Phát triển cụm công nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng - những vấn đề đặt ra

Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc để nghị quyết đi vào cuộc sống

Chính sách ưu đãi hấp dẫn, thủ tục hành chính thuận lợi hơn trong văn bản quy phạm pháp luật về cụm công nghiệp là mong mỏi để nghị quyết đi vào cuộc sống
Phát triển cụm công nghiệp: Bài 1 - Khi “lượng” ngược chiều với “chất” Phát triển cụm công nghiệp: Bài 2 - Vì sao nên nỗi?

Doanh nghiệp mong muốn gì?

Qua thực tế khảo sát, điều doanh nghiệp mong muốn nhất không phải hỗ trợ về nguồn vốn mà là thuận lợi trong thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, hạn chế chi phí và đặc biệt là không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Trải qua nhiều thử thách từ khi tiếp nhận Cụm công nghiệp Việt Tiến từ Trung tâm Phát triển quỹ đất và cụm công nghiệp của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đến khi hoàn thành và kinh doanh hạ tầng, ông Vương Huy Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Minh Hoàng Long, chia sẻ: Chúng tôi đã rất gian nan để Cụm công nghiệp Việt Tiến hoàn thành được hạ tầng giai đoạn 1 với diện tích 30ha và đang xúc tiến mở rộng sang giai đoạn 2 với 45ha. Nguyên do, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính quá lâu, thêm vào đó công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trắc trở.

Giám đốc Công ty TNHH Minh Hoàng Long cũng băn khoăn khi bày tỏ: Theo quy định hiện hành, trong quá trình thành lập, mỗi cụm công nghiệp đều phải thể hiện lĩnh vực, ngành nghề thu hút đầu tư. Tuy nhiên, xã hội và môi trường đầu tư thay đổi liên tục, không ngừng và có những ngành nghề mới mà thời điểm thành lập chưa có hoặc chưa tiếp nhận được. Nếu quy định và thực hiện một cách cứng nhắc bằng các thủ tục hành chính sẽ bỏ lỡ cơ hội.

“Về việc thu hút ngành nghề đầu tư theo tôi chỉ cần ghi quy định những lĩnh vực, ngành nghề cấm còn đều có thể thu hút đầu tư để không mất đi các cơ hội tốt cho các doanh nghiệp” - ông Vương Huy Hoàng kiến nghị.

Cùng đứng ở vị trí và trải nghiệm những khó khăn của nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, bà Trần Kim Thanh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty CP Bảo Minh Khánh Hồng mong muốn: Nhà nước có chính sách cởi mở hơn cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư thứ cấp vào cụm công nghiệp. Giảm thiểu thủ tục hành chính hoặc quy về một mối giúp doanh nghiệp thứ cấp tiếp cận và đầu tư dự án một cách nhanh và hiệu quả nhất.

“Cắt giảm thời gian chuyển đổi mục đích sử dụng đất giúp doanh nghiệp đầu tư hạ tầng thuận lợi hơn trong triển khai và quan trọng là không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh”, bà Trần Kim Thanh nói.

Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc để nghị quyết đi vào cuộc sống
Cụm công nghiệp Thanh Vân (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) đang gấp rút hoàn thiện hạ tầng thu hút nhà đầu tư thứ cấp

Góp chung tiếng nói với các nhà đầu tư hạ tầng, ông Lê Thanh Vũ - Phó Giám đốc Công ty TNHH Long Dũng - chủ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Thanh Vân (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) cũng chia sẻ: Để thu hút khách hàng thứ cấp, doanh nghiệp mong các cấp chính quyền tiếp tục quảng bá sâu rộng hơn nữa để xây dựng hình ảnh tốt, đồng thời tạo thuận lợi về môi trường đầu tư kinh doanh để hút doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Điều này vừa giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội cũng đồng thời sớm lấp đầy diện tích cụm công nghiệp, nhà đầu tư hạ tầng theo đó cũng được hưởng lợi.

