Longform
02/06/2024 06:00
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

02/06/2024 06:00

Ở giữa biển khơi mênh mông ấy, những người chiến sĩ hải quân với làn da sạm nắng và nụ cười ấm áp, họ vẫn kiên định, vững vàng trước sóng gió biển khơi.
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng
Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng
Giữa biển khơi mênh mông ấy, những người chiến sĩ hải quân với làn da sạm nắng và nụ cười ấm áp vẫn kiên định, vững vàng trước sóng gió để bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Thiết bị phục vụ các chiến sĩ luyện tập thể thao tại đảo Cô Lin và hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ của các chiến sĩ tại đảo Đá Đông A với Đoàn ca múa nhạc Hải Đăng (Khánh Hòa)

và hình ảnh Đoàn công tác số 15 ra thăm các chiến sĩ tại đảo Cô Lin và Đá Đông A

Vượt lên bão lòng

Đến Trường Sa, thăm bất cứ đảo và điểm đảo nào, bên cạnh hình ảnh những chiến sĩ Trường Sa sạm đen vì nắng gió, còn có những ánh mắt trẻ thơ, tiếng khóc gọi mẹ ở đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn hay Đá Tây A… đó là những đảo nổi, còn ở những đảo chìm như Cô Lin, Đá Đông A thì giữa biển khơi mênh mông ấy chỉ có tiếng sóng vỗ vào bờ đá và đôi khi là tiếng chó sủa vang lên.

Trong hành trình đến với Cô Lin- đây là một trong những hòn đảo khó khăn nhất trong các đảo ở quần đảo Trường Sa, tôi đã chứng kiến những hình ảnh hết sức xúc động.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Ở các đảo chìm như Cô Lin hay Đá Đông A điều kiện sống và làm việc của các chiến sĩ còn rất nhiều khó khăn.

Cùng đi với tôi có chị Nguyễn Thị Lan công tác ở Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, thấy một chiến sĩ đang đứng gác tôi đã hỏi thăm quê quán và được biết chiến sĩ tên Đậu Văn Hiếu quê ở ở Diễn Châu – Nghệ An và đây cũng là quê của chị Nguyễn Thị Lan.

Bất ngờ được gặp đồng hương nơi đảo xa, dường như nụ cười của Hiếu rạng ngời hơn, sau nụ cười hồn nhiên đó, vầng mắt em đỏ hồng, những giọt nước mắt vì vui mừng như muốn trào ra.

Trong tư thế nghiêm trang của người lính, tay bồng súng, tầm mắt của Hiếu vẫn nhìn thẳng ra biển khơi về phía đảo Gạc Ma phía xa, Hiếu cho biết, mặc dù điều kiện sinh hoạt và làm việc còn nhiều khó khăn nhưng ở đảo các chiến sĩ đã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân ở đất liền, điều đó khiến em cũng vơi bớt nỗi nhớ nhà.

Sinh năm 2004, đầu năm 2024, Hiếu ra đóng quân ở đảo Cô Lin. Sống giữa biển trời chỉ có nắng, gió và tiếng sóng biển vỗ vào bờ đá, là đảo chìm nên không gian sinh hoạt của Hiếu cùng các chiến sĩ trên đảo rất hạn hẹp. Thi thoảng mới có tàu cá của ngư dân ghé qua đảo để nhờ hỗ trợ nước ngọt, thuốc men, nên với Hiếu được gặp mọi người từ đất liền ra thăm và gặp được đồng hương đã mang lại cho em niềm vui khôn tả.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Chiến sĩ Đậu Văn Hiếu chụp ảnh lưu niệm với chị Nguyễn Thị Lan

Ở đảo, ngoài thời gian trực gác, Hiếu cùng đồng đội học chính trị, tăng gia sản xuất và luyện tập thể thao. Mặc dù ở đảo giờ đã có sóng điện thoại, nhưng chỉ có thể gọi điện hoặc nhắn tin chứ không thể gửi hình ảnh hoặc gọi video được.

So với trước kia thì điều kiện sống và sinh hoạt của các chiến sĩ ngoài đảo bây giờ đã tốt hơn rất nhiều. Mọi người vẫn thường xuyên nhận được thông tin từ gia đình qua các cuộc gọi từ điện thoại.’- Thượng úy Phan Văn Trung- Chỉ huy trưởng đảo Cô Lin chia sẻ

Trước khi rời đảo, chị Lan chỉ kịp gặp Hiếu và nghẹn ngào nói: Cô chẳng có gì cho cháu chỉ có mấy cái kẹo, cháu cầm lấy. Hiếu đã bật khóc và ôm chầm lấy chị Lan, những giọt nước mắt cứ thế rơi xuống chẳng thể kìm nén.

