20/04/2025 08:08
Bài 1: Văn hóa Việt 'viral' trong thời đại 4.0

20/04/2025 08:08

Một thế hệ nghệ sĩ trẻ Việt Nam đang miệt mài giải "bài toán" gìn giữ truyền thống, văn hóa dân tộc bằng chính ngôn ngữ sáng tạo của họ.
@font-face {font-family: 'NotoSerif-Regular';font-weight: 400;src: url('https://congthuong.vn/modules/frontend/themes/baocongthuong/tpl_article_template/tpl_emagazine/E-Mag-Template-03/fonts/NotoSerif-Regular.ttf');} @font-face {font-family: 'NotoSerif-Bold';font-weight: 700;src: url('https://congthuong.vn/modules/frontend/themes/baocongthuong/tpl_article_template/tpl_emagazine/E-Mag-Template-03/fonts/NotoSerif-Bold.ttf');} @font-face {font-family: 'Roboto-Bold';font-weight: 400;src: url('https://congthuong.vn/modules/frontend/themes/baocongthuong/tpl_article_template/tpl_emagazine/E-Mag-Template-03/fonts/Roboto-Bold.ttf');} #mastercms-emag{margin: 0;padding: 0;} .mastercms-emag-article * {margin: 0;padding: 0;max-width: 100%;} .mastercms-emag-article *, .mastercms-emag-article *:after, .mastercms-emag-article *:before{box-sizing: border-box;-moz-box-sizing: border-box;-webkit-box-sizing: border-box;} .mastercms-emag-article {font: 400 18px/1.5 'NotoSerif-Regular', Arial, Helvetica, sans-serif;color: #333;text-rendering: geometricPrecision;} .mastercms-emag-article img {width: 100%;height: auto;display: block;} .mastercms-emag-article table[align="center"] {width: 100%;margin: 20px auto;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 480px;margin: 8px 0 20px 30px;margin-right: -25%;} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 480px;margin: 8px 30px 20px 0;margin-left: -25%;} .mastercms-emag-article table tr:nth-child(even) td {font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 0.75rem !important;background: #f1f1f1 !important;padding: 10px !important;color: #666 !important;} .mastercms-emag-article table:first-child{margin-top: 0 !important;} .mastercms-emag-article table img{display: block;} .mastercms-emag-article p {font-size: 1.125rem;line-height: 1.5;margin-bottom: 20px;text-align: justify;} .mastercms-emag-article table p:last-child{margin-bottom: 0;} .mastercms-emag-article table h2,.mastercms-emag-article-desc {font-family: 'NotoSerif-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 1.125rem;line-height: 1.5;text-align: center;} .mastercms-emag-article table h2::after,.mastercms-emag-article-desc::after {content: '';width: 200px;height: 1px;display: block;background-color: #000;margin: 50px auto;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-family: 'Roboto-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 2.25rem;color: #000;margin: 0;line-height: 1.2;text-transform: uppercase;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3:first-child{margin-top: 30px;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3:last-child{margin-bottom: 30px;} .mastercms-emag-article table.cap-letter p:first-child::first-letter {font-family: 'NotoSerif-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 3rem;font-weight: bold;line-height: 1;display: block;float: left;margin-top: 1px!important;margin-right: 10px;padding: 0 0 5px 0;} /* mastercms-emag-article-box */ .mastercms-emag-article-box {background-color: #e9fffd;border-radius: 30px;position: relative;} .mastercms-emag-article-box td{padding: 40px;} .mastercms-emag-article-author{width: 200px !important;position: absolute;top: 0;left: -240px;margin: 0 !important;} .mastercms-emag-article-box::before {content: '';display: block;position: absolute;top: 80px;left: -20px;width: 0px;height: 0px;border-top: 20px solid transparent;border-bottom: 20px solid transparent;border-right: 20px solid #e9fffd;} .mastercms-emag-article-author td{padding: 0 !important;} .mastercms-emag-article-author tbody > tr > td > img{width: 100%;border-radius: 100%;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-author tr:nth-child(even) td{background: none !important;font-size: 0.75rem!important;color: #666 !important;} .mastercms-emag-article .author-post {margin-top: 20px;position: relative;} .mastercms-emag-article .author-post td{padding-top: 30px;} .mastercms-emag-article .author-post:before {position: absolute;content: '';top: 0;left: 50%;transform: translateX(-50%);width: 200px;height: 1px;background-color: #000;} .mastercms-emag-article-author h4 {display: block;font-family: 'Roboto-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 1.125rem;color: #000;margin: 0 0 10px 0;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-author tr:nth-child(even) td p{font-size: inherit;color:inherit;margin: 0;} @media screen and (max-width: 1024px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 660px!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 50%!important;margin-right: calc(-50vw + 360px);} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 50%!important;margin-left: calc(-50vw + 360px);} .mastercms-emag-article-author{position: unset;margin: 0 auto !important;} .mastercms-emag-article-box::before{display: none;} } @media screen and (max-width: 800px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 80%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 50%!important;margin-right: -10%;} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 50%!important;margin-left: -10%;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-size: 1.75rem;} } @media screen and (max-width: 600px){ .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 90%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"]{width: 50%!important;margin-right: 0;} .mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 50%!important;margin-left: 0;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-size: 1.75rem;} } @media screen and (max-width: 480px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 90%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table[align="right"],.mastercms-emag-article table[align="left"]{width: 70%!important;margin-right: 15%!important;margin-left: 15%!important;} .mastercms-emag-article table[align="center"] h3 {font-size: 1.5rem;} }

