7 ngày tác nghiệp ở Trường Sa

Sau 22 năm cầm bút, lần đầu tiên được tác nghiệp ở Trường Sa đã để lại cho tôi những trải nghiệm ấn tượng sâu sắc và bài học kinh nghiệm quý giá.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 3: Vòm ngực mẹ Tổ quốc giữa trùng khơi Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng Đồn Biên phòng Trường Sa: Giữ vững “trận địa tư tưởng” nơi đầu sóng

Chuẩn bị cho hành trình trên biển

Mặc dù khá bận rộn và đã được đồng nghiệp đi trước chia sẻ: "tối giản mọi thứ, kể cả trang phục mang đi sao cho lịch sự, thuận tiện và phù hợp cho nhiều hoạt động ở cả trên tàu và trên đảo" nhưng tôi vẫn hồ hởi, háo hức cho công tác chuẩn bị hành trang trước khi lên đường.

7 ngày tác nghiệp ở Trường Sa
Tác giả chụp ảnh lưu niệm với các thành viên trong đoàn công tác đến từ Bộ tư lệnh Hải quân trước khi tàu rời bến

Tôi nằm trong danh sách đoàn số 15, khởi hành vào đầu tháng 5 khi cả nước vừa kết thúc dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Đoàn công tác số 15 của chúng tôi có hơn 220 đại biểu, là các cán bộ thuộc tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Đắc Lắc và Nghệ An, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng các doanh nghiệp, văn nghệ sĩ và 15 nhà báo, đến từ các cơ quan báo đài ở Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Gia Lai, Đà Nẵng, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Có lẽ say sóng là điều đáng “ngại” nhất đối với nhiều người trong đoàn công tác ra đảo. Để trấn an tâm lý cũng như hy vọng nếu có say sóng thì giảm tối đa cảm giác “dập dềnh” tôi đã mua 10 chai thuốc chống say tàu xe. Cô bé bán thuốc dặn “chị nhớ uống trước khi lên tàu xe 30 phút, thuốc này chỉ có tác dụng trong 8h, sau đó chị phải uống tiếp”. Nhìn 10 chai thuốc trong tay, tôi vẫn lo chưa đủ dùng trong suốt hành trình 7 ngày đêm trên biển.

Xuống sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), tôi được các cán bộ chiến sĩ Vùng 4 Hải quân đón về nhà khách X52 của một đơn vị hải quân nằm trong quân cảng Cam Ranh (Khu căn cứ quân sự Cam Ranh). Theo mọi người, được ra Trường Sa đã là một vinh dự và may mắn, còn được “ngủ” ở trong quân cảng Cam Ranh thì phải nói là “cực kỳ may mắn”.

Ở cùng nhà khách với tôi là các văn nghệ sỹ, phóng viên của Báo Vietnam.net, VTV1, Báo Hải quân. Phòng khách của quân đội mặc dù khá đơn sơ nhưng sự tiếp đón của các "lính trẻ" hết sức chu đáo và nhiệt tình. Ngay trong bữa cơm đầu tiên của “lính” tôi đã có cơ hội gặp gỡ và nói chuyện với các thành viên khác trong đoàn, trong đó cũng có người đã từng đến với Trường Sa.

7 ngày tác nghiệp ở Trường Sa
Hàng năm Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân tổ chức nhiều chuyến tàu đưa các đoàn dân, chính, Đảng ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-1

Được biết, hàng năm Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đều tạo điều kiện để các phóng viên báo chí theo các đoàn công tác ra thăm và làm việc với quân và dân trên đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-1. Nhưng với số lượng hơn 20.500 nhà báo được cấp thẻ hiện nay thì không phải ai cũng có cơ duyên được tham gia chuyến công tác đặc biệt này.

Phát huy kỹ năng và kinh nghiệm làm báo

Xuất phát tại Cảng quốc tế Cam Ranh vào sáng ngày 3 tháng 5 trên con tàu mang số hiệu 571 thuộc Hải đội 411, Lữ đoàn 955, Vùng 4 Hải quân trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho những hải trình trên biển.

Trong hành trình 7 ngày, đoàn chúng tôi được đến với 6 đảo nổi và đảo chìm cùng một nhà giàn, mỗi điểm đến chúng tôi chỉ có từ 2-3h đồng hồ để tác nghiệp. Do vậy, các phóng viên đều cố gắng làm sao để lên được chuyến xuồng đầu tiên vào đảo.