Lãnh đạo địa phương nói về những "bài toán khó"

Dù không ảnh hưởng trực tiếp tới “cơm áo gạo tiền” như doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư thứ cấp nhưng những chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cụm công nghiệp đang làm đau đầu lãnh đạo ngành công thương các địa phương.

Để thuận lợi trong công tác quản lý cụm công nghiệp, lãnh đạo Sở Công Thương nhiều địa phương đã kiến nghị lên Chính phủ, Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét điều chỉnh nhiều quy định.

Cụ thể với Sở Công Thương Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương đề xuất: Nghị định số 68 Chính phủ xem xét và có quy định cụ thể về việc giãn tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật; quy định cụ thể về việc điều chỉnh, bổ sung ngành nghề thu hút đầu tư và quy định về việc ký quỹ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.

Đồng thời ông Nguyễn Văn Phương kiến nghị: Nhà nước có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với việc di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, khu dân cư, khu đô thị vào cụm công nghiệp. Ngoài ra, quy định mức ưu đãi về đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp ngang bằng hoặc lớn hơn mức ưu đãi trong khu công nghiệp.

“Hiện, mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp lớn hơn mức hỗ trợ trong cụm công nghiệp đã tạo nên sự không công bằng. Thực tế, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, đây là những đối tượng yếu thế hơn cần phải có mức hỗ trợ tốt hơn, ưu đãi tốt hơn để khuyến khích sản xuất kinh doanh, giảm nguy cơ về ô nhiễm môi trường” - ông Nguyễn Văn Phương nói.

Bên cạnh đó, Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó quy định việc phân cấp, uỷ quyền cho địa phương được quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa từ trên 10ha đến 75ha. Bởi hiện nay, địa phương chỉ đang được quyền quyết định mục đích sử dụng đất trồng lúa có quy mô dưới 10ha.

Bài 3: Tiếng nói người trong cuộc để nghị quyết đi vào cuộc sống
Cụm công nghiệp Khánh Thượng (Ninh Bình) đã được đầu tư hạ tầng đồng bộ

Từ những khó khăn thực tế, đại diện cho Sở Công Thương Ninh Bình, ông Bùi Quang Hưng - Phó Giám đốc Sở Công Thương cũng kiến nghị: Bộ Công Thương nghiên cứu, xem xét, báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật (Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công,... Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp) để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác quản lý, đầu tư phát triển các cụm công nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

Riêng với việc xây dựng hạ tầng xử lý nước thải trong cụm công nghiệp, nhiều địa phương cùng chung kiến nghị Nhà nước hỗ trợ đầu tư, bởi lẽ hạng mục này đòi hỏi nguồn kinh phí thực hiện lớn, thu hồi vốn chậm. Quan trọng, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ lực đầu tư, đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, nhất là các cụm công nghiệp ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi.

Đáng nói, không chỉ khó trong công tác quản lý, việc lập phương án phát triển cụm công nghiệp để tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh cũng đang khiến nhiều địa phương lúng túng. Tại buổi làm việc mới đây với Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An, ông Nguyễn Văn Công - tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La bày tỏ: Ngành công thương được giao lập 4 phương án phát triển để tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trong đó có phương án phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng trong tỉnh đang rất lúng túng bởi việc lập các phương án phát triển để tích hợp chưa có tiền lệ, cũng chưa được các Bộ, ngành hướng dẫn cụ thể.

Sơn La hiện mới có 1 khu công nghiệp là Mai Sơn và 2 cụm công nghiệp đang hoàn thiện việc đầu tư hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 2021-2030, tỉnh quy hoạch thêm 1 khu công nghiệp là Vân Hồ quy mô 240ha và 18 cụm công nghiệp quy mô gần 900ha tại các huyện, thành phố.

Sơn La đang gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư thứ cấp, do đó lãnh đạo UBND tỉnh Sơn La đề nghị: “Bên cạnh việc đồng hành xây dựng, tích hợp thành công phương án phát triển cụm công nghiệp, Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh huy động, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp và đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp”.

Còn tiếp...

