Thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế: Cần sự quyết liệt và đồng bộ

Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới thời gian gần đây đã có nhiều thay đổi, gây ra những tác động lớn hơn đến khả năng phục hồi của nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp. Để khắc phục điều đó, Chương trình phục hồi kinh tế và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần phải triển khai nhanh hơn, quyết liệt, hiệu quả và đồng bộ hơn.

2 vấn đề cản trở đà phục hồi kinh tế

Phát biểu tại Diễn đàn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế 2022-2023: Tăng tốc tiếp sức doanh nghiệp, diễn ra vào sáng ngày 25/3, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh - cho rằng: Trong 2 năm (2020-2021), Việt Nam đã hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, khiến nền kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp. Nhưng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP nhằm thích ứng an toàn với dịch Covid-19 vào tháng 10/2021, nền kinh tế đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Tăng trưởng GDP quý IV/2021 đạt 5,22%, dự báo quý I/2022, đà phục hồi kinh tế trong nước vẫn được tiếp tục duy trì.

Thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế cần sự quyết liệt và đồng bộ
Các diễn giả tham gia diễn đàn

Tuy nhiên, theo ông Võ Trí Thành, đà phục hồi kinh tế của Việt Nam đang “vấp” phải 2 vấn đề. Thứ nhất, phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới đang chững lại. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trước đó dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 đạt 4,9%, nhưng tháng 1/2022 con số dự báo mới nhất được IMF đưa ra là 4,4% và được biết, công bố vào tháng 4/2022 tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn được IMF dự báo giảm hơn nữa. Mức giảm này được dự báo trước khi xảy ra xung đột của Nga và Ukraina. Nguyên nhân là do nền phục hồi kinh tế thế giới năm 2021 tăng trưởng cao, ngoài ra nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ điều chỉnh lại chính sách tiền tệ và gói hỗ trợ đã “co” lại, điều đó làm ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi kinh tế thế giới.

Trong khi đó, bất ổn chính trị trên thế giới không chỉ tác động nặng nề đến kinh tế của 2 quốc gia này mà còn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Theo đó, sẽ dẫn đến sự đứt gãy, gián đoạn của chuỗi cung ứng, khiến giá cả tăng mạnh, áp lực lớn lạm phát.” - ông Võ Trí Thành nhận định.

Vấn đề thứ 2 mà Việt Nam “vấp” phải đó là rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát, điều này đã bắt đầu xuất hiện vào năm 2021. Sang năm 2022, khi chúng ta nghiên cứu và triển khai Chương trình phục hồi phát triển kinh tế trong 2 năm (2022-2023), ngoài hỗ trợ về y tế, an sinh xã hội, việc làm, doanh nghiệp, lao động, hợp tác xã, hộ gia đình… thì cũng có thể mang lại những rủi ro như: Lạm phát, thâm hụt ngân sách, nợ công hoặc doanh nghiệp có thể chuyển tiền hỗ trợ vào các kênh đầu tư tài chính...

Theo đó, ngay cả khi chúng ta thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế thật tốt, thì tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 vẫn có thể giảm so với tính toán vào thời điểm đầu năm nay, đồng thời lạm phát cũng rất khó để kiểm soát dưới 4% theo yêu cầu đặt ra.

Thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế cần sự quyết liệt và đồng bộ
Chương trình phục hồi kinh tế kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực doanh nghiệp

Cần quyết liệt triển khai Chương trình phục hồi kinh tế

Thừa nhận tình hình kinh tế trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi so với thời điểm Việt Nam ban hành Chương trình phục hồi kinh tế vào gần 3 tháng trước. Tuy nhiên, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV – cho rằng: Khi xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế, đã có tính toán đến các yếu tố bất ổn khác của dịch Covid-19, nên khi thiết kế chương trình thực hiện đã có dự liệu các giải pháp, một trong những giải pháp đó là kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để phù hợp với biến động về vĩ mô.

Cũng theo ông Phan Đức Hiếu, tình hình kinh tế, chính trị thế giới hiện nay cộng với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã tác động đến giá cả và chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và đe dọa đến bất ổn kinh tế vĩ mô, bối cảnh đó lại càng cho thấy việc thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế có ý nghĩa quan trọng hơn, cấp thiết hơn.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề thực thi Chương trình phục hồi kinh tế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và cần thực hiện tốt các giải pháp hài hòa chính sách tiền tệ. Đặc biệt, việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế nhanh, triển khai các gói hỗ trợ kịp thời cũng tạo cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ thuận lợi, đúng thời điểm.