Hiếu đã nhờ chị Lan hãy gửi bức hình mình đang canh gác biển đảo quê hương về cho gia đình, và nhắn: Con vẫn khỏe mạnh và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ!

Rời Cô Lin chúng tôi tiếp tục hành trình đến với đảo Đá Đông A, cũng như Cô Lin, đảo Đá Đông A là đảo chìm. Ở đây nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt được khai thác từ nước mưa và một phần từ hệ thống máy lọc nước biển.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Thượng úy Phan Văn Trung - Chỉ huy Trưởng đảo Cô Lin giới thiệu vườn rau xanh và những chậu ớt được các chiến sĩ trồng và chăm sóc.

Hiện ở Cô Lin và Đá Đông A rau xanh đã được các chiến sĩ trồng và đảm bảo cho đời sống sinh hoạt trên đảo. Ngoài ra, trên đảo các chiến sĩ còn nuôi được lợn và gia cầm tuy không nhiều nhưng phần nào đã mang lại “hơi ấm” của đất liền, tạo nguồn thực phẩm cho các chiến sĩ trên đảo.

Điều đáng ngạc nhiên là không chỉ ở các đảo nổi, ngay cả những đảo chìm những chú chó được các chiến sĩ nuôi với số lượng khá lớn.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Những chú chó ở đảo Cô Lin

Có những đảo chìm khi tôi đến thăm mặc dù trong không gian nhỏ hẹp, nhưng có đến cả chục con chó được nuôi. Thấy ánh mắt ngạc nhiên của tôi, có chiến sỹ bảo, nghe tiếng chó sủa cũng vơi đi nỗi nhớ nhà và nhiều khi “những chú chó không chỉ là bạn mà còn cùng chúng cháu canh gác biển đảo và cả đi tuần tra nữa đấy”.

Ở các đảo chìm, những chú chó chẳng có nhiều không gian để “vận động”. Mỗi khi các chiến sĩ đi tuần tra, canh gác, bất kể đêm hay ngày, bao giờ cũng có vài con chạy theo.

Thỉnh thoảng tiếng chó sủa vang lên phá tan cái đêm lạnh và sóng vỗ ầm ào. ‘Đặc biệt, chúng rất khôn, cũng là tiếng sóng xô bờ nhưng nó phân biệt rõ cái nào là do sóng, cái nào là do người tạo ra, vì thế đi tuần tra đêm cùng mấy chú chó rất yên tâm’- có chiến sĩ chia sẻ.

Nói về tình cảm giữa cán bộ, chiến sĩ Trường Sa với những chú chó đáng yêu, có chiến sĩ đã đọc cho tôi nghe mấy câu thơ được lan truyền ở Trường Sa:

Bơi vào đi, Vàng ơi, tao về đây

Đừng ra xa, thân thể mày bé lắm

Sóng thì to, nước biển kia rất mặn

Mày cứ bơi ra, tao sao thể cầm lòng

Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không

Mày quyến luyến làm lòng tao chợn sóng

Đại dương mênh mông, thân thể mày bé bỏng

Cứ ngước về tàu, sao tao thể cách xa

Bơi vào đi, Vàng ơi, quay lại nhà

Tao phải về thôi bởi đã xong nghĩa vụ

Và tao biết đêm qua mày mất ngủ

Cứ liếm tay tao, sợ trốn mày về

Đừng vậy nữa mà, Vàng ơi, tao thương quá

Thương những đêm tao và mày đứng gác

Gió bão từng cơn mày vẫn không sai khác

Phủ phục canh me bọn cướp biển chực chờ

Về đi mày, đừng bơi nữa, tao nhờ

Tao xin lỗi, bởi đã xong nghĩa vụ

Và tao biết chừng ấy vẫn chưa đủ

Nhưng phải vào bờ, anh em khác ra thay

Về đi mày, đừng bơi nữa, mắt cay...

--------------------*****--------------------

Trường Sa

Tấm gương sáng về lòng yêu nước

Trong hành trình đến với Trường Sa được nhìn thấy và nói chuyện với người dân và các chiến sĩ tại Quần đảo Trường Sa, anh Nguyễn Đức Thành – Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đã bày tỏ sự cảm phục các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ canh giữ đảo xa.