Nhận diện rõ tầm quan trọng chiến lược của văn hóa, Đảng ta luôn xác định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội". Từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chỉ đạo về "chấn hưng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", nhất quán tư tưởng xuyên suốt "phát triển kinh tế phải song hành với xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam".

Trong bối cảnh đó, việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị con người Việt Nam thời đại mới đặt trong mối quan hệ hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng. Đặc biệt, thế hệ trẻ chính là chủ thể trung tâm cần được bồi dưỡng, định hướng và tạo điều kiện phát huy vai trò.

Thực tiễn cho thấy, dù còn nhiều lo ngại về sự mai một của truyền thống thì vẫn đang có những hy vọng bừng sáng từ chính thế hệ trẻ Việt Nam. Một lớp thanh niên năng động, bản lĩnh, hội nhập sâu rộng nhưng không hòa tan đang khẳng định mình qua những hành động cụ thể: Đưa chất liệu dân gian vào âm nhạc hiện đại, phục dựng nghệ thuật truyền thống trên nền tảng số, kể lại lịch sử và hồn Việt qua ngôn ngữ của điện ảnh, đồ họa, thời trang,…

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm với di sản cha ông - những giá trị cốt lõi mà Đảng ta xác định là trụ cột trong công tác tư tưởng, văn hóa đang được thế hệ trẻ tái hiện bằng ngôn ngữ biểu đạt của chính thời đại họ một cách sống động, gần gũi và lan tỏa.

Loạt bài "Người trẻ 'giữ lửa' văn hóa Việt, lan tỏa lòng tự hào dân tộc" do Báo Công Thương thực hiện không chỉ khắc họa những dấu ấn cụ thể trên hành trình gìn giữ và làm mới bản sắc mà còn mở ra một cuộc đối thoại sâu sắc giữa truyền thống và sáng tạo, giữa tinh thần dân tộc và tư duy hội nhập, giữa đường lối văn hóa của Đảng và hành động cụ thể của thế hệ trẻ hôm nay.

Từ hành trình đi về miền ký ức đến khát vọng đưa văn hóa Việt vươn ra thế giới, từ tiếng nói của nghệ sĩ đến góc nhìn của nhà quản lý, chuyên gia... tất cả cùng lan tỏa tinh thần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi đó là "sức mạnh mềm" cốt lõi, là nền tảng tinh thần vững chắc cho một nước Việt Nam phát triển bền vững, hùng cường.