Trên thực tế, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, Thủ tướng Chính phủ đã vô cùng quyết liệt trong thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế, điều này thể hiện, trong vòng 20 ngày sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thì Chính phủ đã ban hành chương trình chi tiết về phục hồi kinh tế. Và trong vòng 2 tháng vừa qua, Chính phủ 2 lần có công điện khẩn để đôn đốc thực hiện, qua đó thể hiện sự quyết liệt trong thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế, theo đó có một số chính sách thực hiện rất sớm như chính sách VAT.

Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách đã được thực thi sớm thì rất nhiều chính sách hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng và chờ để triển khai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của khu vực doanh nghiệp. Để Chương trình phục hồi kinh tế mang lại hiệu quả tích cực, bên cạnh sự quyết liệt, linh hoạt, cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, cần có sự thống nhất của các cấp, ngành, địa phương trong triển khai chương trình, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lo ngại căng thẳng Biển Đỏ tác động tới một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Lo ngại căng thẳng Biển Đỏ tác động tới một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Thương mại Á - Âu được dự báo sẽ có những rủi ro đáng kể nếu gián đoạn ở Biển Đỏ kéo dài thêm, và Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Nhận diện tăng trưởng kinh tế dưới góc nhìn tốc độ và chất lượng

Tốc độ và chất lượng tăng trưởng là hai nội dung có tầm quan trọng hàng đầu của kinh tế Việt Nam.
Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Đoàn 50 doanh nghiệp Hoa Kỳ và sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, quy mô dân số 100 triệu người, lực lượng lao động dồi dào, Việt Nam đang có sức hút rất lớn với cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Chính phủ yêu cầu khẩn trương thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Chính phủ yêu cầu khẩn trương thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1696/VPCP-KTTH gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiến độ triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng.
Giải mã tín dụng tăng trưởng âm và định hướng kích cầu dòng tiền

Giải mã tín dụng tăng trưởng âm và định hướng kích cầu dòng tiền

Mặc dù có những yếu tố hỗ trợ như lãi suất giảm, nhiều gói tín dụng ưu đãi nhưng tín dụng vẫn giảm trong 2 tháng đầu năm nay.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều cổ phiếu chạm sàn, VN-Index giảm hơn 20 điểm

Nhiều cổ phiếu chạm sàn, VN-Index giảm hơn 20 điểm

Thị trường có lúc giảm tới hơn 40 điểm nhưng kết phiên, chỉ số VN-Index chỉ còn giảm hơn 20 điểm, trong đó nhóm cổ phiếu bất động sản xanh hàng loạt.
Lãi suất cho vay bình quân tại các ngân hàng đang ở mức nào?

Lãi suất cho vay bình quân tại các ngân hàng đang ở mức nào?

Lãi suất cho vay bình quân đã được nhiều ngân hàng công bố với mức chênh từ hơn 3% đến 5 - 7% lãi suất huy động tùy theo mục đích vay.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 18/3/2024: SCB giảm lãi suất, có kỳ hạn thấp hơn nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 18/3/2024: SCB giảm lãi suất, có kỳ hạn thấp hơn nhóm Big4

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 18/3/2024, lãi suất tiết kiệm 18/3, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Chứng khoán tuần từ 18-22/3: Thị trường tiếp tục giằng co trước khi có tín hiệu cụ thể?

Chứng khoán tuần từ 18-22/3: Thị trường tiếp tục giằng co trước khi có tín hiệu cụ thể?

Thị trường khả năng vẫn tiếp tục xu hướng giằng co trong vùng giá cao trước khi có tín hiệu cụ thể, nhà đầu tư nên giao dịch cẩn trọng trong tuần tới.
Phát triển thị trường tín chỉ carbon - Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Phát triển thị trường tín chỉ carbon - Doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Dự kiến Việt Nam sẽ tạo ra khoảng 10,8 triệu tín chỉ carbon tự nguyện mỗi năm, nhu cầu về cơ chế trao đổi, mua bán tín chỉ này đang ngày càng tăng.
Sẽ kiểm tra hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại 11 doanh nghiệp

Sẽ kiểm tra hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại 11 doanh nghiệp