Bài 4: Khẳng định vai trò của ngành Công Thương

Việt Nga - Hoàng Lan - Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?

Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?

Đảm bảo tăng trưởng xanh, các địa phương đang chuyển đổi thu hút đầu tư theo hướng không lọc ngành mà lọc công nghệ và phải sản xuất phải bền vững.
Bình Thuận: Đảm bảo hoàn thành kế hoạch khuyến công quốc gia

Bình Thuận: Đảm bảo hoàn thành kế hoạch khuyến công quốc gia

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bình Thuận đang đốc thúc những đề án đang triển khai nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch khuyến công quốc gia.
Đà Nẵng: Vượt khó, nhiều doanh nghiệp sản xuất phát tín hiệu về đích vượt kế hoạch năm

Đà Nẵng: Vượt khó, nhiều doanh nghiệp sản xuất phát tín hiệu về đích vượt kế hoạch năm

Nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng cho biết đã và sẽ về đích vượt kế hoạch của năm 2023. Nhiều đơn vị cũng đã có đơn hàng cho năm 2024.
Kinh tế số đang ở đâu trong GDP, GRDP?

Kinh tế số đang ở đâu trong GDP, GRDP?

Tổng cục Thống kê đã tiến hành đo lường tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP nhằm đánh giá đóng góp của lĩnh vực này trong nền kinh tế.
Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa nguồn cung pin và vật liệu bán dẫn

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa nguồn cung pin và vật liệu bán dẫn

Tập đoàn hóa chất Mitsubishi của Nhật Bản đang tìm kiếm các mối quan hệ đối tác của Australia để sản xuất khoáng sản ở Mozambique và Na Uy...

Tin cùng chuyên mục

Infographics | 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ

Infographics | 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022.
PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Truyền thông thế giới đang phát đi thông điệp, Việt Nam có đủ các yếu tố để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới...
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam cần phải thực hiện con đường tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả.
Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những khởi sắc, tháng 11 ước tăng 15,4% so với tháng trước và tăng 6,87% so với cùng kỳ.
Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Sự trì trệ trong phát triển của các trung tâm kinh tế khiến bài toán tái cơ cấu nền kinh tế tăng thêm độ khó.
Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Cơ hội lịch sử để Việt Nam trở thành cái tên không thể thiếu trong kỷ nguyên công nghệ, với các từ khóa như công nghiệp bán dẫn, chip… đang được nhận diện.
Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Kiểm kê khí nhà kính là thước đo đánh giá hiệu quả trong “xanh hóa” sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn rất mơ hồ về khái niệm này.
Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Những ngành liên quan đến tài chính và ngân hàng tiếp tục dẫn đầu về mức độ áp dụng công nghệ AI.
Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Quy mô nghiên cứu khảo sát khoảng 230ha, diện tích lập quy hoạch khu công nghiệp khoảng 200ha. Quy mô số lao động khoảng 20 - 26.000 người.
Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Để góp phần phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ nhanh và bền vững, ngành Công Thương sẽ ưu tiên một số ngành công nghiệp mũi nhọn; công nghiệp xanh...
Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 7 đến 9/12, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023.
igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

igus® vừa đánh dấu bước tiến đột phá với dự án cẩu RTG đầu tiên của Việt Nam với Công ty Cổ phần Tân Cảng Gantry.
Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Tại thời điểm này, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đang tận dụng thời gian vàng trong những tháng cuối năm, tập trung mọi nguồn lực tăng tốc sản xuất.
Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình đầu tư, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có những hiệu quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn...
Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Tỉnh Ninh Bình đang đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt và thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, tạo nhiều quỹ đất sạch, nhằm thu hút đầu tư công nghiệp.
Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An đã thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 23.497,8 tỷ đồng, với diện tích đất cho thuê 237,94ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 95%.
Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Việc phát triển ngành thép cần được nghiên cứu dựa trên năng lực, sức cạnh tranh, đặc điểm nhu cầu thị trường của từng sản phẩm thép sản xuất trong nước.
Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tổ chức Hội thảo Phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng thép của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động