Longform
01/06/2024 06:05
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

01/06/2024 06:05

Trong hành trình này, tôi đã có dịp gặp gỡ với những thiên thần – những người đã mang đến cuộc đời mới cho những người không may gặp nạn ở Trường Sa.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Lần lượt từ trái sang: Thượng tá Phạm Thị Thuận; TS.BS.Trung tá Nông Hữu Thọ- Bệnh xá trưởng- Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa khám chữa bệnh và cấp cứu cho dân và quân trên đảo Trường Sa lớn

Trong hành trình này, tôi đã có dịp gặp gỡ với những thiên thần áo trắng – những người đã mang đến cuộc đời mới cho những người không may gặp nạn ở Trường Sa.

Thiên thần áo trắng trong cơn bão 1991

Cảm nhận của mỗi người về chuyến đi thật khác nhau, trong chuyến đi Trường Sa lần này tôi có dịp gặp gỡ một nữ sĩ quan hải quân- Thượng tá Phạm Thị Thuận- Cán bộ phòng thi hành án- Quân chủng Hải quân.

Đã từng góp phần cứu sống 5 chiến sĩ trên Nhà giàn DK1 bị đổ do bão, nhưng phải 33 năm sau, chị Phạm Thị Thuận mới có dịp ra thăm Trường Sa.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Thượng tá Phạm Thị Thuận

Lần này ra Trường Sa chị mong ước có thể lên được Nhà giàn DK1 để cảm nhận những khó khăn, gian khổ và hiểm nguy mà những đồng đội của mình đã và đang trải qua.

Trên boong tàu nhìn sóng nước mênh mông, chị Thuận đã thốt lên đất nước mình đẹp quá. Trong không gian xanh thẳm của biển trời, tiếng sóng biển vỗ nhẹ vào thân tàu như hòa theo lời chị kể.

Chị Thuận cho biết: Mùa hè năm 1991 khi tôi còn là chiến sĩ làm nhiệm vụ Báo thoại của Đại đội 63 – Trung đoàn 602 (nay là Lữ đoàn 602) – Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân. Thời điểm đó, nhà giàn DK1 chưa được xây dựng kiên cố và to đẹp như bây giờ.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Ban đêm nhận được tin báo động từ một cán bộ của Nhà giàn truyền về, lúc đó Nhà giàn DK1 có 5 chiến sĩ đang làm nhiệm vụ, ngay sau khi nhận được tin báo tôi đã báo ngay về phòng Tác chiến của Sở Chỉ huy, Bộ Tư lệnh Hải quân đã kịp thời điều tàu của Lữ đoàn 171 ra cứu, sau đó 5 chiến sĩ đã được cứu sống trong tình trạng Nhà giàn đã đổ hoàn toàn, các cán bộ, chiến sĩ phải bám vào cột nhà giàn để chống chọi với sóng biển chờ tàu cứu hộ.

Đến năm 1992, khi chị Thuận vinh dự được tham dự Đại hội Đoàn toàn quân lần thứ Nhất có sự tham dự của Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chị Thuận đã bày tỏ tình yêu Trường Sa bằng một bài thơ “Em chưa một lần ra Trường Sa”- và niềm mơ ước đó sau 35 năm công tác giờ mới trở thành hiện thực.

Bài thơ có đoạn viết:

Chưa một lần được tới nơi anh sống

Qua giọng nói trong khuôn hình xa thẳm

Em thấy nơi anh cuộc sống thật giản đơn

Nơi đảo nhỏ bồng bềnh sóng nước

Lời thoại đậm đà pha vị mặn biển khơi

Biết không anh bao thương nhớ đầy vơi

Em gửi vào cánh sóng thông tin dành cho anh đó

Ngày lại ngày vào ca em trực

Nghe tiếng thân thương, Hai không không hai…

Chị Thuận chia sẻ, lần này ra Trường Sa và Nhà dàn DK1 chị rất xúc động, mặc dù giờ đây những cán bộ chiến sĩ đó không còn ai công tác tại Nhà giàn nữa, Nhà giàn cũng đã được đầu tư xây dựng vững chãi và mở rộng hơn, nhưng với chị đó là kỷ niệm mà chị sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời mình.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Đoàn công tác số 15 làm Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tại quần đảo Trường Sa

Câu chuyện của Thượng tá Phạm Thị Thuận chỉ là một trong muôn vàn câu chuyện về những đóng góp, hy sinh của những cán bộ, chiến sĩ đang canh giữ bảo vệ chủ quyền biển đảo và thềm lục địa của Tổ quốc, để ngày hôm nay chúng ta sống trong thanh bình.

