10 năm ngẫm chuyện “quốc sách và ngân sách”

"Quốc sách và ngân sách" là tên bài báo tôi viết 10 năm trước nhân kỳ họp Quốc hội cuối năm 2013 bàn về giáo dục.
Giáo dục và đào tạo: Quốc sách hàng đầu Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

Tròn 10 năm trước, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã họp đúng vào dịp Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết nêu rõ: “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.

10 năm ngẫm chuyện “quốc sách và ngân sách”
Sự ưu tiên cho đội ngũ nhà giáo vẫn còn bất cập, còn chậm trễ và dang dở

Trước đó gần 10 năm, vào kỳ họp cuối năm 2004, Quốc hội đã thông qua một nghị quyết lịch sử về giáo dục, có ghi: “Đầu tư ngân sách cho giáo dục - đào tạo bảo đảm đạt tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách Nhà nước”. Với con số này, Việt Nam trở thành một trong số ít nước trên thế giới có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhiều nhất.

Năm 2013, trong một cuộc giao ban báo chí tại Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết thêm: Hiện Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đầu tư cho giáo dục với tỷ lệ cao 20% ngân sách Nhà nước.

10 năm ngẫm chuyện “quốc sách và ngân sách”
Cùng với các chính sách cho giáo dục thì việc hỗ trợ cho học sinh nghèo hiếu học ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa cũng là động lực lớn cho thầy và trò yên tâm giảng dạy, học tập. Ảnh: Cấn Dũng

Ngược dòng thời gian, thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra thông điệp: “Trình Chính phủ đề án cải cách tiền lương nhà giáo để đến năm 2010 nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình”. Thế nhưng đề án đó không thành công, thay vào đó là đề xuất khôi phục phụ cấp thâm niên cho nhà giáo mà mãi đến tháng 7/2011 mới được thực hiện. Ngay sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc đến nhóm việc nóng, cấp bách cần làm ngay: “Tôi rất mong muốn đời sống, thu nhập của người thầy được cải thiện”. Thế nhưng cho đến nay, chuyện đồng lương nhà giáo vẫn còn nhiều điều chưa như mong muốn của chính nhiều thế hệ lãnh đạo ngành giáo dục.

10 năm ngẫm chuyện “quốc sách và ngân sách”
Những học bổng thiết thực và ý nghĩa được trao tới các học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Cấn Dũng

Nhìn xa hơn nữa, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) năm 1996 đã khẳng định: “Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”. Thế nhưng, Luật Giáo dục 1998 lại chỉ xác định lương giáo viên thuộc “một trong những thang, bậc lương cao nhất”. Đến Luật Giáo dục 2005 thì chỉ quy định: “Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”. Còn trên thực tế, trong Bảng lương đính kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ cho thấy, cùng được đào tạo ở bậc đại học nhưng ngạch lương giáo viên cấp cao chỉ bằng ngạch chuyên viên chính của các nghề lưu trữ, chẩn đoán bệnh động vật, bảo vệ thực vật, giám định thuốc thú y, kiểm nghiệm giống cây trồng v.v… Phải đến Nghị quyết 29 năm 2013, quan điểm của Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII mới được tái khẳng định Nghị quyết 29 đã yêu cầu, lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Thế nhưng 10 năm trôi qua, câu chuyện ấy vẫn chưa trở thành hiện thực. Luật Giáo dục năm 2019 vẫn chỉ qui định: “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ”.

Theo báo chí, từ ngày 1/7/2023, lương giáo viên dao động theo hạng, bậc quy định, thấp nhất là 3,7 triệu đồng và cao nhất là hơn 12 triệu đồng, chưa tính phụ cấp, tăng từ 0,6 - 2,1 triệu đồng mỗi tháng.

Những con số này tuy đã là tin vui những vẫn vô cùng thấp so với các nước Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, thu nhập của giáo viên đều hơn 40.000USD/năm. Tại Trung Quốc, nước láng giềng Việt Nam giáo viên cũng có thu nhập gần 20.000 USD/năm.

10 năm ngẫm chuyện “quốc sách và ngân sách”

Đoàn Công tác Báo Công Thương thăm và tặng quà cho các học sinh vượt khó tại tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Cấn Dũng

Tháng 4 vừa qua, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ về vấn đề giáo dục. Báo cáo tại buổi làm việc cho thấy: Về kinh phí thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Luật Giáo dục quy định: “Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước”, nhưng hiện nay việc bố trí ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo chưa bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Đoàn giám sát đề nghị Bộ Tài chính báo cáo làm rõ sự chênh lệch số liệu nêu trên và đánh giá về tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2014-2022, kể cả tỷ lệ chi cho giáo dục và đào tạo từ nguồn vượt thu hàng năm.

Một báo cáo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gửi Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục năm 2022 cũng cho thấy, ngân sách cho giáo dục phần lớn dùng để chi lương, cả nước chỉ có khoảng 50% địa phương bảo đảm tỷ lệ chi cho hoạt động giảng dạy và học tập tối thiểu. Dự toán chi thường xuyên ngành giáo dục năm 2022 là 275.709 tỉ đồng, chiếm hơn 15% tổng chi ngân sách nhà nước.

10 năm ngẫm chuyện “quốc sách và ngân sách”
Thêm những niềm vui cho học sinh để nâng bước các em đến trường. Ảnh Cấn Dũng

Có nhiều địa phương không bảo đảm tỷ lệ chi chuyên môn tối thiểu, trong đó có những địa phương dưới 15% trong tổng chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo.

Một tin vui với những người làm trong ngành giáo dục là tại phiên chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: “Thời gian tới, khi cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ ưu tiên xếp lương cao nhất trong thang bảng lương khối hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục Đào tạo rà soát các quy định tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo để tăng lên mức cao nhất".

10 năm, 20 năm đã qua đi… song một số quan điểm, chủ trương lớn của Đảng về sự ưu tiên cho đội ngũ nhà giáo vẫn còn bất cập, còn chậm trễ và dang dở. Điều đó cho thấy nếu xét cho cùng giáo dục vẫn chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa được ưu tiên nhất trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chưa được coi là nhân tố quyết định của phát triển đất nước. Giáo dục là quốc sách song để quốc sách giúp chấn hưng đất nước cần phải có ngân sách tương xứng, trước hết là ngân sách đầu tư cho những người đang vượt khó vì sự nghiệp trồng người.

Nguyễn Văn Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

HIEC: Hiệu quả từ hoạt động hợp tác doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển sinh

HIEC: Hiệu quả từ hoạt động hợp tác doanh nghiệp trong đào tạo và tuyển sinh

Năm 2024, chỉ tiêu tuyển sinh hệ cao đẳng của HIEC từ 700-1000 học sinh, Trung cấp 350 chỉ tiêu, hiện công tác tuyển sinh đang được trường triển khai mạnh mẽ.
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 tránh sai sót

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực tại nhiều trường tăng kỷ lục

Thí sinh đăng ký thi đánh giá năng lực tại nhiều trường tăng kỷ lục

Theo thống kê, cả nước có hơn 10 kì thi, với sự tham gia của nhiều trường kỹ thuật, sư phạm, công an, kinh tế với số lượng thí sinh tăng kỷ lục.
Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Dự kiến vào ngày 4/5 tại Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) sẽ diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thêm 6 ngành đào tạo của EPU được chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

Thêm 6 ngành đào tạo của EPU được chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

Sáng 24/4, EPU đã tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cho sinh viên đại học chính quy khóa D14 và trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 12 có 5 ngày thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Học sinh lớp 12 có 5 ngày thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Từ 24/4 đến hết 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Trận đua vào lớp 10 công lập tại Hà Nội ngày càng căng thẳng khi mới đây địa phương công bố gần 52.000 học sinh sẽ phải học các trường ngoài công lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 40 lớp (thay cho tối đa 30 lớp như quy định hiện hành tại Thông tư số 13).
Hơn 3.000 nghìn học sinh dự Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024 tại Trường Đại học Công Thương

Hơn 3.000 nghìn học sinh dự Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024 tại Trường Đại học Công Thương

Hơn 3.000 nghìn học sinh đến từ nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam về dự chương trình “Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024” tại TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội: Đối thoại, tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật, Kinh tế

Hà Nội: Đối thoại, tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật, Kinh tế

Ngày 20/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” tại Trường THPT Đồng Quan (huyện Phú Xuyên).
Hà Nội: Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT

Hà Nội: Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của các trường THPT công lập trên địa bàn.
Chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”

Chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”

Tối 16/4 tại Hà Nội, Khoa Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các mốc xét tuyển đại học 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các mốc xét tuyển đại học 2024

Ngày 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, trong đó có nêu cụ thể các mốc xét tuyển.
Kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1, thí sinh đạt điểm cao nhất là 1.076 điểm

Kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1, thí sinh đạt điểm cao nhất là 1.076 điểm

Hơn 93.820 bài thi, điểm trung bình của thí sinh là 643,4/1.200, mức trên 1.000 điểm chỉ có 80 em đạt được. Thí sinh đạt điểm cao nhất kỳ thi là 1.076 điểm.
Chuyển đổi số giáo dục mở ra nhiều triển vọng hấp dẫn trong cuộc đua công nghệ

Chuyển đổi số giáo dục mở ra nhiều triển vọng hấp dẫn trong cuộc đua công nghệ

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành giáo dục trong thời đại số. Việc ứng dụng dữ liệu và AI vào giáo dục sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
Điều chỉnh lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của học sinh cả nước

Điều chỉnh lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của học sinh cả nước

Chiếu theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của học sinh sẽ theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, tức là nghỉ 5 ngày liên tục (27/4-1/5).
Hơn 1.000 học sinh được tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ

Sáng 13/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp trường Đại học Thành Đô và các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ”.
Muối Dubai xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế 2024

Muối Dubai xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế 2024

Thí sinh Bùi Nguyên Gia Bảo (Muối Dubai), học sinh lớp 4A2 Trường liên cấp Vinschool Smart City (Hà Nội) giành Huy chương Vàng vòng quốc tế ở bộ môn toán học.
Cẩm nang du học 2024: Những điều cần biết về các trường đại học nổi tiếng tại Mỹ

Cẩm nang du học 2024: Những điều cần biết về các trường đại học nổi tiếng tại Mỹ

Du học Mỹ là lựa chọn của nhiều bạn trẻ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện được ước mơ này không hề dễ dàng.
30 sinh viên miền Bắc được trao học bổng Năng lượng tương lai

30 sinh viên miền Bắc được trao học bổng Năng lượng tương lai

Sáng 11/4 tại Quảng Ninh, AES Việt Nam phối hợp với CED trao tặng học bổng Năng lượng tương lai cho 30 sinh viên học tập và sinh sống tại khu mực miền Bắc.
TP. Hồ Chí Minh: Giải thể 20 Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders

TP. Hồ Chí Minh: Giải thể 20 Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện đã giải thể 20 Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders, 19 trung tâm nữa cũng có thể bị giải thể do vi phạm.
Hà Nội: Công bố thời gian tuyển sinh các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6

Hà Nội: Công bố thời gian tuyển sinh các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6

Hà Nội tiếp tục thực hiện tuyển sinh theo tuyến do UBND quận, huyện, thị xã quy định và sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn thành phố.
Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Được phụ huynh góp 28 tỷ đồng vẫn không thể duy trì hoạt động

Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Được phụ huynh góp 28 tỷ đồng vẫn không thể duy trì hoạt động

Tính đến 8/4, mặc dù được các phụ huynh góp hơn 28 tỷ đồng, Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vẫn thiếu hụt tài chính nghiêm trọng không thể duy trì hoạt động.
Mang kiến thức về tài chính tới trường học của Thủ đô

Mang kiến thức về tài chính tới trường học của Thủ đô

Chiều 8/4/2024, tại Trường THCS Chu Văn An, Hà Nội, hơn 1.300 học sinh của trường đã được tham gia cuộc thi Hiểu biết về tài chính.
EPU: Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành Điện tử - Viễn thông

EPU: Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành Điện tử - Viễn thông

Chiều 6/4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội thảo đào tạo sau đại học Khoa Điện tử - Viễn thông nhằm hỗ trợ học viên, NCS nâng cao chất lượng nghiên cứu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động