Thứ năm 15/05/2025 05:32

Xúc tiến đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc

Xúc tiến đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc là cách để nông sản Việt đi xa và tiến sâu vào thị trường tỷ dân này.

Ngày 25/7, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tập đoàn Sunwah Hồng Kông (Trung Quốc) và các đối tác Việt Nam đã có buổi làm việc nhằm giới thiệu hệ thống quản trị, phương thức vận hành, hướng dẫn tham gia “Gian hàng nông sản Việt Nam” và cùng nhau bàn thảo, thảo luận về nội dung, phương thức hợp tác giữa các bên.

Ông Jiang Dong - Thành viên Hội đồng quản trị Công ty TNHH Quản lý chuỗi cung ứng Sunwah Gelafood (áo trắng) giới thiệu về Tập đoàn Sunwah Hồng Kông (Trung Quốc)

“Gian hàng nông sản Việt Nam” trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội tại Trung Quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp chủ trì làm đầu mối hợp tác với Tập đoàn Sunwah xây dựng và vận hành thử.

Tại buổi làm việc, bà Qi Ping - Tổng giám đốc, Thành viên HĐQT Sunwah Gelafood đã giới thiệu hệ thống quản trị, phương thức vận hành của “Gian hàng nông sản Việt Nam”, hướng dẫn các nhà cung ứng Việt Nam tham gia gian hàng (quy trình, thủ tục, lịch trình...).

Các doanh nghiệp cung ứng của Việt Nam cũng giới thiệu sản phẩm để lựa chọn tham gia vận hành thử “Gian hàng nông sản Việt Nam”. Đồng thời, cũng đã đặt ra những câu hỏi, những vấn đề đặt ra liên quan đến kinh phí, tài chính, bến bãi, thủ tục, vận hành và các ý kiến đóng góp cho việc hợp tác giữa các bên.

Chia sẻ tại buổi làm việc, bà Trần Thị Ngọc Thủy- Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Minh Phú (tại Thái Bình) - cho biết, là doanh nghiệp nhiều năm xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc, hiện doanh nghiệp đang xuất khẩu thông qua đơn vị thứ ba. Lượng sản xuất khá lớn, do đó, doanh nghiệp cũng muốn tìm hiểu và đa dạng hóa các hình thức bán hàng, trong đó, kênh thương mại điện tử là phương thức mà doanh nghiệp cũng tính đến.

“Phương thức tiêu thụ chính của doanh nghiệp vẫn dựa trên kênh truyền thống và gặp nhiều khó khăn. Xu hướng thương mại điện tử là xu hướng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong đó có Minh Phú”, bà Trần Thị Ngọc Thủy chia sẻ.

Mong muốn của doanh nghiệp là tiếp cận và bán hàng qua kênh thương mại điện tử và mạng xã hội tại thị trường Trung Quốc, trong đó có các nền tảng thương mại điện tử của Sunwah, bởi việc đưa được hàng lên kênh thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều hàng hóa và được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, điều mà doanh nghiệp này còn nhiều băn khoăn đó chính là về khoản tiền đặt cọc khá lớn, thời gian thanh toán rất dài, trong khi đó với 1 đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ rất cần dòng tiền quay vòng, như vậy doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Do đó, doanh nghiệp mong muốn bên kết nối, phía đối tác cần có sự nghiên cứu nhằm điều chỉnh chính sách. Bởi đây là sự hợp tác, hỗ trợ giữa các bên.

Ghi nhận ý kiến của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp - cho biết, đây là cách tiếp cận mới, do đó, sẽ còn những khó khăn, vướng mắc. Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp sẽ phối hợp với Tập đoàn Sunwah hỗ trợ các doanh nghiệp về tập huấn, đào tạo, tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

“Đây mới là bước khởi đầu. Chúng tôi sẽ tổ chức giới thiệu “Gian hàng nông sản Việt Nam" tại các vùng nguyên liệu, tại các địa phương có thế mạnh để có thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Đồng thời có thể làm việc với một số doanh nghiệp, hiệp hội có dòng sản phẩm mà hiện nay có dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc”, ông Nguyễn Minh Tiến nói đồng thời cho biết thêm, nông sản vẫn chủ yếu tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam của Trung Quốc như Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc với 1,4 tỷ dân, việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường này cần phải thay đổi cách thức xúc tiến thương mại, cách thức bán hàng, không chỉ thuần túy là truyền thống mà phải hướng tới thương mại điện tử”.

Sẽ còn nhiều khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên, nếu không bắt tay vào để thực hiện thì các doanh nghiệp sẽ không biết vướng ở đâu để mà tìm chỗ gỡ. Về phía Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp sẽ phối hợp với Tập đoàn Sunwah để hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn tham gia “Gian hàng nông sản Việt Nam”. Đồng thời, sẽ phối hợp với các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và với các đơn vị logistics để làm sao cùng nhau tìm được cách tiếp cận, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp khi tham gia vào kênh thương mại điện tử Trung Quốc.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam