6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu phân bón “vượt mặt” cả năm 2021

6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu phân bón đã vượt qua con số của cả năm 2021. Tuy nhiên, trong nước, lượng phân bón nhập khẩu từ Nga lại tăng đột biến.
Chưa đủ cơ sở tạm ngừng xuất khẩu phân bón Thuế xuất khẩu phân bón nên áp dụng tạm thời, linh hoạt Xây dựng thuế suất thuế xuất khẩu phù hợp cho phân bón Xuất khẩu phân bón 5 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ

Xuất khẩu phân bón tăng 2,8 lần so với cùng kỳ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón của nước trong tháng 6 đạt 217 nghìn tấn, tương đương 147 triệu USD, tăng 64% về lượng và tăng 68% về giá trị so với tháng 5.

Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng lượng xuất khẩu phân bón trong 6 tháng đầu năm lên mức 998 nghìn tấn với kim ngạch 647 triệu USD, tăng 43% về lượng và tăng tới 2,8 lần về kim ngạch so với cùng kỳ.

Con số 647 triệu USD của 6 tháng đầu năm đã vượt qua kết quả xuất khẩu của cả năm 2021. Năm 2021, cả nước xuất khẩu gần 1,4 triệu tấn, thu về 559 triệu USD.

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu phân bón “vượt mặt” cả năm 2021
Sản xuất phân bón

Với mức giá bình quân 646 USD/tấn, giá xuất khẩu phân bón 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2021. Chỉ tính riêng trong tháng 6 giá xuất khẩu phân bón đã nhích 2,5% so với 5, lên 679 USD/tấn.

Đà tăng này chủ yếu là do các doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội thị trường đẩy mạnh bán ra ở thời điểm nguồn cung phân bón toàn cầu khan hiếm, giá cả tăng phi mã.

Nhìn cụ thể vào các doanh nghiệp trong nước, việc đẩy mạnh xuất khẩu khi giá cao đã giúp kết quả kinh doanh 6 tháng của nhiều công ty vượt kế hoạch.

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho thấy, 6 tháng đầu năm Vinachem đạt doanh thu 32.830 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ 2021, bằng 63% kế hoạch năm. Vinachem cũng ghi nhận con số lợi nhuận cao kỷ lục 4.098 tỷ đồng, vượt qua mức lãi khoảng 3.500 tỷ đồng cả năm 2021.

Trong đó, nổi bật lên chính là doanh thu nhóm sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ước đạt 19.435 tỷ đồng, tăng 46% và chiếm gần 60% tổng doanh thu.

Nhập khẩu phân bón từ Nga tăng đột biến

Mặc dù xuất khẩu phân bón có bước tăng trưởng vượt bậc, nhưng ở chiều ngược lại, thị trường trong nước đang ghi nhận lượng phân bón nhập khẩu từ Nga tăng đột biến.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập 1,8 triệu tấn phân bón, tương đương 856 triệu USD, giảm 22,5% về khối lượng nhưng tăng 32,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, phân bón nhập từ Nga có tốc độ tăng trưởng đột biến. 5 tháng đầu năm, nhập khẩu phân bón từ nước này đạt 86,8 triệu USD, tăng hơn 59% so với cùng kỳ 2021.

Xếp sau Nga là thị trường Trung Quốc với con số nhập khẩu phân bón tăng 27,7%. Hiện Nga và Trung Quốc là hai quốc gia chiếm tỷ trọng xuất khẩu phân bón lớn nhất sang Việt Nam, lần lượt chiếm 38,9% và 11,8%.

Ông Bùi Minh Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Swissfertz Việt Nam - doanh nghiệp giới thiệu phân bón NPK của Nga vào Việt Nam - cho biết tốc độ tăng trưởng bình quân của phân bón Nga sang Việt Nam 10 năm qua ở mức 15-20%. Ông Trường cũng cho biết, thời gian tới nếu Việt Nam thuận lợi trong vận chuyển và lượng hàng nhập về khoảng 300.000-400.000 tấn một năm, giá sẽ hấp dẫn hơn và khi đó người dân được hưởng lợi. Đây cũng là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh giá phân bón trong nước và thế giới tăng cao.

Hiện thị trường trong nước ghi nhận giá một số loại phân bón đang có dấu hiệu “hạ nhiệt”, nhất là giá ure. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu phân bón hiện ở mức thấp do các vùng trồng nông sản vừa đến vụ thu hoạch. Ngoài ra, tình hình giá thế giới giảm khiến giá ure trong nước cũng giảm theo. Tại thị trường Trung Quốc, giá ure liên tiếp có những phiên giảm trong 1 tháng trở lại đây. Giá ure hiện đã giảm 8% so với cuối tuần trước và giao dịch ở 2.684 nhân dân tệ/tấn (400 USD/tấn). Giá mặt hàng này giảm từ giữa tháng 6 và hiện thấp hơn đỉnh khoảng 20%.

Khảo sát khu vực Tây Nam Bộ, mặt hàng ure đã giảm nhẹ 10.000 đồng/bao so với 2 ngày trước đó. Hiện Urê Cà Mau đang có giá 770.000 đến 780.000 đồng/bao. Urê Ninh Bình đang có giá 760.000 đến 770.000 đồng/bao.

Tuy nhiên, cũng không thể vội mừng, các chuyên gia dự báo rằng: khả năng sẽ có các đợt tăng giá tiếp theo nhất là giai đoạn các nước bước vào mùa cao điểm sản xuất nông nghiệp.

Theo Fertilizer Pricing, thị trường quốc tế ghi nhận giá phân bón đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, đây chỉ là sự suy giảm tạm thời do yếu tố thấp điểm của mùa vụ. Khả năng sẽ có các đợt tăng giá tiếp theo nhất là giai đoạn các nước bước vào mùa cao điểm sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, than và khí tự nhiên, hai nguyên liệu chính để sản xuất phân bón, sau một thời gian ngắn ổn định, gần đây đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón

Tin mới nhất

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.

Tin cùng chuyên mục

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.
Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đề xuất giải pháp tích hợp vận tải đa phương thức, kho thông minh, số hóa để tối ưu chi phí.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần chiến lược đồng bộ, dài hạn và giải pháp toàn diện để bứt phá trong kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều nay 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Bộ Công Thương khẳng định, không để gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi đơn vị cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI về Bộ Công Thương.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Mobile VerionPhiên bản di động