7 ngày tác nghiệp ở Trường Sa
Các nhà báo và văn nghệ sĩ họp về lịch trình tại các đảo, Nhà giàn DK-1, nội dung tuyên truyền và phương thức tác nghiệp

Tận dụng khoảng thời gian ở trên tàu, tôi đã gặp nói chuyện và phỏng vấn các thủy thủ, sỹ quan cũng các đại biểu đi cùng đoàn để nghe họ nói về cảm nhận và chia sẻ những câu chuyện của mình về Trường Sa.

Lần đầu tiên tác nghiệp trong một không gian đặc biệt, hầu như những suy nghĩ, dự định ban đầu và cả những câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước đó đã chẳng có “đất sử dụng”, bởi những gì thực tế được thấy, được nghe và trải nghiệm trên tàu, trên đảo khác xa với những gì tôi tưởng tượng. Điều đó khiến tôi thay đổi toàn bộ dự định ban đầu về nội dung định hướng trước đó.

Bên cạnh những câu chuyện kể của các nhân vật, điều khiến tôi ngạc nhiên và ấn tượng nhất có lẽ chính là những vườn rau xanh mơn mởn và cả những khu chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy hoạch bài bản ở các đảo chìm và đảo nổi tôi được dừng chân.

7 ngày tác nghiệp ở Trường Sa
Hệ thống năng lượng mặt trời, điện gió, vườn rau xanh trong chương trình Xanh hóa Trường Sa tại các đảo: Đá Đông A, Sinh Tồn, Trường Sa lớn

Cùng với đó là hệ thống năng lượng mặt trời, điện gió ở các đảo. Được biết, Chương trình Xanh hóa Trường Sa gồm các hoạt động: Trồng cây xanh, phát triển nguồn thực phẩm tại chỗ, xây dựng và phát triển hệ thống năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái… đã được Quân chủng Hải Quân xây dựng thành Đề án đi kèm với đó là công trình nghiên cứu khoa học để chương trình đi vào thực tiễn.

Một nguồn tư liệu nữa giúp cho các phóng viên trên tàu, đó là thông qua các bản tin được phát trên tàu vào 21h hàng ngày. Các nhà báo chúng tôi phân công nhau thực hiện, mỗi nhà báo sẽ có trách nhiệm làm một bản tin về hoạt động của đoàn công tác diễn ra trong ngày, 2 nhà báo của Đài truyền hình Khánh Hòa được chọn làm phát thanh viên của chương trình.

Nếu như ở trên bờ, khi tác nghiệp, đằng sau phóng viên có cả một e kíp thực hiện nhưng trên tàu, phóng viên phải đảm nhận tất cả công đoạn viết tin, biên tập viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên… Qua chuyến đi này tôi thêm nhiều kinh nghiệm tác nghiệp ở môi trường biển, đảo.

7 ngày tác nghiệp ở Trường Sa
Phỏng vấn Trung tá Lê Ngọc Nam, Chính trị viên cụm đảo Đá Tây

Khác hẳn với điều kiện tác nghiệp ở đất liền, các nhà báo khi tác nghiệp tại Trường Sa gặp khó khăn hơn vì điều kiện nắng gió. Ở trên tàu hay lên đảo thì họ lúc nào cũng trong cảm giác bồng bềnh theo những con sóng của biển nhưng vẫn phải chạy và chạy mới kịp “chớp” được những khoảnh khắc đẹp.

Nếu “chậm chân” xuống xuồng vào đảo, thì chắc chắn khó mà chụp được những bức ảnh đẹp và đồng nghĩa cũng chẳng có nhiều thời gian để gặp gỡ, phỏng vấn cán bộ, chiến sĩ trên đảo bởi thời gian đoàn công tác ghé vào các đảo rất nhanh, lịch trình làm việc dày đặc.

7 ngày tác nghiệp ở Trường Sa
Các phóng viên ghi hình, phỏng vấn người dân sinh sống tại đảo Sinh Tồn

Chính vì điều kiện như vậy, dù say sóng, say cả đất liền nhưng khi lên đảo, các nhà báo đã không bỏ sót bất cứ cơ hội nào trong chuyến hải trình, họ đều cố gắng thể hiện cảm xúc của mình qua mỗi thước phim, hình ảnh, bài viết và cả những vần thơ đong đầy cảm xúc.

Nhưng với tôi có lẽ ấn tượng nhất là hình ảnh Lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh ở Quần đảo Trường Sa và Lễ chào cờ duyệt binh trên đảo Trường Sa lớn. Chuyến đi của chúng tôi đúng vào dịp cả nước chào đón ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm ngày chiến thắng điện Biên Phủ.

Được tham dự lễ chào cờ đầy ý nghĩa và trực tiếp chạm tay vào cột mốc chủ quyền tại Trường Sa, một cảm giác vừa thân thương vừa xúc động, từng cành cây ngọn cỏ từng rặng san hô đều mang hơi thở của biển cả, của quê hương và của hình hài đất nước.