Và điều đáng trân quý nhất là tinh thần giữ hồn cốt dân tộc giữa nhịp sống hiện đại vẫn đang được viết tiếp mỗi ngày bằng cảm hứng sáng tạo, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm từ chính những người trẻ Việt Nam hôm nay.

Trong dòng chảy toàn cầu hóa, khi bản sắc văn hóa dễ bị nhòa mờ bởi những trào lưu thời đại, một thế hệ nghệ sĩ trẻ Việt Nam đang miệt mài "giải bài toán" gìn giữ truyền thống bằng chính ngôn ngữ sáng tạo của họ.

Từ MV Bắc Bling được Thủ tướng Chính phủ biểu dương, đến những sân khấu rực rỡ nơi di sản và công nghệ giao thoa, văn hóa Việt đang được kể lại một cách trẻ trung, hiện đại… Không chỉ để hoài niệm, truyền thống giờ đây là chất liệu để lan tỏa, kết nối và vươn ra thế giới bằng chính sự bản lĩnh và sáng tạo của người trẻ hôm nay.

Tại buổi gặp mặt 300 thanh niên tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành lời khen đặc biệt cho MV "Bắc Bling" của ca sĩ Hòa Minzy - một sản phẩm âm nhạc khai thác sâu chất liệu truyền thống nhưng lại được kể bằng ngôn ngữ hiện đại, tươi mới, sống động và đầy cảm xúc của thế hệ trẻ.

Thủ tướng đánh giá đây là minh chứng sinh động cho tinh thần sáng tạo mới mẻ, bản lĩnh của người trẻ Việt Nam khi họ biết "quốc tế hóa văn hóa dân tộc và dân tộc hóa tinh hoa nhân loại", biến bản sắc truyền thống thành nguồn năng lượng hội nhập, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng toàn cầu.

Lời khen ấy không chỉ là sự ghi nhận dành cho một MV nổi bật, đó là một tín hiệu mạnh mẽ, thể hiện niềm tin, sự đồng hành và khích lệ từ người đứng đầu Chính phủ đối với một thế hệ nghệ sĩ trẻ đang chọn đi con đường khó nhưng đẹp - làm nghệ thuật không chỉ để giải trí mà còn để giữ gìn và phát huy hồn cốt văn hóa Việt.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa làm mờ nhòa ranh giới bản sắc, việc một MV sử dụng chất liệu quan họ Bắc Ninh, lồng ghép làn điệu dân gian, tên địa danh Kinh Bắc, hình ảnh áo tứ thân, khăn mỏ quạ… mà vẫn "viral" mạnh mẽ trên mạng xã hội, được công chúng trẻ đón nhận và Thủ tướng trực tiếp biểu dương… đó là biểu hiện rõ ràng nhất cho sức sống mới của văn hóa truyền thống khi được thổi hồn bằng tinh thần và ngôn ngữ của thời đại.

Đáng nói là, Bắc Bling không phải là một hiện tượng đơn lẻ. Sự lan tỏa mạnh mẽ của MV này chỉ là phần nổi của một làn sóng sáng tạo trong đời sống nghệ thuật của giới trẻ Việt Nam.

Một thế hệ nghệ sĩ, nhà thiết kế, họa sĩ, nhạc sĩ… đang "đánh thức" di sản văn hóa dân tộc bằng sự hòa quyện giữa cảm hứng cá nhân, kỹ thuật hiện đại và tinh thần trách nhiệm sâu sắc với cội nguồn văn hóa Việt.

Trước Hòa Minzy, Hoàng Thùy Linh là một trong những nghệ sĩ tiên phong cho hành trình kể chuyện văn hóa Việt bằng ngôn ngữ âm nhạc đại chúng. Album "Vietnamese Concert" của cô là một tuyên ngôn nghệ thuật táo bạo và đầy tự tin, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất liệu dân gian, lịch sử, văn học với các dòng nhạc hiện đại.

