Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 10/8, trong buổi làm việc và khảo sát tại huyện Trấn Yên của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, tỉnh Yên Bái có một số kiến nghị nhằm gỡ vướng cho các CTMTQG.
Yên Bái: 108 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử Yên Bái: Xây dựng thương hiệu để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản Nông sản Yên Bái rộn ràng xuất ngoại

Cùng đi với Phó Thủ tướng có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, lãnh đạo Ủy ban Dân tộc của Quốc hội, và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương.

Còn nhiều vướng mắc trong triển khai các chương trình MTQG

Theo ông Trần Đông - Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên: Tổng nguồn lực thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) của huyện giai đoạn 2021-2023 là gần 79 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là hơn 64 tỷ đồng.

Đến nay, huyện Trấn Yên đã giải ngân vốn ngân sách Nhà nước đạt 35,09 tỷ đồng, bằng 45,6% kế hoạch, trong đó Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giải ngân đạt 10,501 tỷ đồng, bằng 53,3% kế hoạch, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững chưa thực hiện giải ngân, còn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giải ngân đạt 24,589 tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch.

Yên Bái kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia
Phó Thủ tướng thăm khu trưng bày các sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên - Ảnh: VGP/Hải Minh

Là huyện có nhiều cách làm hay, linh hoạt trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên trong quá trình thực hiện huyện Trấn Yên vẫn còn lúng túng trong rà soát, nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đặc biệt là đối với một số nội dung mới, lần đầu tiên thực hiện.

Báo cáo Phó Thủ tướng cùng đoàn công tác, ông Trần Đông cho hay: Đầu giai đoạn 2021-2025, các văn bản về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương ban hành chưa đồng bộ, một số văn bản chưa thống nhất về nội dung... dẫn tới phải sửa đổi, điều chỉnh bổ sung, nên việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở địa phương gặp lúng túng và chậm tiến độ.

Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn của một số cán bộ cơ sở, đặc biệt là ở thôn, bản còn hạn chế, trong khi các chương trình MTQG gồm rất nhiều văn bản, nhiều quy định dẫn đến những khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Nguồn vốn sự nghiệp của các chương trình MTQG giao theo từng năm, không giao cả giai đoạn 2021-2025, vì vậy cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn thực hiện chương trình, nhất là việc lựa chọn, xác định các dự án thực hiện có thời gian thực hiện trong nhiều năm.

Kiến nghị từ địa phương

Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên kiến nghị Chính phủ bổ sung Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện thành đối tượng thụ hưởng của các dự án, tiểu dự án thành phần về phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025

Huyện cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu về tỉ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Yên Bái kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để tháo gỡ vướng mắc trong các dự án, tiểu dự án của các chương trình MTQG có liên quan đến rừng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của huyện Trấn Yên, cũng như tỉnh Yên Bái liên quan đến 3 chương trình MTQG để chuẩn bị cho cuộc họp trực tuyến với 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ diễn ra chiều cùng ngày.

Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái và khu vực Tây Bắc được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2019); có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.

Giảm nghèo nhờ cây măng Bát Độ

Trong chương trình khảo sát, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cũng đi thăm Công ty TNHH Yamazaki, chuyên chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu, liên doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản, thành lập năm 2021.

Phó Thủ tướng đặc biệt ấn tượng với nhà máy chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu, bởi đây là sinh kế rất phù hợp với phát triển kinh tế rừng và điều kiện sản xuất của tỉnh, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Măng tre Bát Độ mang lại lợi nhuận trung bình 35 triệu/ha/năm, không chỉ giải quyết việc làm cho lao động tại khu vực nông thôn, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn rửa trôi trên vùng đất dốc. Đến nay, diện tích trồng tre măng Bát Độ của tỉnh đạt trên 5.700 ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm.

Sau 2 năm thành lập, công ty đã thực hiện xong các thủ tục về đất đai, thực hiện đầu tư giai đoạn 1 của dự án là xây dựng được 1 nhà máy chế biến măng muối với công suất chế biến hiện nay 2.500 tấn măng tươi/năm, sản phẩm măng muối 600 tấn/năm.

