu, truy xuất nguồn gốc còn là xu thế tất yếu, thông qua đó người tiêu dùng được bảo vệ khi bỏ tiền sử dụng sản phẩm
Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Bài 3: Hướng tới một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch, hiệu quả

Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và nền kinh tế.
Hà Nội: Khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm xanh vì người tiêu dùng’

Hà Nội: Khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm xanh vì người tiêu dùng’

Tối 24/4, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ khai mạc Hội chợ ‘Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng’.
Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

Nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua Bộ Công Thương đã tăng cường kiểm soát các hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Bộ Công Thương tiếp tục “siết chặt” hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương tiếp tục “siết chặt” hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương liên tục thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp. Nhiều doanh nghiệp vi phạm đã bị xử phạt nghiêm minh và thu hồi giấy phép.

Tin cùng chuyên mục

Co.opmart Hải Phòng - Dấu ấn tuổi 12

Co.opmart Hải Phòng - Dấu ấn tuổi 12

Gần 12 năm đi vào hoạt động, siêu thị Co.opmart luôn là sự lựa chọn của một bộ phận lớn người tiêu dùng tại thành phố đất cảng Hải Phòng.
Sen Việt Group chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Sen Việt Group chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu Sen Việt Group đảm bảo các quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
Bắc Giang chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp

Bắc Giang chỉ đạo giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường công tác giám sát chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

“Ủ mát”, tiêu chí lựa chọn thịt tươi ngon theo chuẩn châu Âu

Thịt ủ mát chuẩn Âu với 3 bước “làm mát nhanh, cân bằng mát, duy trì mát” giúp thịt tươi ngon, mềm mọng và an toàn ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn
Quảng Bình: Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quảng Bình: Thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều ngày 28/3, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2024-2029 đã tổ chức đại hội thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 220 xe Gold Wing và CBR1000RR để khắc phục lỗi chết máy, khó khởi động

Honda Việt Nam công bố chiến dịch triệu hồi 221 xe Gold Wing và CBR1000RR để kiểm tra hiện tượng phồng cánh bơm xăng gây lỗi chết máy và khó khởi động.
Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Bị tố “chiếm dụng vốn” của nhà bán hàng, Shopee nói gì?

Chính sách áp dụng đổi, trả mới của Shopee được người tiêu dùng đồng tình tuy nhiên lại đang gây bức xúc với nhà bán hàng bởi họ cho rằng bị "giam" tiền lâu…
Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Xử phạt 4 đơn vị kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa và công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường
Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 1.300 xe Land Cruiser và Lexus LX600

Toyota Việt Nam cho biết, hơn 1.300 xe Land Cruiser 300 và Lexus LX600 sẽ được triệu hồi để cập nhật phần mềm điều khiển hộp số tự động.
Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đề xuất bổ sung quy định xử phạt hành vi buôn bán hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đề xuất quy định xử phạt mới đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn’ để bảo vệ quyền của người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm và nghĩa vụ của không chỉ của cơ quan chức năng, doanh nghiệp mà còn ở chính người tiêu dùng.
Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức thường niên sẽ gắn kết cộng đồng trong và ngoài nước, truyền cảm hứng và niềm tin cho người tiêu dùng.
Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nhiều dấu ấn tích cực trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trên cơ sở nền tảng pháp luật vững chắc, trong gần 12 năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đạt được nhiều dấu ấn tích cực.
Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Quảng Ninh phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024

Công tác bảo vệ người tiêu dùng đã được các cấp, ngành, tổ chức xã hội, tầng lớp nhân dân Quảng Ninh nhiệt liệt hưởng ứng.
Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sáng 15/3, Bộ Công Thương tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong tình hình mới

Để đảm bảo cuộc sống cho hàng chục triệu gia đình thì hoạt động mua bán trên thị trường vô cùng sôi động, lượng hàng hóa giao dịch khổng lồ diễn ra hàng ngày.
Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng

Ngày Quyền của người tiêu dùng 2024 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” - khẳng định tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của NTD.
Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Hà Nội: Phát động “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" năm 2024

Chiều 14/3, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ phát động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam” năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Đắk Lắk: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024

Sở Công Thương Đắk Lắk đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 vào ngày 15/3.
Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Dừng làm thủ tục hải quan với Công ty đa cấp Seacret do nợ thuế

Công ty đa cấp Seacret bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh do nợ thuế gần 200 triệu đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động