Từ "Để Mị nói cho mà nghe", "See tình", đến "Bo xì bo", "Bánh trôi nước"… mỗi ca khúc đều là một "tiểu vũ trụ văn hóa", nơi "nàng Mị" bước ra từ trang văn, các tích xưa qua các giai điệu, vũ đạo và cảm xúc trẻ trung, khiến văn hóa Việt trở nên gần gũi, sống động và hấp dẫn hơn bao giờ hết với thế hệ Gen Z.

Một trường hợp điển hình khác là ca nương Kiều Anh - người đã đưa ca trù đến gần hơn với đại chúng. Trong chương trình "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng", cô gây ấn tượng mạnh với các tiết mục như "Trách trăng tàn", "Phong Nữ x Cô đôi thượng ngàn".

Các kỹ thuật thanh nhạc cổ truyền như ả đào, hò mái đẩy, chầu văn… được kết hợp với vũ đạo, sân khấu hóa và ánh sáng hiện đại, tạo nên một tổng thể nghệ thuật độc đáo vừa mãn nhãn, vừa giữ trọn hồn Việt. Không cần "Tây hóa" ca trù, Kiều Anh vẫn chinh phục khán giả bằng sự kết nối cảm xúc, chiều sâu văn hóa và tư duy biểu diễn hiện đại.

Cũng trên hành trình làm mới di sản bằng ngôn ngữ thời đại, Hà Myo nổi lên như một nghệ sĩ trẻ đầy bản lĩnh khi kết hợp hát xẩm với âm nhạc điện tử. Những sản phẩm như "Xẩm Hà Nội", "Xẩm xuân xanh" là minh chứng rõ rệt rằng ngay cả loại hình tưởng chừng đã lùi sâu vào ký ức như xẩm vẫn có thể tái sinh đầy sức sống nếu được thổi vào nhịp đập đương đại.

Giữa nền EDM sôi động, tiếng xẩm cất lên không hề lạc lõng, mà ngược lại tạo nên một chất âm độc đáo, gai góc mà cuốn hút. Hà Myo không chỉ làm mới một thể loại truyền thống đang mai một, cô còn mở ra một "đường dẫn" văn hóa, giúp người trẻ tìm lại căn tính Việt bằng ngôn ngữ nghệ thuật gần gũi với thời đại số.

Khai thác các yếu tố văn hóa dân gian trong ca khúc đang là hướng đi được nhiều ca sĩ trẻ lựa chọn. Thành công của các nghệ sĩ, nhà sản xuất cho thấy, âm nhạc Việt đã có những bước chuyển, dần thu hẹp khoảng cách giữa nhạc trẻ hiện đại và nhạc truyền thống. Các sản phẩm âm nhạc mang tính thời thượng, song vẫn có sự kết nối với văn hóa truyền thống.

Phương Mỹ Chi cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu đang thổi luồng gió mới vào dòng nhạc dân gian Việt Nam. Từ một "thần đồng dân ca” gắn liền với áo bà ba và điệu hò miền Tây, Phương Mỹ Chi đã dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn để tìm đến những cách thể hiện mới mẻ. Cô kết hợp âm hưởng dân gian với pop, R&B, thậm chí cả rap, tạo nên những bản phối vừa giữ được tinh thần mộc mạc, sâu lắng vốn có, vừa mang sắc thái hiện đại, tươi trẻ, gần gũi với thế hệ nghe nhạc hôm nay.