Giữa biển trời bao la của Tổ quốc, các chiến sĩ như những cột mốc sống, biểu trưng cho ý chí kiên cường, dũng cảm, khí phách của người dân đất Việt.

"Suốt hành trình qua, Tôi đã xúc động khi chứng kiến sự vượt lên nghịch cảnh, bám biển, bảo vệ quê hương của cán bộ và chiến sỹ trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Tôi cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu với biển đảo quê hương, tạo động lực cho bản thân vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm lan toả tình yêu biển đảo, bằng những hành động thực tiễn để đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước, cho biển đảo quê hương"- anh Thành chia sẻ.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Ông Vũ Thanh Mai- Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương đến thăm và tặng quà cho các gia đình sống ở đảo Song Tử Tây

Còn đối với nhà báo, nhà văn Xuân Tư- Hội nhà báo thành phố Đà Nẵng, đây là lần thứ 2 ông được đến với Trường Sa. Đến thăm các đảo nhà báo Xuân Tư đã thốt lên rằng, giờ đây điều kiện sống của cán bộ chiến sỹ và nhân dân ở các đảo ở Trường Sa đã tốt lên rất nhiều, những vườn rau xanh mơn mởn, những trạm y tế, trường học khang trang sạch đẹp, truyền hình K+…, cũng được đầu tư và cũng không kém đất liền là mấy, so với nhiều khu vực miền núi, nông thôn ở đất liền thì có thể còn tốt hơn.

Nhìn thấy một Trường Sa khang trang và bao bọc bởi những hàng cây xanh mát, ông Nguyễn Khắc Toàn- Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa cho biết: Những năm qua tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với Quân chủng Hải quân triển khai chặt chẽ, hiệu quả toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, tỉnh đã và đang nỗ lưc cùng Quân chủng Hải quân tập trung tối đa các nguồn lực để triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quyết tâm xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế văn hóa xã hội trên biển của cả nước.

Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo và tình yêu biển đảo đã được cha ông ta phát huy và truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Giờ đây ở Trường Sa, diện mạo các đảo đã khang trang hơn, kiên cố hơn, xanh tươi hơn với nhiều công trình đa chức năng như: Cầu cảng, sân bay, âu tàu, trạm hải đăng đài khí tượng thủy văn, trạm thu phát truyền hình vệ tinh, hệ thống năng lượng sạch, máy phát điện bằng sức gió… đã được xây dựng không chỉ phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng an ninh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quân, dân huyện đảo và ngư dân các địa phương làm ăn phát triển kinh tế biển, gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng, góp phần cùng quân dân huyện đảo nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thêm vào đó các công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm Liệt sĩ, nhà khách Thủ đô, Chùa Trường Sa, Chùa Song Tử Tây, Sinh Tồn, Nhà văn hóa trên các đảo, lá cờ Tổ quốc bằng gốm sứ... là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa tinh thần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc cho quân dân huyện đảo và chính. Chính những điều đó đã làm cho huyện đảo như gần với đất liền.

Đặc biệt với chương trình Xanh hóa Trường Sa, những hàng cây xanh rợp bóng mát trên đảo Đá Tây A, Sinh Tồn, Song Tử Tây, Trường Sa Lớn …đã mang lại ấn tượng mạnh mẽ đối với mỗi người khi đến thăm.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Còn đối với Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai, cảm nhận của ông rất đặc biệt khi đến với Trường Sa, ông cho rằng đây chính là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước.

Trực tiếp đến với Trường Sa, tận mắt chứng kiến những con người nơi đây đang ngày đêm gìn giữ biển đảo, các cán bộ, đảng viên càng thêm củng cố niềm tin, ý thức về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc’- Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai nhấn mạnh.

Ông khẳng định, đây là lời tuyên bố mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, khẳng định vị thế của Việt Nam là một quốc gia ven biển có đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm trên Biển Đông.

Theo ông Vũ Thanh Mai, những chiến sĩ trẻ trên quần đảo Trường Sa là những người anh hùng không chỉ với lòng dũng cảm trên chiến trường mà còn với tấm lòng nhân ái và tinh thần vị tha. Họ là những người gương mẫu với tinh thần đoàn kết, sự hy sinh không ngừng và tinh thần trách nhiệm cao cả đối với đất nước.

Việc đồng đội luôn sát cánh bên nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh đã tạo nên một không khí đoàn kết và đồng lòng giữa những người lính trẻ, từ đó truyền cảm hứng cho thế hệ sau.

Những gia đình và chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước và tinh thần hy sinh. Họ là những người ghi dấu ấn vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam, là nguồn động viên và tinh thần lớn lao cho thế hệ trẻ hiện nay và tương lai.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Chuyến hải trình dài 7 ngày rồi cũng kết thúc. Những cuộc gọi, những dòng tin nhắn từ đảo xa vẫn hàng ngày gửi về khiến Trường Sa vẫn như đang ở bên tôi. Quả thật, Trường Sa không hề xa.

Về với đất liền những âm hưởng của những lời ca mà trong suốt hải trình 7 ngày đêm trên tàu 571, tôi cùng với các chiến sĩ hải quân hát vẫn vang vọng mãi trong tim:

Ngày qua ngày, đêm qua đêm

Chúng tôi đứng đây gìn giữ quê hương

Biển này là của ta, đảo này là của ta, Trường Sa

Dù phong ba, dù bão tố, dù gian khổ ta vẫn vượt qua

Chiến sĩ Trường Sa, hát tiếp bài ca

Về những tấm gương anh Bộ đội Cụ Hồ

Đem chí trai giữ vững chủ quyền Tổ quốc Việt Nam ta

Giữ vững chủ quyền Tổ quốc Việt Nam ta.

Lửa trong bão biển Trường Sa - Bài 5: Vượt lên bão lòng

Thấy gì từ con số xuất siêu kỷ lục của năm 2023?

-----------------------------------

Nội dung: THU HƯỜNG

Kỹ thuật, đồ họa: TÔ NGỌC

Thu Hường - Tô Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Trường Sa: Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Trường Sa: Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Tại huyện đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146 đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024).
Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế với Công ty Dịch vụ kỹ thuật và xây lắp Trường Sa

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cưỡng chế thuế với Công ty Dịch vụ kỹ thuật và xây lắp Trường Sa

Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và xây lắp Trường Sa bị Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn, vì nợ hơn 2,8 tỷ đồng tiền thuế.
Lễ khai giảng đặc biệt ở Trường Sa

Lễ khai giảng đặc biệt ở Trường Sa

Trong không khí sôi nổi đón chào năm học mới trên cả nước, sáng 5/9 các trường học ở huyện Trường Sa tưng bừng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025.

Xem thêm

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những

Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương

Hơn 7 năm qua, các thành viên của Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai không sao đếm xuể số bệnh nhân mình đã cho máu và đã hồi sinh sự sống cho bao người.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu: Đào tạo có nhiều tiến bộ, thay đổi và các trường đại học cần phải cập nhật

Theo PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, việc đào tạo có rất nhiều tiến bộ, có rất nhiều thay đổi và các trường đại học, các cơ sở đào tạo cần phải cập nhật để triển khai.
Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Hà Nội: Xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn

Để hình thành văn hóa sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, hiện Hà Nội đang đẩy mạnh kết nối giao thương, phát triển các mô hình điểm về an toàn thực phẩm.
Cô giáo mang tuổi xuân

Cô giáo mang tuổi xuân 'gieo chữ' nơi sóng nước biển Đông

Ngày qua ngày, cô giáo 9X Dương Diệu Phương vẫn thầm lặng trong công việc "trồng người", vun đắp, ươm mầm tri thức cho những học trò nhỏ nơi đảo xa.
Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Cô gái trẻ ở Gia Lai với hành trình khởi nghiệp sáng tạo và lan toả văn hoá cà phê

Nguyễn Thị Thanh Tâm (25 tuổi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) - quyết định chọn con đường lập nghiệp chông gai vừa để khẳng định mình, vừa để lan toả văn hoá cà phê.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Quảng Ninh tăng cường kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Từ nay đến cuối năm, ngành Công Thương Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, hậu kiểm nhằm kịp thời ngăn chặn các vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Điểm bán hàng Việt Nam: Tạo niềm tin, lan toả hiệu ứng hàng Việt

Mô hình Điểm bán hàng Việt Nam đã trở thành một trong những kênh phân phối, đưa hàng hoá Việt bảo đảm chất lượng đến với người tiêu dùng.
Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Cô gái Gia Lai bỏ phố về vườn và hành trình nâng tầm giá trị hạt cà phê

Chị Trần Thị Kim Phùng Thủy luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường đồng hành cùng người nông dân nâng tầm chất lượng sản phẩm cà phê Gia Lai.
Gia Lai:

Gia Lai: 'Cất' bằng thạc sĩ, cô gái trẻ về quê khởi nghiệp với cà phê

Mai Thị Thanh Nga, cô gái 29 tuổi ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), đã đánh cược những năm trên giảng đường của mình để được sống với đam mê khởi nghiệp với cà phê.
Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Longform: Hòa Bình và khát vọng vươn lên

Với định hướng phát triển kinh tế tri thức, hiện Hòa Bình đang nỗ lực vươn lên với khát vọng trở thành tỉnh khá vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
Tạo sức bật cho

Tạo sức bật cho 'dòng chảy' thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa

Là “mạch máu” của nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ logistics đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra hiện nay.
Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Hòa Bình: Đưa sản phẩm OCOP thành thương hiệu phát triển bền vững

Năm 2024, tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu xây dựng 16 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, tiếp tục phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Hòa Bình: Chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp chính quyền tỉnh Hòa Bình nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Lan tỏa tình yêu hàng Việt

Sự chung tay vào cuộc của các địa phương trong triển khai Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' đã giúp lan tỏa tình yêu hàng Việt.
Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Infographic | Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 9 tháng sát mốc 100 tỷ USD

Trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ đạt 99,12 tỷ USD. Có thể khẳng định năm 2024, thương mại giữa 2 nước sẽ vượt mốc 100 tỷ USD.
Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hòa Bình: Chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp

Hiện, công tác chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVIII đã và đang được Tỉnh ủy triển khai mạnh mẽ, đặc biệt là công tác nhân sự.
Infographic | Hoạt động thương mại  Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Infographic | Hoạt động thương mại Việt Nam - Campuchia 9 tháng năm 2024

Thương mại hai chiều Việt Nam-Campuchia trong những năm qua đã có bước tiến lớn, tăng trưởng hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD năm 2022.
Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Người phụ nữ đưa thương hiệu cá thát lát Hậu Giang vươn tầm quốc tế

Trăn trở cá thát lát là đặc sản nổi tiếng tỉnh Hậu Giang nhưng chỉ quanh quẩn 'trong nhà,ngoài chợ', chị Kim Thuỳ đã tìm cách xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Tạo

Tạo 'cú huých' cho phát triển du lịch hồ Hòa Bình

Để đạt các tiêu chí trở thành Khu du lịch Quốc gia, tỉnh Hòa Bình đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng khu du lịch hồ Hòa Bình thành điểm đến lý tưởng cho du khách.
Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, chất lượng ngày càng được nâng lên, hàng Việt đang ngày càng có thế mạnh, chiếm được niềm tin của đông đảo người tiêu dùng.
Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Longform: Doanh nhân, doanh nghiệp đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Theo Phó Chủ tịch VCCI, ông Hoàng Quang Phòng, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

SECOIN: 35 năm vươn mình phát triển, xứng danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Việc đạt chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam không chỉ giúp Secoin khẳng định được giá trị thương hiệu, mà từng bước đưa Secoin vươn xa toàn cầu.
Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Longform: Văn hóa doanh nhân Việt Nam và khát vọng vươn xa

Văn hóa doanh nhân không chỉ là phong cách lãnh đạo, mà còn là những giá trị cốt lõi được nuôi dưỡng qua thời gian, thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, dũng cảm.
Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Sản xuất xanh ở Supe Lâm Thao

Công viên trong nhà máy, sử dụng nhiên liệu sinh khối, tuần hoàn, tái sử dụng 100% nước thải sau xử lý...là cách mà Supe Lâm Thao thực hiện sản xuất xanh.
Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Hai Bộ trưởng và những kỷ niệm chung tay khơi dậy dòng chảy thương mại mạnh mẽ Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên liên tiếp có những cuộc trao đổi, hội đàm làm việc với người đồng cấp - Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc.
Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Longform: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 18/1/1950.
Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Công ty CP DAP 2-Vinachem: Nâng cao công tác quản lý môi trường, từng bước sản xuất sạch hơn

Là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, ngay từ khi đi vào hoạt động, Công ty CP DAP 2-Vinachem đã đẩy mạnh đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Tối ưu nguồn lực, đưa Đông Nam Bộ thành trung tâm sản xuất, thương mại xứng tầm

Ghi dấu ấn đậm nét và là điểm sáng tích cực trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu, song vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đối diện nhiều thách thức.
Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may cần thấy cơ hội từ sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn

Bên cạnh những khó khăn thách thức từ yêu cầu sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần coi đây là cơ hội để thay đổi và bứt phá.
Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu trong mùa mưa bão đã được các doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình thực hiện nghiêm túc.
|< < 1 2 3 4 > >|