76% người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng nội địa

So với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%).
Tháng 7, người tiêu dùng có cơ hội hưởng chương trình khuyến mại đến 100% Mua sắm online tiếp tục lên ngôi hậu dịch Covid-19 Chợ phiên nông sản cuối tuần: Trải nghiệm mua sắm mới cho người tiêu dùng

Theo nghiên cứu gần đây của Nielsen - một công ty đo lường và phân tích dữ liệu toàn cầu, có 3 động lực chính ảnh hưởng đến hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng hậu Covid-19 trên toàn thế giới bao gồm: Chất lượng & hiệu quả; sản phẩm có nguồn gốc địa phương và công nghệ. Các động lực này thúc đẩy sự phát triển đáng kể của các xu hướng như người tiêu dùng chuộng hàng nội địa, sẵn sàng chi trả cao hơn cho những sản phẩm đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khỏe trong khi đó công nghệ tác động đến cách người tiêu dùng tìm kiếm, mua sắm, kết nối với các thương hiệu và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Đáng chú ý, người tiêu dùng Việt cho biết họ quan tâm vấn đề sức khỏe và chuộng hàng nội địa cao hơn mức trung bình các nước trên thế giới và đồng thời sẵn lòng chọn các sản phẩm cao cấp có lợi ích phù hợp của họ cũng cao hơn các thị trường khác.

1131 hang viyt
76% người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng nội địa

Cụ thể, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% người tiêu dùng cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (so với mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%). Người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt Nam vì biết rõ nguồn gốc và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Đây là một trong những mong muốn mới nổi lên ở các quốc gia trong mô hình Phục Hồi theo nghiên cứu về các viễn cảnh cuộc sống hậu Covid-19 của Nielsen. Điều này mang đến cơ hội cho các nhà sản xuất địa phương củng cố thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Tuy nhiên, các nhà cung cấp địa phương cũng cần cung cấp sản phẩm có giá trị tốt phù hợp với nhu cầu chung của người tiêu dùng và đảm bảo sự có mặt sản phẩm trên quầy kệ.

Sức khỏe trở thành mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam trong 4 quý liên tiếp. Trong quý I/2020, gần một nửa người tiêu dùng Việt xếp hạng sức khỏe là mối quan tâm số 1, dẫn đầu các nước trên thế giới. Vì vậy, người tiêu dùng đang tìm đến sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao nhất, đồng thời có chứa chất dinh dưỡng bổ trợ như Vitamin C, Vitamin D, Omega 3 hoặc lợi khuẩn. Thậm chí trước đại dịch, gần hai phần ba người tiêu dùng Việt (69%) sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, vượt xa mức mức trung bình toàn cầu là 49%. Xu hướng này dự kiến sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa, vì người tiêu dùng ngày càng tìm kiếm sự đảm bảo nhiều hơn sau đại dịch.

“Dịch bệnh Covid-19 đã để lại nhiều thay đổi trong thói quen và hành vi của người tiêu dùng cũng như tạo ra những xu hướng mới, từ việc chủ động mua sắm những sản phẩm an toàn cho sức khỏe cho đến việc trữ nguồn thức ăn thiết yếu tại nhà. Khi người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì một thương hiệu quen thuộc, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín là cách nhanh nhất để chạm đến nhu cầu này. Chúng tôi biết rằng sản phẩm có nguồn gốc địa phương vô cùng quan trọng ở Việt Nam và có lợi thế hơn so với các sản phẩm ít quen thuộc", bà Louise Hawley - Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam - cho biết.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Văn bản số 8791/BCT-TTTN ngày 1/11/2024 về việc hưởng ứng Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên toàn quốc năm 2024.
Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Sơn La đã và đang tác động tích cực đến toàn xã hội, người dân, tạo thói quen mua sắm hàng Việt.
Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Hiện nay, hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 5 siêu thị, 81 chợ, khoảng 7.000 cửa hàng bán lẻ, trong đó 90 - 95% hàng thiết yếu là hàng Việt Nam.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Vĩnh Phúc: Tăng cường đầu tư hệ thống phân phối tiêu thụ hàng Việt Nam