Những ca khúc như "Vũ trụ cò bay", "Chiếc lược ngà", "Gối gấm", "Bóng phù hoa... là minh chứng rõ nét cho sự giao thoa đầy duyên dáng ấy. Giọng hát đậm chất miền Tây, chan chứa tình cảm và bản sắc vẫn được đặt ở vị trí trung tâm và được khoác lên lớp hòa âm hiện đại, sắc sảo, khiến nhạc quê hương trở thành chất liệu mới mẻ, hấp dẫn trong đời sống âm nhạc đương đại; trở thành thanh âm sống động của hiện tại, vang lên tự nhiên trong playlist của thế hệ Gen Z.

Trong thế giới của rap - thể loại tưởng chừng xa lạ với văn hóa bản địa, Double2T lại tạo nên một cú bứt phá khi đưa chất liệu dân gian miền núi vào nhịp điệu đường phố. Với "À Lôi", "Người miền núi chất", anh không chỉ mang theo tiếng sáo, tiếng khèn của Tây Bắc vào rap mà còn truyền tải trọn vẹn hơi thở vùng cao bằng chất rap mộc mạc, đầy bản sắc. Double2T làm cho rap Việt không chỉ "cool" mà còn "chất", mang dấu ấn địa phương, để văn hóa dân tộc không còn là thứ trang trí phụ họa mà là "chất" rất thật, rất riêng trong đời sống âm nhạc hôm nay

Mỗi người một phong cách, một cá tính, nhưng tất cả đều có chung một lựa chọn kể lại câu chuyện văn hóa dân tộc bằng chính ngôn ngữ sáng tạo của thời đại.

Họ cũng không làm mờ đi bản ngã dân tộc để hòa lẫn vào dòng chảy toàn cầu. Ngược lại, họ chọn sống cùng di sản, chọn thổi vào văn hóa Việt một nhịp đập mới, trẻ trung, đương đại, sống động nhưng vẫn vẹn nguyên hồn cốt.

Với họ, văn hóa không nằm lại trong quá khứ mà là hành trang để bước vào tương lai. Không phải để hoài niệm mà để lan tỏa. Không phải để cất giữ mà để tiếp nối, làm mới và tỏa sáng theo cách riêng của thời đại.

Và khi văn hóa được kể bằng tư duy nghệ thuật bản lĩnh thì truyền thống sẽ không nằm lại trong quá khứ mà sẽ cùng người trẻ bước ra thế giới với tất cả niềm tự hào Việt.

Hơn 10.000 khán giả cùng cất tiếng chèo, vọng cổ... những làn điệu dân gian từng bị gắn mác lỗi thời với thị hiếu giới trẻ là hình ảnh khó quên tại concert "Anh trai vượt ngàn chông gai". Đó không chỉ là một đêm diễn nghệ thuật thành công mà còn là một hiện tượng văn hóa đặc biệt.

"Anh trai vượt ngàn chông gai" đã mang đến một làn gió mới trong cách tiếp cận và trình diễn văn hóa truyền thống khi kết hợp nhuần nhuyễn các chất liệu di sản vào từng tiết mục biểu diễn. Khán giả được đắm mình trong không gian nghệ thuật đa dạng với những loại hình truyền thống, trang phục dân tộc, âm nhạc vùng miền… được tái hiện sinh động và đầy sáng tạo.

Việc "cháy vé chỉ sau 40 phút mở bán" không chỉ là câu chuyện marketing, đó là dấu hiệu cho thấy âm nhạc dân tộc nếu được làm mới một cách tinh tế, hoàn toàn có thể "chạm sóng" Gen Z - thế hệ lớn lên cùng YouTube, TikTok và xu hướng toàn cầu nhưng vẫn luôn khao khát một điểm tựa văn hóa mang tên quê hương.

Câu chuyện của Linh Trang (sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội) - một bạn trẻ lần đầu đến với concert là một lát cắt chân thực cho sự chuyển hóa đầy hy vọng ấy.

"Mình đi vì bạn rủ. Thật lòng không nghĩ âm nhạc dân tộc lại có thể bắt tai đến thế. Mình chưa từng nghe 'Chiếc khăn piêu', 'Trống cơm', nhưng lại bật khóc khi âm nhạc vang lên. Mộc mạc, tha thiết và gần gũi đến bất ngờ", cô nói.

