Thúc đẩy liên kết phát triển vùng Tây Nguyên

Bài 3: "Chìa khoá" thành công của Tây Nguyên

Việc thúc đẩy liên kết vùng, liên vùng vô cùng cấp bách, cần thiết và cần có những giải pháp đồng bộ, bài bản, then chốt để đưa Tây Nguyên phát triển bứt phá.
Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội Sản lượng cà phê niên vụ 2023-2024 sẽ giảm 20%, xuống 1,47 triệu tấn

Phát triển hạ tầng giao thông được ưu tiên hàng đầu

Vùng Tây Nguyên giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Để khai thác hiệu quả nguồn lực và tiềm năng của vùng, việc thúc đẩy liên kết vùng, liên vùng là vô cùng cấp bách, cần thiết và cần có những giải pháp đồng bộ, bài bản, then chốt để đưa Tây Nguyên phát triển bứt phá trong thời gian tới.

Trước hết, phát triển hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu. Việc hoàn thành các tuyến đường cao tốc quan trọng như: Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột sẽ giúp kết nối Tây Nguyên với các trung tâm kinh tế khác, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Đồng thời, mở rộng và nâng cấp các sân bay chính như Liên Khương, Pleiku và Buôn Ma Thuột sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngoài ra, việc khôi phục và cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt cũng sẽ góp phần kết nối Tây Nguyên với các vùng lân cận.

Bài 3: "Chìa khoá" thành công của Tây Nguyên
Phát triển hạ tầng giao thông là một trong những ưu tiên hàng đầu của cả vùng Tây Nguyên. (Ảnh: Lê Sơn)

Tiếp đến, cần đạt được sự thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vùng Tây Nguyên cũng như liên kết vùng, liên vùng. Điều này sẽ tạo ra không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của vùng. Cần nghiên cứu xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng, nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và với vùng Đông Nam Bộ cũng như các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các thỏa thuận hợp tác trong khu vực, tiểu vùng Mê Công, đặc biệt là đẩy mạnh hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, hợp tác khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đồng thời, tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN với các đối tác, các nước trong khu vực và các định chế quốc tế khác.

Tập trung phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao

Trong quy hoạch vùng Tây Nguyên và quy hoạch từng địa phương trong vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững theo hướng xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc. Tập trung phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái,…

Phấn đấu đến năm 2030, xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc, điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâm chế biến.

Bài 3: "Chìa khoá" thành công của Tây Nguyên
Tỉnh Kon Tum với nhiều tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm. (Ảnh: Lê Sơn)

Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Hệ sinh thái rừng, nhất là rừng đầu nguồn và đa dạng sinh học được bảo tồn và phát triển; an ninh nguồn nước được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh khu vực biên giới được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, duy trì ổn định. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường.

Để thúc đẩy phát triển vùng Tây Nguyên, cần có cơ chế, chính sách phù hợp về bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng; phát triển một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn. Ngoài ra, cần nghiên cứu chính sách tài chính, thuế đối với các dự án thủy điện có quy mô lớn và hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, bảo đảm hài hòa giữa nguồn thu ngân sách nhà nước với ổn định, phát triển của địa phương.

Trong đó, phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường cũng là một chìa khóa quan trọng. Việc hình thành các khu du lịch tầm cỡ quốc gia và khu vực, cùng với việc tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Tây Nguyên sẽ giúp thu hút nhiều du khách hơn. Đồng thời, gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường sinh thái sẽ góp phần tăng cường thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo vệ được tài nguyên thiên nhiên quý giá của vùng.

Khắc phục những “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết: Tây Nguyên dù hội đủ những điều kiện để phát triển nhưng hiện tại lại gặp nhiều “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách. Điều này đã tạo nên nhiều rào cản cho các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước và phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của vùng ra thế giới. Để tháo gỡ khó khăn này, đòi hỏi cần có sự thay đổi về tư duy, nhận thức, phương thức tiếp cận khai thác các lợi thế đặc thù của vùng Tây Nguyên, tìm biện pháp liên kết vùng thực sự hiệu quả để giúp vùng Tây Nguyên có thể phát huy hết tiềm năng, thế mạnh, biến tiềm năng thành động năng, tiềm lực, nguồn lực lớn.

Bài 3: "Chìa khoá" thành công của Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi trường cũng là một chìa khóa quan trọng. (Ảnh: Lê Sơn)

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho rằng: Thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk mong muốn cùng với các tỉnh khu vực Tây Nguyên kết nối chặt chẽ chuỗi giá trị sản xuất của vùng với nhu cầu tiêu thụ của các tỉnh, thành phố, vùng, miền trên cả nước, cũng như xuất khẩu, tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để từ đó, sớm đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại của vùng so với trung bình cả nước.

Vùng Tây Nguyên đưa ra các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD; tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 29,5% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 26,9%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%; tỷ trọng kinh tế số khoảng 25 - 30% GRDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 37,2 - 40,7%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 85%, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao khoảng 50%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 6,5%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%,…

Ngoài ra, tầm nhìn đến năm 2045, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường.

Để các mục tiêu trở thành hiện thực, vùng Tây Nguyên cần thúc đẩy liên kết, là chìa khóa để phát huy tối đa tiềm năng và nguồn lực của vùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững của cả nước. Với sự nỗ lực của cả cộng đồng, chúng ta tin rằng Tây Nguyên sẽ sớm trở thành một trong những vùng phát triển năng động, sáng tạo và bền vững của Việt Nam.

Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thông tin mới nhất về cá thể hổ sống hoang dã xuất hiện ở Quảng Bình

Thông tin mới nhất về cá thể hổ sống hoang dã xuất hiện ở Quảng Bình

Sau khi người dân ở Quảng Bình phản ánh khi vào rừng lấy dây mây đã giáp mặt với một con hổ lớn ở khoảng cách khoảng 30m nhưng đến nay hổ vẫn chưa xuất hiện.
Lo ngại

Lo ngại 'thuế chồng thuế' với quy định thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, doanh nghiệp lo ngại hiện tượng 'thuế chồng thuế' khi áp dụng quy định thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Bình Thuận: Huyện Tánh Linh hoàn thành việc di dời các điểm thu mua phế liệu ra khỏi khu dân cư

Bình Thuận: Huyện Tánh Linh hoàn thành việc di dời các điểm thu mua phế liệu ra khỏi khu dân cư

Tính đến ngày 13/6, huyện Tánh Linh (Bình Thuận) đã hoàn thành việc di dời các điểm thu mua, tập kết phế liệu trong khu dân cư.
Tuyên Quang: 6 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 60 triệu USD

Tuyên Quang: 6 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 60 triệu USD

Theo Chi cục Hải quan Tuyên Quang, trong 6 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 60 triệu USD; thu ngân sách xuất nhập khẩu đạt 9 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp bền vững nhìn từ Khu công nghiệp DEEP C

Sản xuất công nghiệp bền vững nhìn từ Khu công nghiệp DEEP C

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên mỗi năm, Khu công nghiệp DEEP C Đình Vũ (Hải Phòng) đã tiết kiệm được 5.760.000 kWh; 89.700 m3 nước…

Tin cùng chuyên mục

Góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp

Góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Cần chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đang được Bộ TN&MT soạn thảo cơ bản khắc phục được tồn tại của Luật Khoáng sản năm 2010, song còn nhiều nội dung cần làm rõ.
AEON Việt Nam: Thúc đẩy tiêu dùng bền vững

AEON Việt Nam: Thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Với việc sử dụng 100% túi nilon phân hủy sinh học để bao gói hàng hóa, AEON Việt Nam là doanh nghiệp tiên phong trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
Ngành dệt may Việt Nam tăng tốc "xanh hóa"

Ngành dệt may Việt Nam tăng tốc "xanh hóa"

Để đáp ứng tiêu chuẩn “xanh” tại thị trường quốc tế, đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững, ngành dệt may Việt Nam đang nỗ lực xanh hóa sản xuất.
Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh taxi chuyển đổi sang xe điện

Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh taxi chuyển đổi sang xe điện

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, để xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh taxi chuyển đổi sang xe điện.
Thực hành ESG: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng

Thực hành ESG: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng

Bên cạnh cần những quy định cụ thể, thông suốt về ESG, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thực hành ESG là yếu tố vô cùng quan trọng.
Việt Nam là quốc gia thu nhập trung bình đạt nhiều tiến bộ về đổi mới sáng tạo

Việt Nam là quốc gia thu nhập trung bình đạt nhiều tiến bộ về đổi mới sáng tạo

Việt Nam là một trong bảy quốc gia có thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.
Doanh nghiệp bền vững CSI 2024 sẽ được đánh giá qua 153 chỉ số

Doanh nghiệp bền vững CSI 2024 sẽ được đánh giá qua 153 chỉ số

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo phát động Chương trình CSI 2024 diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 6/5/2024.
Việt Nam hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6

Việt Nam hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6

Chủ đề Ngày Môi trường Thế giới 5/ 6 năm 2024 là “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động.
Ngành than nỗ lực xử lý chất thải sau khai thác

Ngành than nỗ lực xử lý chất thải sau khai thác

Hiện nay, các doanh nghiệp ngành than luôn nỗ lực triển khai các giải pháp khai thác than gắn với việc bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
Sau mở rộng, cao tốc Cam Lộ - La Sơn tác động thế nào đến giao thông khu vực?

Sau mở rộng, cao tốc Cam Lộ - La Sơn tác động thế nào đến giao thông khu vực?

Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 4.768 tỷ đồng.
Phát triển bền vững: Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính xanh

Phát triển bền vững: Cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận nguồn tài chính xanh

Phát triển bền vững không chỉ mở ra cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn tài chính xanh mà còn giúp nâng cao cơ hội cạnh tranh.
Những giải pháp căn cơ nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu tài nguyên khoáng sản

Những giải pháp căn cơ nhằm chấm dứt tình trạng chảy máu tài nguyên khoáng sản

Để tránh "chảy máu" tài nguyên khoáng sản, thất thoát ngân sách, Bộ Công Thương đã có những giải pháp thiết thực nhằm chấm dứt tình trạng này.
Thực thi tiêu dùng xanh phải bắt đầu từ nhận thức

Thực thi tiêu dùng xanh phải bắt đầu từ nhận thức

Theo các chuyên gia, để thúc đẩy tiêu dùng xanh, trước tiên phải thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng, tạo động lực cho sản xuất xanh.
Đề cao trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp muốn “phủ xanh” Việt Nam

Đề cao trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp muốn “phủ xanh” Việt Nam

Đề cao trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực xanh hoá hoạt động sản xuất, kinh doanh, giúp Việt Nam hoàn thành cam kết tại COP26.
Bộ Công Thương nỗ lực cụ thể hoá cam kết tại COP26

Bộ Công Thương nỗ lực cụ thể hoá cam kết tại COP26

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình kế hoạch để hiện thực hoá cam kết tại COP26
Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội

Bài 2: Động lực để cùng phát triển kinh tế, xã hội

Để phát triển bền vững kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên, phải chú trọng hình thành các đô thị vệ tinh hỗ trợ các chức năng phát triển với đô thị trung tâm.
Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều

Bài 1: Tiềm năng và cơ hội lớn nhưng thách thức còn nhiều

Tây Nguyên đứng trước cơ hội to lớn, nhưng cũng đối diện không ít thách thức, cần phải tăng cường kết nối giữa các tỉnh trong vùng và với các vùng lân cận.
ESG – thang đo giá trị chân chính của một doanh nghiệp

ESG – thang đo giá trị chân chính của một doanh nghiệp

Thực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu, gặt hái thành công trong bối cảnh nhận thức về môi trường, xã hội ngày càng cao.
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Việc đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là cần thiết và cấp bách.
Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Từ 01/7/2024, người dân và doanh nghiệp sẽ sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động