Xuất khẩu vào EU trong bối cảnh mới: Tín hiệu khả quan
Xuất nhập khẩu 05/11/2021 15:14 Theo dõi Congthuong.vn trên
Các diễn giả tham dự Hội thảo trưc tuyến “Xuất khẩu vào EU trong bối cảnh mới”, do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP. Hồ Chí Minh, tổ chức sáng ngày 5/11/2021 đã đưa ra nhận định nêu trên.
Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh - nhận đinh, trong bối cảnh bình thường mới, thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần hồi phục trở lại, nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa cũng sẽ tăng. Mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa, trong đó đẩy mạnh khai thác các cơ hội từ EVFTA để XK vào thị trường EU, góp phần thúc đẩy hồi phục nhanh tăng trưởng kinh tế Việt Nam là cần thiết, bởi kinh tế EU đang có dấu hiệu phục hồi khá tốt.
Bà Nguyễn Thảo Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương, đánh giá: Đại dịch đã khiến dòng chuyển thương mại đảo lộn, tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu. Năm 2020 kinh tế EU sụt giảm khoảng 6,1%. Tuy nhiên, EU đã tung ra các gói cứu trợ kinh tế chưa từng có (khoảng 2.364 tỷ Euro), nhờ vậy, kinh tế EU đã phục hồi khá nhanh. Tuy chưa lấy lại được đà tăng trưởng cũ, song tính đến nửa cuối năm 2021, tăng trưởng GDP của EU đã đạt 13,8% so với cùng kỳ 2020, dự báo trong năm 2022 nền kinh tế EU có thể lấy lại đà tăng trưởng GDP như trước. Thị trường EU hồi phục khá nhanh, trong 3 quý đầu năm 2021, EU đã nhập khẩu hàng hóa ngoài khối tăng khoảng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam 8 tháng đầu năm tăng 24,97 tỷ Euro. Các DN Việt Nam cần tận dụng cơ hội trong bối cảnh mới này đẩy mạnh XK vào thị trường EU. Trước đây, đối tác truyền thống tại thị trường EU là khu vực Tây Âu như Đức, Hà Lan, Pháp, Ý, Đan Mạch…, nay có thể tập trung mở rộng sang các nước Bắc Âu, Nam Âu, bởi đó là những thị trường tiềm năng thời gian tới.
![]() |
Tuy nhiên, theo ông Châu Việt Bách - Phó Tổng Thư ký VIAC, EU từ trước đến nay luôn là thị trường nổi tiếng khó tính đòi hỏi về chất lượng cao, nhiều rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm và các rào cản khác. Các DN Việt Nam XK vào EU thời gian qua thường xảy ra tranh chấp hợp đồng với đối tác EU liên quan đến các điều khoản vấn đề pháp lý về chất lượng hàng hóa, xuất xứ hàng hóa…. Bên cạnh đó, cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường EU cũng rất gay gắt. Muốn mở rộng thị phần XK vào EU, cần phải nắm rõ các qui định pháp lý về hàng hóa, qui trình nhập khẩu của EU, cũng như hiểu biết các vấn đề về cam kết có liên quan trong EVFTA để khắc phục hạn chế, tránh những thiệt hại không đáng có.
Theo bà Nguyễn Thảo Hiền, thị trường EU thói quen tiêu dùng cũng đã có những thay đổi do tác động của đại dịch. Xu hướng tiêu dùng người EU ngoài các sản phẩm có tính bền vững, thân thiện môi trường, an toàn sức khỏe… như trước, nay đã hướng tới cả các sản phẩm thông minh, tiện dụng, có tính chất vùng miền. Người tiêu dùng EU đã tăng cường mua sắm trực tuyến nhằm thích ứng với dịch bệnh. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú động có kế hoạch XK vào EU phù hợp, tăng cường khai thác kênh thương mại điện tử để tiếp cận đối tác và bán hàng, bởi theo EVFTA giao dịch thương mại điện tử với EU được miễn thuế.
Để hỗ trợ XK sang EU, Bộ Công Thương đã soạn thảo cuốn sách các qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU, giúp DN dễ dàng theo dõi, cập nhật. Các DN cần tiếp cận với cẩm nang này, chủ động theo dõi thị trường EU, xây dựng kế hoạch XK trung và dài hạn và đầu tư sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn và phù hợp xu hướng tiêu dùng của người EU, nhất là tiêu dùng thông minh, sản phẩm tiện dụng, có nhãn mác, truy xuất được nguồn gốc.
Ông Vũ Chiến Thắng - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Tây Ban Nha, cho biết: Các DN XK sang EU nói chung và sang Tây Ban Nha nói riêng, cần lưu ý EU đang triển khai cơ chế cảnh báo các lô hàng chứa chất cấm, chất gây bệnh quá mức an toàn, họ sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn khi hàng đến cảng nhập khẩu. Để tránh rủi ro thiệt hại, DN Việt Nam cần phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, qui định về hàng nhập khẩu của EU từ khâu nuôi trồng, chế biến, vận chuyển… đến lưu thông, qua đó mới có thể giữ chân được bạn hàng và thị trường EU.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hơn 700 xe hàng thông quan qua các cửa khẩu Lạng Sơn trong 1 ngày

Xuất khẩu rau quả, đón tín hiệu tích cực những tháng đầu năm 2023

Vì sao xuất khẩu gạo giảm mạnh trong tháng đầu năm?

"Thông đường"- nông sản Việt tăng tốc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ ba cho Hàn Quốc
Tin cùng chuyên mục

Năm 2022, xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ tăng về chất

Hai giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Á – châu Phi

Xuất nhập khẩu hàng hóa sang khu vực châu Âu, châu Mỹ tăng trưởng 9,4%

Thực hiện nhiều giải pháp để xuất nhập khẩu tiếp tục lập kỷ lục

Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn trên thế giới

Hải quan sẽ giảm 10% thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu

Thêm 23 doanh nghiệp thủy sản được Trung Quốc chấp thuận xuất khẩu

Quế Việt Nam có thể chiếm một nửa thị trường Canada

Nghị quyết 01: Bộ Nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt từ 54 - 55 tỷ USD

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ vào Australia

Chính sách nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU thay đổi ra sao?

Hàng hóa xuất khẩu sang EU không được có chất gây rối loạn nội tiết, ung thư

Xuất khẩu thủy sản 'lao dốc' trong tháng 1/2023

Tháng 1/2023, thu ngân sách từ xuất nhập khẩu đạt 24.852 tỷ đồng

Đắk Lắk: Tháng 1/2023 xuất khẩu ước đạt 140 triệu USD

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng trở lại

Năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam

Xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 1 năm 2023 đạt 46,56 tỷ USD

Trung Quốc ‘ăn hàng’, giá sầu riêng cao kỷ lục