Điệu dân ca Bắc Bộ vui tươi nhưng đầy hào hùng của Trống cơm đã đốt cháy sân khấu đêm concert với sự ủng hộ, hát theo của đông đảo khán giả nhiều thế hệ.

Trang không phải trường hợp cá biệt. Hàng nghìn bạn trẻ hôm ấy cũng đã trải qua một "cuộc thức tỉnh" nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Từ sự tò mò ban đầu, họ chuyển sang thích thú, rồi lặng người vì xúc động... đó là hành trình cảm thụ mà các nghệ sĩ trẻ hôm nay đang cố gắng tạo ra. Họ không thay đổi giá trị cốt lõi, chỉ thay đổi cách kể. Truyền thống được gói trong giai điệu hiện đại, ánh sáng trẻ trung, nhịp điệu bắt tai... để rồi từ đó những điều tưởng như thuộc về quá khứ bỗng trở nên sống động, gần gũi và đầy sức hút.

Trên sân khấu, NSND Tự Long xúc động chia sẻ: "Chúng tôi đi đến đâu cũng thấy các bạn trẻ đã thuộc những ca khúc dân ca hay những bài hát mang âm hưởng dân gian. Các bạn không chỉ nghe mà còn hòa giọng, cảm nhận, và lan tỏa tinh thần văn hóa đó. Đó là điều hạnh phúc nhất đối với chúng tôi".

Chính sự tiếp nhận một cách chủ động, tự nhiên và đầy hứng khởi của giới trẻ với những sản phẩm mang màu sắc truyền thống đã trở thành minh chứng sống động cho sức sống và triển vọng của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời đại mới.

NSND Nguyễn Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn đánh giá cao chương trình "Anh trai vượt ngàn chông gai" vì đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ các giá trị văn hóa truyền thống. Theo ông, chính sự phối hợp đầy sáng tạo giữa các nghệ sĩ trẻ với những chất liệu nghệ thuật dân gian đã tạo nên sự phấn khích đặc biệt, không chỉ với công chúng mà cả với đội ngũ quản lý văn hóa, nghệ thuật.

"Anh trai vượt ngàn chông gai là một trong những chương trình xuất sắc nhất năm 2024, là điểm sáng nổi bật của nghệ thuật biểu diễn Việt Nam hiện nay", Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc khẳng định.

Minh chứng rõ nét nhất bằng sự kiện "Công nghiệp văn hóa đột phá với các chương trình có tầm vóc, sức thu hút và hiệu ứng xã hội lớn" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh là một trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu năm 2024. Đó là sự ghi nhận xứng đáng, nhưng đồng thời cũng là lời hiệu triệu mạnh mẽ về một hướng phát triển bền vững, khi truyền thống trở thành nền tảng cho sáng tạo và sáng tạo lại làm mới truyền thống.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết, ông rất xúc động khi chứng kiến nhiều học sinh, sinh viên bày tỏ sự yêu thích đặc biệt với các tác phẩm mang màu sắc văn hoá truyền thống.

"Với sinh viên ngành văn hóa và nghệ thuật truyền thống, tôi luôn nhấn mạnh văn hóa cách mạng Việt Nam là một trong những nền văn hóa thành công nhất trong việc kế thừa và phát huy nghệ thuật cổ truyền, nếu so sánh với nhiều quốc gia khác", ông nói.

Ông dẫn chứng, chỉ riêng dòng ca khúc chiến tranh từ sau năm 1946 đến nay đến nay đã khai thác rất sâu sắc chất liệu dân gian, dân tộc. Xét về số lượng, chất lượng, sự đa dạng thẩm mỹ và đặc biệt là giá trị biểu tượng gắn liền với lịch sử dân tộc, thì đây là một thành tựu to lớn. Điều đó góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trong suốt gần một thế kỷ qua, không để chúng ta rơi vào tình trạng "đứt rễ văn hóa" như nhiều quốc gia đang lo ngại.