Từng tác nghiệp nhiều lần dưới chân Cột cờ Lũng Cú, địa đầu cực Bắc, hay đất mũi Cà Mau (cực Nam) của tổ quốc và cả tại Đại Lãnh – Mũi Điện và Bến Tàu không số ở Phú Yên nhưng hôm nay tôi càng tự hào và xúc động khi đứng trước Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ nơi trùng khơi, biển đảo của Tổ quốc.

7 ngày tác nghiệp ở Trường Sa
Từ trái qua phải từ trên xuống dưới, ảnh: Đoàn công tác số 15 thực hiện nghi Lễ chào cờ, diễu binh tại đảo Trường Sa lớn, Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại Quần đảo Trường Sa và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đảo Trường Sa lớn

Dù ở vùng núi non trập trùng địa đầu tổ quốc (Lũng Cú) hay nơi sóng gió Trường Sa, tôi tin rằng mỗi người khi đã đến đều cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước luôn thấm đẫm trong tâm hồn. Ở đâu cũng là quê hương, được xây dựng, vun đắp từ xương máu của bao thế hệ cha anh đi trước.

Chuyến hải trình dài 7 ngày rồi cũng kết thúc. Những cuộc gọi, những dòng tin nhắn từ đảo xa vẫn hàng ngày gửi về khiến Trường Sa vẫn như đang ở bên tôi. Quả thật, Trường Sa không hề xa.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trường Sa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Trên cơ sở báo cáo của đòan kiểm tra, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’.

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với một số tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Hơn 300 người dân vùng cao Gia Lai vui mừng khi được các bác sĩ khám, cấp thuốc miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con.
Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giữa khi xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, đã sáng lên tấm gương của người anh hùng là hàng xóm căn nhà gặp nạn.
Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Những phần quà, suất học bổng dành cho người già và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là niềm động viên to lớn với người dân vùng biên Gia Lai dịp cuối năm.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Bộ đội, thanh niên Gia Lai hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường đón Tết Ất Tỵ 2025

Những ngày này, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên tỉnh Gia Lai đang hối hả dọn dẹp vệ sinh, làm đẹp môi trường để chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025.
Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Trong giây phút cơn giận lấn át lý trí, nghi phạm Cao Văn Hùng đã tự tay hủy hoại cuộc đời mình, cướp đi sinh mạng của 11 người vô tội, gây phẫn nộ dư luận.
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Chỉ thị của Bộ Công Thương về bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc bảo đảm cung cấp điện trong các dịp Lễ, Tết và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn trong năm 2025.
Gia Lai: Lan tỏa chương trình

Gia Lai: Lan tỏa chương trình 'bữa sáng yêu thương' cho học sinh nghèo

Những bạn trẻ với tấm lòng nhân ái không ngừng vận động, quyên góp, thậm chí bỏ tiền túi để mang những 'bữa sáng yêu thương' cho trẻ em nghèo Gia Lai.
Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Đảng bộ Bộ Công Thương tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Lấy vi phạm để

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Tuyên bố lấy các bài báo đưa tin về vi phạm kinh doanh của mình để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông, quá xem thường pháp luật.
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương

Nhân dịp 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng đến Cựu chiến binh, Cựu quân nhân ngành Công Thương.
Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Tin giả (Fake News) hiện nay đang gây 'nhức nhối', ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân của những tin tức giả cũng như cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

Báo Công Thương đạt tốt về mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí

Báo Công Thương nằm trong số 9 cơ quan khối báo Trung ương đạt tốt theo kết quả đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí Việt Nam 2024.
TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

TP. Hồ Chí Minh: Ấm lòng những tô mì 0 đồng giữa trung tâm Quận 1

Mở cửa tối thứ 2 đến thứ 6, quán mì 0 đồng của Giáo xứ Mạc Ty Nho (16A Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) là địa chỉ quen thuộc của rất nhiều người.
Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chọn năm 2025 là năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy thể hiện quyết tâm chính trị cao của TP. Đà Nẵng trong thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nghề freelancer mang đến cho các bạn trẻ sự tự do, linh hoạt trong cuộc sống. Song, họ phải đánh đổi bằng việc thiếu vắng phúc lợi xã hội, bao gồm thưởng Tết.
Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

4 “đại án” về tội danh kinh tế, tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2024 theo đúng kế hoạch đã cho thấy sự kiên quyết của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng giống thuốc chữa bệnh để trục lợi để lại những hệ lụy khó lường đối với an toàn và sức khỏe của người dùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động