Với tinh thần trách nhiệm cao, việc thông tin kịp thời, chính xác của “thiên thần áo trắng –Phạm Thị Thuận” đã giúp cấp trên ra quyết định nhanh chóng, qua đó cứu sống các chiến sĩ hải quân đang thực thi nhiệm vụ trên biển.

Không chỉ riêng chị Thuận, còn nhiều lắm những “thiên thần áo trắng” là những bác sĩ quân y đang công tác tại các trung tâm y tế của các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, những thiên thần áo trắng đó không quản gian khó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đó là: Đảm bảo y tế ở Trường Sa.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Do sóng to, Đoàn công tác số 15 không lên được Nhà giàn DK1, hoạt động giao lưu giữa đoàn và Nhà giàn được thực hiện qua bộ đàm trên khoang lái

Đảm bảo y tế ở Trường Sa

Ngay từ khi đặt chân lên cổng chào thị trấn Trường Sa, tôi đã cảm nhận được sự chào đón thân tình của cán bộ, chiến sĩ và bà con trên đảo.

Trường Sa mà tôi thấy hôm nay có nhiều cây xanh, tiếng chim hót hòa quyện trong tiếng chuông chùa vang vọng, đâu đó tiếng trống trường rộn rã hòa lẫn tiếng trẻ thơ tươi cười ca hát… Tất cả điều đó giúp chúng tôi cảm nhận về một Trường Sa rất đỗi thanh bình.

Trong khung cảnh yên bình đó, tôi đã dừng chân trước Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa, ở đây tôi đã gặp TS.BS. Trung tá Nông Hữu Thọ - Bệnh xá trưởng.

Sinh năm 1984, hiện Trung tá Nông Hữu Thọ đang công tác ở Bệnh viện Quân y 175, anh được điều ra hỗ trợ cho Trường Sa từ đầu năm 2024.

Bác sĩ Nông Hữu Thọ chia sẻ, ra Trường Sa là nhiệm vụ của mỗi cán bộ, sỹ quan trẻ chúng tôi. Những thế hệ đàn anh đi trước đã cống hiến và phục vụ cho Trường Sa rất tốt và chúng tôi- những thế hệ sau này phải làm tốt và làm tốt hơn nữa.

Theo Bác sĩ Nông Hữu Thọ, công tác bảo đảm y tế ở Quần đảo Trường Sa là công tác luân phiên, thường xuyên và liên tục. Tại Trung tâm y tế ở các đảo lớn đều được các bác sĩ, nhân viên y tế có tay nghề cao do các bệnh viện lớn phụ trách/ đảm nhiệm và phụ trách chuyên môn như: Đảo Nam Yết là bệnh viện Quân y 103, Song Tử Tây là bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Trường Sa Lớn do bệnh viện Quân y 175 đảm nhiệm.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

TS.BS.Trung tá Nông Hữu Thọ

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

"Khám chữa bệnh ở nơi đâu thì bệnh nhân cũng cần bác sỹ và sự chăm sóc của nhân viên y tế, nên ở Trường Sa với môi trường khắc nghiệt, điều kiện khắt khe như vậy thì người dân, cán bộ chiến sĩ càng cần đến y tế. Trường Sa là tuyến đầu và cũng là bài học lớn cho chúng tôi trải nghiệm, học hỏi, trưởng thành"- bác sĩ Thọ tâm sự.

Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa là tuyến cuối và là trung tâm y tế lớn nhất của huyện đảo Trường Sa, được các y bác sĩ và điều dưỡng của Bệnh viện Quân y 175 đảm nhiệm, sẵn sàng khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho bà con ngư dân trong khu vực và sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân nặng từ cơ sở y tế ở các đảo nhỏ lân cận chuyển đến.

Trong tình huống cấp cứu, các y bác sĩ sẵn sàng triển khai ekip và tiến hành phẫu thuật khi có tình huống cấp cứu về ngoại khoa… Tại đây, chúng tôi được trang bị đầy đủ như một Trung tâm y tế ở đất liền. Trung tâm có hệ thống siêu âm, X quang, xét nghiệm cơ bản như sinh hóa, huyết học đảm bảo cấp cứu và cứu chữa ban đầu cho quân và dân đang sinh sống và làm việc trong khu vực’- bác sĩ Thọ cho hay.

Để minh chứng cho lời mình nói, bác sĩ Nông Hữu Thọ kể: Cách đây khoảng vài tuần, có một trường hợp nam thanh niên N.V.H 36 tuổi là công nhân đang cùng hải đoàn canh tác và làm việc trong khu vực Trường Sa thì bị đau bụng vùng thượng vị, sau đó lan dần về hố chậu phải. Bệnh nhân đã được đưa vào bệnh xá ở đảo lân cận cấp cứu xử trí ban đầu. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhân đau tăng lên nên được chuyển sang Trung tâm y tế Trường Sa để cứu chữa.

