4 giải pháp đẩy nhanh tiến độ Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sẽ tập trung 4 giải pháp trong thời gian tới.
Thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế: Cần sự quyết liệt và đồng bộ Cập nhật tiến độ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Khẩn trương triển khai các chương trình phục hồi kinh tế

Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí và tuyên truyền thông diễn ra vào sáng 17/6, ông Đỗ Thành Trung – Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết: Đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 14/19 văn bản pháp luật, cơ bản hoàn thành các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

"Trong đó, một số cơ chế, chính sách cơ bản đã hoàn tất việc rà soát, bước đầu giải ngân, đưa nguồn lực vào nền kinh tế, nhất là về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp" – ông Đỗ Thành Trung thông tin.

4 giải pháp đẩy nhanh tiến độ Chương trình Phục hồi kinh tế
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 14/19 văn bản pháp luật, cơ bản hoàn thành các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Trên cơ sở đó, đến hết tháng 5/2022, các chính sách thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế đã giải ngân khoảng 33,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tiền miễn, giảm thuế, phí đạt 22,6 nghìn tỷ đồng (đạt khoảng 35% kế hoạch). Các địa phương đã hỗ trợ tiền thuê nhà cho 2.431 người theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 4.869 tỷ đồng cho 4/5 chương trình tín dụng chính sách của Chương trình, bao gồm: Cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh, sinh viên; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập; cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách nhà ở xã hội; cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

6.000 tỷ đồng tác động dự kiến từ chính sách gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 34/2022/NĐ-CP và Nghị định 32/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Về đầu tư công, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định: Dự kiến danh mục, mức vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình; Phương án điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn đầu tư công của Chương trình và Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Chủ trương đầu tư 3 dự án quan trọng quốc gia thuộc Chương trình là: Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột; Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Biên Hòa – Vũng Tàu.

Về danh mục nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế, chỉ trong hơn 4 tháng, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có 9 văn bản gửi các bộ, cơ quan và địa phương đề nghị rà soát, đề xuất danh mục và mức vốn dự kiến bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình. Trên cơ sở đề xuất, rà soát của các bộ, cơ quan, địa phương, có 8 văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ về danh mục, phương án phân bổ vốn đầu tư công thuộc Chương trình.

Ngày 20/5, Thủ tướng Chính phủ có văn bản thông báo chi tiết danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 25/6 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 22/5, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến danh mục, mức vốn bố trí cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình; phương án bổ sung kế hoạch vốn ngân sách trung ương trong nước năm 2022 cho các bộ, cơ quan và địa phương, để điều hòa linh hoạt nguồn vốn giữa Chương trình và kế hoạch đầu tư công trung hạn.

“Như vậy, với yêu cầu rất khẩn trương về tiến độ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã bám sát tình hình, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan và địa phương, bảo đảm tuân thủ quy trình, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công, nỗ lực đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn tại Nghị quyết 43/2022/QH15 - đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin.

4 giải pháp đẩy nhanh tiến độ Chương trình Phục hồi kinh tế
Đến hết tháng 5/2022, các chính sách thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế đã giải ngân khoảng 33,5 nghìn tỷ đồng

Tập trung 4 giải pháp

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, Chính phủ đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo về triển khai thực hiện Chương trình. Theo đó, sẽ tập trung vào 4 giải pháp để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Chương trình, bao gồm:

Thứ nhất, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phối hợp triển khai nhiệm vụ được giao của các bộ, cơ quan và địa phương.

Thứ hai, tiếp tục rà soát danh mục và khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Chương trình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp danh mục nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư, trình Chính phủ, dự kiến đầu tháng 7 báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để phân bổ vốn cho từng nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình và bổ sung kế hoạch vốn năm 2022 để thực hiện.

“Tuy nhiên, để có thể khởi công các dự án, trong điều kiện triển khai tích cực cơ chế đặc thù về chỉ định thầu và phân cấp, thời gian hoàn tất các thủ tục liên quan cũng phải mất khoảng 5-6 tháng, dự kiến cuối năm 2022 mới bắt đầu thực hiện và giải ngân – ông Đỗ Thành Trung thông tin thêm.

Thư ba, đẩy nhanh tiến độ triển khai các cơ chế, chính sách đã ban hành văn bản tổ chức thực hiện; theo dõi sát sao, thường xuyên cập nhật tình hình, chủ động đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện. Chủ động rà soát, bảo đảm các điều kiện để triển khai dự án liên quan đến mặt bằng, nhân công, mỏ vật liệu… ngay sau khi được phân bổ vốn để thực hiện.

Thứ tư, các cấp, ngành cần quyết liệt thực hiện triển khai các chính sách, nhiệm vụ thuộc Chương trình, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với trường hợp vượt thẩm quyền.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động