Vĩnh Phúc: Tăng cường đầu tư hệ thống phân phối tiêu thụ hàng Việt Nam

Đầu tư cho hệ thống phân phối; tăng cường các giải pháp xúc tiến thương mại… là các giải pháp Vĩnh Phúc đã triển khai nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng Việt.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Người dân đã hình thành rõ nét thói quen tin dùng hàng Việt

Bắc Ninh: Người dân đã hình thành rõ nét thói quen tin dùng hàng Việt

Sau 15 năm thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Bắc Ninh đã đi vào cuộc sống, tỷ lệ người dùng hàng Việt tăng mạnh.
Quảng Ninh: Lan toả hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa

Quảng Ninh: Lan toả hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa

Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa là một trong những hoạt động được tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai thời gian qua.
Hà Nội: 150 gian hàng tham gia Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt năm 2024

Hà Nội: 150 gian hàng tham gia Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt năm 2024

Tối 18/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Tinh hoa đường phèn xứ Quảng

Tinh hoa đường phèn xứ Quảng

Cùng với mạch nha, kẹo gương, đường phèn là một trong những đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi. Với công dụng tốt cho sức khỏe, đường phèn được nhiều người yêu thích.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Sẽ có hơn 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh tham gia giới thiệu sản phẩm nông sản tại Thanh Hóa.
Ninh Bình: Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt Nam ngày càng tăng cao

Ninh Bình: Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt Nam ngày càng tăng cao

Theo Ban Chỉ đạo Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tỉnh Ninh Bình, hiện sức mua của người tiêu dùng tỉnh với hàng Việt ngày càng tăng cao.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Việc hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam với giá cạnh tranh là chuyện bình thường, đòi hỏi hàng Việt phải tự nâng cao chất lượng để chinh phục người tiêu dùng.
Quảng Ninh: 30 gian hàng tiêu chuẩn tại Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024

Quảng Ninh: 30 gian hàng tiêu chuẩn tại Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024

Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024 có quy mô hơn 30 gian hàng tiêu chuẩn đến từ các doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Ninh.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Phú Yên: Lan tỏa tinh thần dùng hàng Việt

Phú Yên: Lan tỏa tinh thần dùng hàng Việt

Việc mở rộng các Điểm bán hàng Việt cùng công tác tuyên truyền đã góp phần lan tỏa tinh thần người Việt Nam dùng hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trà Vinh đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Trà Vinh đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", 4 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn đã được Sở Công Thương Trà Vinh tổ chức.
Đồng Nai: Mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Đồng Nai: Mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Việc mở rộng kênh phân phối hàng Việt sẽ tạo sự hiện diện sâu và rộng hơn tại thị trường trong nước.
Phú Thọ: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Phú Thọ: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Các sở, ban ngành, đơn vị sản xuất và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Đà Nẵng: Phiên chợ nông sản hướng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ nông sản hướng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 diễn ra trong ngày 4 và ngày 5/10 nhằm hưởng ứng Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động

Thanh Hóa: Đẩy mạnh Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Sau 15 năm triển khai Cuộc vận động, cộng đồng doanh nghiệp từng bước cải tiến kỹ thuật, người tiêu dùng đã dần tin tưởng vào chất lượng sản phẩm hàng Việt Nam.
Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

100% các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Hà Nam hưởng ứng Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’ bằng việc mua sắm đồ dùng là hàng Việt Nam.
‘Tick xanh’ cho hàng Việt và câu chuyện niềm tin người tiêu dùng

‘Tick xanh’ cho hàng Việt và câu chuyện niềm tin người tiêu dùng

Chương trình "Kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh", gọi tắt là "Tick xanh trách nhiệm" triển khai từ tháng 3/2024 đang rất được quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động