Ngay khi có thông tin, toàn bộ ekip cấp cứu của Bệnh xá đảo Trường Sa cùng với chỉ huy đảo và các đơn vị liên quan đã triển khai và hỗ trợ tiếp đón bệnh nhận sớm nhất, kịp thời nhất.

Bệnh nhân đã được làm các xét nghiệm cấp cứu cũng như chụp X quang và siêu âm. Đặc biệt, ngay từ khi tiếp nhận, TS.BS Thọ đã triển khai hệ thống telemedicine để hội chẩn với các chuyên gia của Bệnh viện Quân y 175. Qua hội chẩn, bệnh nhân được chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp và cần phải được mổ cấp cứu.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Tập thể y bác sĩ của Trung tâm y tế Trường Sa là các y bác sĩ của bệnh viện quân y 175 đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu. Hiện tại bệnh nhân đã ổn định và chuẩn bị cho ra viện.

Theo BS Thọ, bên cạnh việc thăm khám lâm sàng cũng như sử dụng các phương tiện trang bị hiện có, Trung tâm y tế thị trấn Trường Sa còn có hệ thống Telemedicine để hỗ trợ hội chẩn từ xa, giúp các y bác sĩ từ Trung tâm y tế có thể liên lạc kết nối và hội chẩn về hình ảnh để đưa ra hướng xử trí và phác đồ sớm nhất, giúp cứu chữa kịp thời. Và trường hợp này là một trong các ca được hội chẩn telemedicine thành công.

Bác sĩ Thọ chia sẻ, ở Trường Sa thông thường bệnh lý thường gặp như: Cảm, sốt, viêm họng… đặc biệt là hội chứng giảm áp – đây là nhóm bệnh lý thường gặp nhất ở ngư dân do quá trình lặn sâu xuống đáy biển rồi lên cao đột ngột. Với bệnh lý này các bác sĩ sẽ làm tốt công tác cấp cứu, chẩn đoán phát hiện sớm, cứu chữa kịp thời, và chỉ sau 3-5 ngày bệnh nhân có thể hồi phục, nếu để lâu hơn thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trong môi trường khắc nghiệt như vậy nhưng các bác sĩ nhân viên y tế vẫn đảm bảo công tác khám điều trị cấp cứu, trong đó tinh thần vượt khó sáng tạo quan trọng nhất. "Chúng tôi không thể đòi hỏi điều kiện như ở đất liền được"- Bác sĩ Thọ cho hay.

"Điều kiện trên đảo có gì chúng tôi dùng lấy và vận dụng sự linh hoạt sáng tạo của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng. Hiện tại, Trường Sa Lớn có điều kiện tốt nhất, so với các đơn vị bạn ở xung quanh còn khó khăn rất nhiều, do vậy khi có những ca khó, phức tạp, các đảo xung quanh xử lý sơ cứu và chuyển về đảo Trường Sa- đây là tuyến cuối của các đảo ở Trường Sa. Ở đây điều trị tốt thì ngư dân sẽ sớm quay lại hải trình để tiếp tục vươn khơi bám biển" - BS Thọ khẳng định.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Không chỉ ở Trường Sa lớn, con tàu 571 theo sóng, theo gió đưa chúng tôi đến thăm một số đảo như: Sinh Tồn, Đá Đông A, Song Tử Tây, Đá Tây A, Cô lin,... được thực tế thăm và đặt chân trên các đảo chìm, đảo nổi của quần đảo Trường Sa, mặc dù điều kiện thời tiết và môi trường biển đảo chốn tiền tiêu vẫn còn nhiều khó khăn thử thách, nhưng những người lính nơi đây vẫn luôn giữ nụ cười tươi với tinh thần lạc quan, yêu đời. Với người lính thì “luôn có đất liền, có Tổ quốc trong tim, được cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc là niềm tự hào, vinh dự”.

"Tình thương là phương thuốc nhiệm màu’ là câu châm ngôn hay và cũng là động lực cho các y bác sỹ đoàn kết, chia sẻ, vượt qua những khó khăn, cứu chữa người dân nơi đây bằng cả tình yêu thương và trách nhiệm"- bác sĩ Thọ tâm sự.