Nhà máy đạt doanh thu trên 20 tỷ đồng/năm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 60 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, 100% số lao động ổn định của công ty được tham gia BHXH theo quy định.

Công ty tổ chức liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng 7 chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đầu tư nhà máy chế biến sâu đã nâng cao giá trị sản phẩm măng Bát Độ của tỉnh Yên Bái, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển 3 sản phẩm OCOP măng Bát Độ đạt tiêu chuẩn 3 sao là đặc sản măng giòn Bát Độ Kiên Thành, đặc sản măng chua Bát Độ Kiên Thành, măng Bát Độ Hồng Ca.

Giá thu mua măng thương phẩm tươi trung bình từ 5.500-6.500 đồng/kg. Tổng thu nhập từ sản phẩm măng tươi thương phẩm của tỉnh đạt trên 350 tỷ đồng/năm.

Đến nay, có thể khẳng định cây măng Bát Độ là cây giúp người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhân dân, có hiệu quả kinh tế cao, được liên kết theo chuỗi giá trị vững chắc giữa người dân, doanh nghiệp; giá trị sản phẩm được nâng lên ở từng công đoạn sản xuất.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Singapore đứng thứ 3 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Singapore đứng thứ 3 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 290 dự án, có tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD, hiện Singapore đứng thứ 3 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
11 tháng, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Quảng Ninh ước đạt gần 3,7 tỷ USD

11 tháng, xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Quảng Ninh ước đạt gần 3,7 tỷ USD

11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Ninh ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2022.
Bình Dương đối thoại với doanh nghiệp nước ngoài

Bình Dương đối thoại với doanh nghiệp nước ngoài

Bình Dương ưu tiên thu hút các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao, đặc biệt thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp khoa học-công nghệ.
Khẩn trương nâng cấp mở rộng sân bay Cà Mau

Khẩn trương nâng cấp mở rộng sân bay Cà Mau

Tỉnh Cà Mau và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP vừa thống nhất phương án, nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau. Dự kiến đầu tư là 2.253 tỷ đồng.
Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Với triển khai dự án “Từ trang trại tới bàn ăn” của doanh nghiệp phân phối sẽ góp phần tạo sinh kế ổn định cho những người phụ nữ Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng).

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Bố trí hơn 19.900 tỷ đồng vốn đầu tư công cho năm 2024

Hải Phòng: Bố trí hơn 19.900 tỷ đồng vốn đầu tư công cho năm 2024

Năm 2024, TP. Hải Phòng bố trí vốn đầu tư công hơn 19.972 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, giảm hơn 1.780 tỷ đồng so với năm 2023.
Bạc Liêu: Tập trung phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo

Bạc Liêu: Tập trung phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 445 sản phẩm OCOP và vươn lên đứng thứ 2 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP.
Đầu tư gần 11.200 tỷ đồng cho Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Đầu tư gần 11.200 tỷ đồng cho Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Dự án có tổng chiều dài khoảng 59,87km, bao gồm Tuyến Cao tốc Cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, chiều dài khoảng 43,43km…
Thanh Hóa: 11 tháng, hơn 3.300 doanh nghiệp thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước

Thanh Hóa: 11 tháng, hơn 3.300 doanh nghiệp thành lập mới, đứng thứ 8 cả nước

11 tháng, Thanh Hóa đã có hơn 3.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vượt 10% so với kế hoạch đề ra và đứng thứ 8 cả nước về phát triển mới doanh nghiệp.
Thừa Thiên Huế: Cảng Chân Mây hướng tới trở thành “điểm nối” hàng container quốc tế

Thừa Thiên Huế: Cảng Chân Mây hướng tới trở thành “điểm nối” hàng container quốc tế

Sau hơn 1 năm triển khai dịch vụ hàng container, cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn chưa như kỳ vọng đề ra.
Nhiều sự kiện “Ngày Italia tại tỉnh Thanh Hóa” diễn ra trong 2 ngày 8-9/12

Nhiều sự kiện “Ngày Italia tại tỉnh Thanh Hóa” diễn ra trong 2 ngày 8-9/12

Tại TP. Thanh Hóa sẽ diễn ra chuỗi sự kiện “Ngày Italia tại tỉnh Thanh Hóa” với các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và giao lưu văn hóa.
Lãnh đạo Hà Nội chỉ ra nguyên nhân khiến hàng loạt dự án giao thông chậm tiến độ

Lãnh đạo Hà Nội chỉ ra nguyên nhân khiến hàng loạt dự án giao thông chậm tiến độ

Trong phần chất vấn tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP khóa 16, lãnh đạo Hà Nội đưa ra loạt nguyên nhân khiến nhiều dự án giao thông chậm tiến độ.
Bắc Giang: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao

Bắc Giang: Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao

Là địa phương có thế mạnh về phát triển công nghiệp, Bắc Giang luôn định hướng quy hoạch bài bản để đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Vĩnh Phúc: Quy hoạch xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị nối với Hà Nội

Vĩnh Phúc: Quy hoạch xây dựng 2 tuyến đường sắt đô thị nối với Hà Nội

Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Nghị quyết thông qua quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Từ năm 2024, Hà Nội sẽ miễn giảm học phí 100% học sinh mầm non, phổ thông?

Từ năm 2024, Hà Nội sẽ miễn giảm học phí 100% học sinh mầm non, phổ thông?

Tại Kỳ họp thứ 14 HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết chế độ hỗ trợ học phí cho trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc hộ cận nghèo.
TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tìm cơ hội giao thương qua kết nối cung cầu

TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp tìm cơ hội giao thương qua kết nối cung cầu

Tại hội thảo “Kết nối cung cầu - giải pháp đầu ra cho doanh nghiệp”, hơn 100 doanh nghiệp đã cùng chia sẻ cơ hội hợp tác giao thương, mở rộng thị trường.
Kỳ họp thứ 13 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 13 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 13 của HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, thông qua các Nghị quyết liên quan đến lĩnh vực kinh tế, đô thị, giáo dục, biên chế-tổ chức…
Thừa Thiên Huế: 3 mỏ khoáng sản nào bị thu hồi, vì sao?

Thừa Thiên Huế: 3 mỏ khoáng sản nào bị thu hồi, vì sao?

Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành các quyết định về việc thu hồi đất của 3 mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp; đấu giá 7 mỏ khoáng sản khác trên địa bàn.
Thanh Hóa: Quyết liệt các giải pháp nhằm bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

Thanh Hóa: Quyết liệt các giải pháp nhằm bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

Chuẩn bị kết thúc năm 2023, hiện tỉnh Thanh Hóa mới giải ngân được 65,1% vốn đầu tư công. Thanh Hóa đang quyết liệt nhằm bứt phá tiến độ giải ngân.
Bình Dương thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0

Bình Dương thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0

Bình Dương đã và đang tích cực triển khai các giải pháp đón đầu xu hướng công nghiệp 4.0, trong đó ưu tiên xây dựng đô thị phát triển theo hướng bền vững.
Quảng Ninh: Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng, Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm kết nối, quảng bá, chắp cánh cho sản phẩm OCOP vươn xa.
Hải Phòng: Phấn đấu trở thành trung tâm logistics quốc tế, trọng điểm du lịch cả nước

Hải Phòng: Phấn đấu trở thành trung tâm logistics quốc tế, trọng điểm du lịch cả nước

Đến năm 2030, TP. Hải Phòng phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển.
Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Điện Biên: Tăng cường quảng bá, kích cầu tiêu thụ nông sản

Để tìm kiếm thị trường bền vững cho nông sản, tỉnh Điện Biên đã tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.
Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Những tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam

Thời gian qua, diện tích trồng dâu nuôi tằm của Lâm Đồng nói riêng, trong cả nước nói chung ngày càng tăng, là tín hiệu tích cực cho ngành dâu tằm tơ Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động