Trong năm 2024, Bộ Tài chính có kế hoạch kiểm tra hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại 11 doanh nghiệp.
Sắp diễn ra khóa đào tạo nâng cao kiến thức về tài chính cho cộng đồng

Sắp diễn ra khóa đào tạo nâng cao kiến thức về tài chính cho cộng đồng

Vào ngày 30/3 tới, tại Hà Nội sẽ diễn ra khóa đào tạo nâng cao kiến thức về tài chính cho cộng đồng, với chủ đề "Bí mật thành công tài chính trong một ngày".
Lộ trình tuân thủ quy định giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Lộ trình tuân thủ quy định giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, các tổ chức tín dụng phải tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần chậm nhất ngày 1/7/2025.
TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh: Giữ vững "ngôi vị quán quân" trong thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh hiện thu hút được 12.520 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt 57,642 tỷ USD.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tiền cho vay nhà ở xã hội chính là tiền của người dân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tiền cho vay nhà ở xã hội chính là tiền của người dân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện số tiền cho vay nhà ở xã hội chính là tiền huy động của người dân, nên các ngân hàng vẫn phải trả lãi.
Nhà ở xã hội: Tỷ suất sinh lời 10% không đủ hấp dẫn nhà đầu tư

Nhà ở xã hội: Tỷ suất sinh lời 10% không đủ hấp dẫn nhà đầu tư

Lãnh đạo các ngân hàng cho rằng, tỷ suất sinh lời 10% không đủ hấp dẫn chủ đầu tư nhà ở xã hội; đề xuất gói 30.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất cố định 4,8%.
Vừa hưởng lương hưu thì qua đời, tiền bảo hiểm xã hội có bị mất trắng?

Vừa hưởng lương hưu thì qua đời, tiền bảo hiểm xã hội có bị mất trắng?

Khi một người hưởng lương hưu qua đời, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có những quy định như thế nào cho việc này?
SHB ra mắt dịch vụ thanh toán phí cảng biển 24/7 cho khách hàng doanh nghiệp

SHB ra mắt dịch vụ thanh toán phí cảng biển 24/7 cho khách hàng doanh nghiệp

Khách hàng doanh nghiệp của SHB có thể dễ dàng thanh toán phí cảng biển trực tuyến 24/7 thông qua kênh ngân hàng điện tử SHB Corportate Online mọi lúc mọi nơi.
Làm thế nào để không dính nợ xấu ngân hàng?

Làm thế nào để không dính nợ xấu ngân hàng?

Người tiêu dùng cần nắm bắt được nguy cơ tiềm ẩn từ nợ xấu và phòng ngừa những rủi ro tài chính liên quan để không dính nợ xấu từ các ngân hàng.
Thoát hiểm cuối phiên nhờ cổ phiếu Vingroup, VN-Index giảm nhẹ

Thoát hiểm cuối phiên nhờ cổ phiếu Vingroup, VN-Index giảm nhẹ

Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn khi áp lực bán bán từ nhóm cổ phiếu trụ là khá lớn, đặc biệt là các cổ phiếu họ nhà Vingroup.
LPBank bổ nhiệm bà Vũ Nam Hương làm Phó Tổng Giám đốc

LPBank bổ nhiệm bà Vũ Nam Hương làm Phó Tổng Giám đốc

Hội đồng quản trị LPBank vừa bổ nhiệm bà Vũ Nam Hương, sinh năm 1983 vào vị trí Phó Tổng Giám đốc, phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp.
Vì sao F88 được ADI chọn tài trợ thúc đẩy bình đẳng giới

Vì sao F88 được ADI chọn tài trợ thúc đẩy bình đẳng giới

Các sáng kiến của F88 trong việc hỗ trợ phụ nữ thu nhập thấp tự doanh và thúc đẩy cơ hội thăng tiến cho nhân viên nữ được các tổ chức quốc tế đánh giá cao
SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm.
Cách kiểm tra nợ xấu trước khi giao dịch với ngân hàng

Cách kiểm tra nợ xấu trước khi giao dịch với ngân hàng

Kiểm tra nợ xấu là việc cần thiết khi khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Hiện, khách hàng có thể tự kiểm tra nợ xấu miễn phí trên cổng thông tin của CIC.
Đề xuất quy định mới về mở, sử dụng tài khoản thanh toán

Đề xuất quy định mới về mở, sử dụng tài khoản thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động