Tại đảo Trường Sa Lớn, Trung tá.TS. BS Nông Hữu Thọ cũng đang sắp xếp và hỗ trợ các thầy giáo trên đảo mở thêm lớp tiếng Anh cho các em học sinh. Ở nơi đảo xa điều này thật ý nghĩa và bổ ích… Trước khi chúng tôi lên tàu để tiếp tục hành trình, câu nói của người chiến sĩ, sĩ quan quân y Nông Hữu Thọ “Hãy làm điều gì đó thật ý nghĩa nơi bạn đang hiện diện'’ mãi vang vọng trong tôi.

Những Thiên thần áo trắng tôi gặp trong hành trình đến với Trường Sa đã cho tôi thấy một '‘góc khuất’' của những người lính Bộ đội Cụ Hồ. Dù ở ở cương vị, vị trí nào thì tình thương, trách nhiệm và tình yêu Tổ quốc luôn là điều mà những người lính tâm niệm, hướng đến.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 4: Gặp những thiên thần áo trắng nơi sóng nước Trường Sa

Xem tiếp bài cuối: Vượt lên bão lòng

Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục của năm 2023?

-----------------------------------

Nội dung: THU HƯỜNG

Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

Thu Hường - Tô Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Vùng 4 Hải quân động viên cán bộ, chiến sỹ ra công tác Trường Sa

Vùng 4 Hải quân động viên cán bộ, chiến sỹ ra công tác Trường Sa

Sáng ngày 18/12, tại TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ tư lệnh Vùng 4 tổ chức hội nghị gặp gỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146 ra công tác Trường Sa.
Trường Sa: Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Trường Sa: Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Tại huyện đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146 đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế với Công ty Dịch vụ kỹ thuật và xây lắp Trường Sa

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế với Công ty Dịch vụ kỹ thuật và xây lắp Trường Sa

Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và xây lắp Trường Sa bị Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, vì nợ hơn 2,8 tỷ đồng tiền thuế.

Xem thêm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Cuối năm, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ với chất lượng tốt nhất.
Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Xây dựng đại học ứng dụng qua nghiên cứu khoa học

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Xây dựng đại học ứng dụng qua nghiên cứu khoa học

Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học đã giúp các cơ sở đào tạo ngành Công Thương từng bước xây dựng đại học ứng dụng, đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Tự chủ công nghệ: Mở hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước

Tự chủ công nghệ: Mở hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước

Các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đã được áp dụng hiệu quả vào sản xuất, giảm dần nhập khẩu thiết bị, công nghệ.
Ngành cơ khí tăng tốc đổi mới công nghệ, thích ứng chuỗi cung ứng

Ngành cơ khí tăng tốc đổi mới công nghệ, thích ứng chuỗi cung ứng

Theo dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), nhu cầu thị trường máy móc trong nước có thể đạt 310 tỷ USD vào năm 2030.
Lạng Sơn: Hết thời nông sản ùn tắc tại cửa khẩu

Lạng Sơn: Hết thời nông sản ùn tắc tại cửa khẩu

Công viên Logistics Viettel tại Lạng Sơn đi vào hoạt động đã góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giải tỏa nông sản ùn tắc vào mùa cao điểm.
Gia Lai: Tình nguyện viên nước ngoài

Gia Lai: Tình nguyện viên nước ngoài 'sắm vai' nông dân, trải nghiệm quy trình làm cà phê

Làm tình nguyện viên ở các nông trại là cơ hội để các du khách Tây tìm hiểu văn hóa, lối sống, trải nghiệm công việc của những nông dân trồng cà phê ở Gia Lai.
Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Ngành Công Thương nỗ lực hiện thực hoá chủ trương của Đảng về khoa học công nghệ

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng.
Hà Nội di chuyển, cải tạo đường dây 220kV phục vụ thi công đường vành đai 4

Hà Nội di chuyển, cải tạo đường dây 220kV phục vụ thi công đường vành đai 4

Từ 2-7/12, Truyền tải điện Hà Nội đã cải tạo di chuyển đường dây 220kV tại khu vực Thường Tín, phục vụ công tác thi công dự án đường vành đai 4.
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Cô giáo mang tuổi xuân

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ngày qua ngày, cô giáo 9X Dương Diệu Phương vẫn thầm lặng trong công việc "trồng người", vun đắp, ươm mầm tri thức cho những học trò nhỏ nơi đảo xa.
Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Nguyễn Thị Thanh Tâm (25 tuổi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) - quyết định chọn con đường lập nghiệp chông gai vừa để khẳng định mình, vừa để lan toả văn hoá cà phê.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến cuối năm, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam đã trở thành một trong những kênh phân phối, đưa hàng hoá Việt bảo đảm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
|< < 1 2 3 4 > >|