Với quan niệm coi di sản văn hóa truyền thống là một dạng tài nguyên tinh thần, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ nhấn mạnh con đường sáng tạo của người trẻ sẽ rất rộng mở nếu họ biết khai thác đúng cách. Đặc biệt, trong một đất nước có tới 54 dân tộc, vô vàn vùng miền khác nhau và một lịch sử phát triển đầy thăng trầm, kho báu văn hóa ấy là mạch nguồn bất tận để nuôi dưỡng tinh thần dân tộc và sáng tạo nghệ thuật đương đại.

"Tôi mong các bạn trẻ hãy thấu hiểu truyền thống, không chỉ để giữ gìn, mà còn để phát huy, sáng tạo và lan tỏa nó một cách đầy tự hào trong thế giới hiện đại", nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ kỳ vọng.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Duy Bắc - Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, trong làn sóng toàn cầu hóa và bùng nổ công nghệ, văn học nghệ thuật Việt Nam đang đứng trước những tác động đa chiều, vừa là cơ hội mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hội nhập văn hóa quốc tế, vừa là thách thức lớn trong việc giữ gìn bản sắc.

"Vấn đề đặt ra là phải biết tích cực khai thác giá trị văn hóa các dân tộc, văn hóa các vùng miền trong sáng tác; đồng thời chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn học nghệ thuật thế giới, góp phần tạo nên những giá trị mới, vừa mang tầm quốc tế, vừa thấm đẫm hồn cốt dân tộc", PGS.TS Nguyễn Duy Bắc nhấn mạnh.

Theo GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, trong những năm gần đây, chất liệu dân gian và truyền thống đang ngày càng được giới trẻ quan tâm, tìm hiểu và sáng tạo theo những cách thức riêng biệt trong lĩnh vực của mình. Trong lĩnh vực âm nhạc, nhiều nhạc sĩ, ca sĩ trẻ đã biết khai thác tinh tế kho tàng văn hóa dân gian, thổi vào các sáng tác mới những hơi thở tươi trẻ mà vẫn giữ trọn bản sắc dân tộc. Đây không chỉ là sự làm mới trong nghệ thuật, mà còn là hành động thiết thực góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Ở một bình diện rộng hơn, bên cạnh các sản phẩm hữu hình, chính những người trẻ Việt Nam đang trở thành những “đại sứ văn hóa”. Họ mang trong mình tinh thần Việt, hệ giá trị Việt, cùng một cá tính văn hóa riêng biệt, không dễ hòa lẫn giữa thế giới đa sắc. Trong dòng chảy toàn cầu hóa, thế hệ trẻ Việt Nam với sức sáng tạo mạnh mẽ đã thổi những luồng gió mới vào di sản, khiến các giá trị truyền thống trở nên sống động, gần gũi và hấp dẫn hơn với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.

"Để văn hóa Việt Nam tiếp tục tỏa sáng, đất nước cần nhiều hơn nữa những “cánh chim” nhiệt huyết, sáng tạo, đưa di sản ông cha vươn xa trên bản đồ thế giới", GS.TS Lê Hồng Lý nói.

Thực hiện: Nhóm phóng viên

Nhóm phóng viên

Có thể bạn quan tâm

Ngày Thương hiệu Việt Nam: Từ mùa Xuân đại thắng đến mùa Xuân kiến tạo thương hiệu

50 năm sau mùa Xuân 1975, Việt Nam cần một cuộc tổng tiến công mới – kiến tạo thương hiệu quốc gia bằng đổi mới, sáng tạo và lòng tử tế của chính người Việt.

Về Lai Châu vui hội té nước lấy may

Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái trắng tại Lai Châu được tổ chức với nhiều nghi thức, trò chơi dân gian.